Tạm dừng nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc
Chiều 13.2, cuộc họp thảo luận chương trình hành động phòng ngừa loại vi rút cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát.
Lực lượng thú y tiêm phòng cúm gia cầm – Ảnh: An Lạc
“Việt Nam nằm trong số những quốc gia có nguy cơ cao lây nhiễm vi rút cúm A/H7N9 từ nước láng giềng Trung Quốc”, các chuyên gia WHO, FAO cảnh báo tại cuộc họp. Cùng quan điểm, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết loại vi rút cúm A/H7N9 được phát hiện trên gia cầm và người tại Quảng Tây, tỉnh có chung đường biên giới với 4 tỉnh của Việt Nam nên nguy cơ xâm nhập và lây lan vào nước ta trong thời gian tới là rất cao, thông qua con đường vận chuyển, buôn bán gia cầm. Bên cạnh đó, Cục phó Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trương Đình Đắc thông tin thêm rằng đến nay đã có 337 ca bệnh nhiễm vi rút cúm A/H7N9 và có 66 người tử vong. Ngoài Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, Malaysia cũng phát hiện vi rút cúm A/H7N9. Ông Đắc đề nghị cho lắp đặt các thiết bị giám sát thân nhiệt, kiểm soát chặt chẽ các trường hợp viêm đường hô hấp khi xuất nhập cảnh qua lại biên giới Trung Quốc và Việt Nam.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh vi rút cúm A/H7N9 hiện rất nguy hiểm bởi thế giới chưa có vắc xin phòng ngừa, tỷ lệ gây tử vong ở người là rất cao. Hiện tại chưa có bằng chứng chứng minh loại vi rút này lây từ người sang người nhưng nếu tập trung với mật độ lớn sẽ không loại trừ khả năng lây lan. “Tuy chưa phát hiện được vi rút cúm A/H7N9 ở Việt Nam nhưng nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là thực hiện mọi biện pháp có thể, không để nó xâm nhập vào nước ta”, ông Phát nói. Ông đề nghị các tỉnh biên giới phía bắc triển khai ngay việc tạm dừng nhập khẩu gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm từ Trung Quốc, kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn triệt để tình trạng buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm qua biên giới, kể cả dưới các hình thức cho, biếu, tặng.
Cũng theo ông Cao Đức Phát, đã có 6 địa phương phát hiện cúm gia cầm gồm các tỉnh: Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nam Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum.
Ngày 13.2, Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận cho biết đã phát hiện mẫu bệnh phẩm vi rút cúm gia cầm subtype H5N1 trên đàn gà ông Lê Quang Sơn, thị trấn Tân Sơn, H.Ninh Sơn. Cơ quan thú y đã tiến hành tiêu hủy hơn 2.000 con gà trong trang trại này và các hộ chăn nuôi lân cận.
Chi cục Thú y tỉnh Kon Tum cho biết tính đến nay có trên 8.400 con gà, vịt ở Kon Tum bị nhiễm cúm A/H5N1 đã được ngành chức năng tổ chức tiêu hủy. Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi vừa cấp 500.000 liều vắc xin phòng dịch cúm A/H5N1 cho 7 huyện, TP để chống dịch cúm gia cầm trên đàn vịt và gà đang lây lan trên diện rộng.
Trong khi đó, nhiều hộ dân ở H.Phong Điền (TP.Cần Thơ) đang bức xúc trước tình trạng gia cầm nuôi được tiêm phòng vắc xin đầy đủ nhưng vẫn bị cúm A/H5N1. Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.Cần Thơ cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia cầm đã tiêm phòng nhưng vẫn bị nhiễm cúm A/H5N1 là do vắc xin không phù hợp với nhánh vi rút gây bệnh”. Địa phương sẽ sớm báo cáo tình hình này với Cục Thú y, xin loại vắc xin phù hợp để tiêm phòng.
Theo TNO
Công khai thực phẩm nguy hại để người dân biết
Báo cáo tại buổi giao ban trực tuyến về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) hôm qua, Ban Chỉ đạo liên ngành về ATVSTP cho biết, trong số 39.475 mẫu thực phẩm được xét nghiệm trong năm 2013 có 4.402 mẫu không đạt yêu cầu; 22/2.653 mẫu thủy sản nuôi có nhiễm hóa chất, kháng sinh vượt giới hạn cho phép; 25/1.190 mẫu thủy sản khô, cá biển khai thác vi phạm chỉ tiêu hóa học; 12/783 mẫu rau, củ nhập khẩu chính ngạch không đạt yêu cầu về ATTP...
Bộ Y tế cho biết 61% mẫu rượu được kiểm nghiệm không đạt chỉ tiêu về Aldehyt - Ảnh: Thu Hằng
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, 61% mẫu rượu được kiểm nghiệm không đạt chỉ tiêu về Aldehyt; ngộ độc rượu khó kiểm soát vì nhiều cơ sở nấu rượu nhỏ lẻ, nấu rượu không đúng quy trình chuẩn, sử dụng cồn công nghiệp độc hại dẫn tới nhiều trường hợp bị ngộ độc và tử vong. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhìn nhận, số trường hợp ngộ độc cấp tính tử vong do thực phẩm chỉ là bề nổi. Lo ngại nhất là ngộ độc mãn tính do thực phẩm không an toàn gây hại cho sức khỏe lâu dài.
Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh cần xử phạt nghiêm, cương quyết với các cơ sở vi phạm về ATTP, không thể chấp nhận hành vi một người kinh doanh trên sức khỏe, tính mạng nhiều người khác. Ông cho rằng, hành vi lén bỏ chất cấm trong thực phẩm cho người khác ăn phải được coi là tội ác cần xử nghiêm. "Không được giấu giếm thông tin về vi phạm ATTP, không được nói dối nhân dân. Nhưng việc đưa tin cũng cần chính xác vì trong nước đang xuất khẩu sản phẩm thực phẩm đi hơn 100 quốc gia, trong đó rất ít mẫu không đạt các yêu cầu khắt khe", ông Phát nói.
Chủ trì hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong kiểm soát ATTP, tập trung hoàn thiện các văn bản đang "nợ" chưa ban hành. Tất cả các vi phạm ATTP cần phải được xử lý nghiêm theo đúng pháp luật vì ATTP liên quan đến chất lượng nòi giống. "Cần thông tin rộng rãi, công khai các cơ sở vi phạm ATTP, về các sản phẩm nguy hại để người dân được biết", Phó thủ tướng yêu cầu.
Theo TNO
Hàng ngàn người từ vùng dịch H7N9 đến Hà Nội mỗi ngàyHàng ngàn người từ vùng dịch H7N9 đến Hà Nội mỗi ngày Mỗi ngày chỉ tính riêng tại sân bay quốc tế Nội Bài đã có trung bình 2.000 khách đến từ vùng dịch. Việt Nam triển khai chặn cúm A/H7N9 từ biên giới (Ảnh: Báo Hải quan) Công tác kiểm dịch tại sân bay này đang được triển khai gắt gao hơn bao giờ hết. Trong khi đó, các tỉnh có chung đường biên...