Tạm dừng lập thêm hãng bay mới, đợi thị trường phục hồi
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nêu trong cuộc họp mới đây về rà soát, xem xét thành lập thêm các hãng hàng không mới.
Đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm thị trường vận tải hàng không thế giới và Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng, chưa xác định được thời gian phục hồi. Vì vậy, Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng tập trung phục hồi thị trường hàng không, tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không Việt Nam đang hoạt động. Việc thành lập hãng hàng không mới sẽ được xem xét sau thời điểm thị trường hàng không phục hồi.
Bộ GTVT đề xuất Chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn cho các hãng bay hiện nay thay vì cấp phép hãng bay mới.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giao Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương dự thảo báo cáo trình Thủ tướng về việc rà soát, xem xét thành lập thêm các hãng hàng không đảm bảo quản lý Nhà nước về hàng không và phát triển bền vững.
Trong số các doanh nghiệp đang chờ thành lập hãng bay mới, có Vietravel Airlines được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Ngoài ra, hai cái tên khác là Cánh Diều (Kite Air) và Vietstar Airlines cũng đang tham gia “cuộc đua” thành lập hãng bay mới. Vinpearl Air trước đó xúc tiến thành lập hãng bay nhưng bất ngờ dừng dự án.
Đối với việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietravel Airlines, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không căn cứ quyết định phê duyệt của Thủ tướng để hướng dẫn Vietravel Airlines hoàn thiện hồ sơ và thẩm định hồ sơ theo đúng quy định.
Video đang HOT
Báo cáo của Bộ GTVT vào cuối tháng 4 cho thấy, thiệt hại của ngành hàng không nặng nề và vượt qua dự báo của các kịch bản kinh tế trước đó. Tổng thị trường năm 2020 dự kiến chỉ đạt khoảng 43 triệu khách, giảm 46% so với năm 2019.
Từ 30/4, dù hoạt động bay nội địa được khôi phục trở lại nhưng thị trường vẫn cần nhiều thời gian để phục hồi. Bên cạnh đó, hoạt động bay quốc tế vẫn rất hạn chế, gây thiệt hại lớn cho các hãng.
Liên quan đến vấn đề cấp phép cho các hãng bay mới, mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải rà soát, xem xét chặt chẽ việc lập thêm hãng hàng không mới hồi giữa tháng 4. Theo đó, việc lập thêm hãng bay phải đảm bảo tốt nhất quản lý Nhà nước về hàng không, phát triển bền vững.
Vietravel lỗ quý thứ 2 liên tiếp dù cắt giảm chi phí
Vietravel ghi nhận lợi nhuận sau thuế lỗ hơn 40 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 98,3 tỷ đồng.
Doanh thu chính từ dịch vụ du lịch lữ hành giảm 47% so với quý I/2019, chỉ đạt 608 tỷ đồng.
Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel (Vietravel, UPCoM: VTR) công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu đạt 789 tỷ đồng, giảm 43,74% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận khoản lỗ hơn 40 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 98,3 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ mức 7,58% xuống 3,83%. Điều này có thể dễ hiểu khi các doanh nghiệp du lịch chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ dịch Covid-19 do các chính sách hạn chế đi lại, đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu. Đây là quý lỗ thứ 2 liên tiếp.
Đơn vị: tỷ đồng.
Trong cơ cấu doanh thu, mảng dịch vụ du lịch lữ hành chiếm tỷ trọng lớn nhất và chỉ đạt 608 tỷ đồng, giảm 47% so với quý I/2019. Ngoài ra, doanh thu bán vé máy bay cũng giảm 33%, xuống 155 tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng.
Doanh thu tài chính kỳ này mang về 18 tỷ đồng so với 0,6 tỷ đồng của cùng kỳ nhờ vào khoản lãi tiền gửi tăng 16,2 tỷ đồng và lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh tăng 1,22 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính tăng gần 21 tỷ đồng, lên 23,6 tỷ đồng do chi phí lãi vay tăng từ 2,6 tỷ đồng lên 21,3 tỷ đồng.
Công ty đã thực hiện cắt giảm chi phí giúp cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt 19% và 35%.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel cho biết công ty phải điều chỉnh nhiều để thích ứng với dịch Covid-19 như tái cấu trúc lại toàn bộ sản phẩm và toàn bộ khâu điều hành, giảm bớt chi phí, hợp lý hóa quy trình làm việc. Bên cạnh đó, Vietravel đang tập trung chuyển đổi số và kế hoạch hoàn thành trong tháng 10, thậm chí là sớm hơn theo yêu cầu của ban lãnh đạo.
Đơn vị: tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối kỳ, Vietravel có tổng tài sản là 1.900 tỷ đồng, giảm 13% so với số đầu kỳ. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 168 tỷ đồng xuống 115,4 tỷ đồng, chủ yếu do khoản tiền gửi không kỳ hạn giảm mạnh.
Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn không có sự thay đổi, duy trì ở mức 701 tỷ đồng dùng để đảm bảo cho việc phát hành thẻ tín dụng và tuân thủ quy định về vốn tối thiểu cho giấy phép bay. Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines). Công ty dự định xây dựng hãng hàng không với 3 máy bay khai thác trong năm đầu tiên và tăng dần đến 8 máy bay sau 5 năm.
Ngoài ra, sự gia tăng về hàng hoá và hàng gửi đi bán đã khiến cho hàng tồn kho tăng 4 tỷ đồng, lên 44,5 tỷ đồng.
Vay ngắn hạn là 227 tỷ đồng vay ngắn hạn, giảm 11 tỷ đồng; vay dài hạn không thay đổi nhiều, ở mức 714 tỷ đồng, trong đó 688 tỷ đồng là của trái phiếu có kỳ hạn 24 tháng, lãi suất cố định 9,25%/năm cho 15 tháng đầu tiên và tăng lên 11%/năm trong thời gian còn lại của trái phiếu. Tài sản đảm bảo là tài khoản thanh toán của Vietravel Airlines được mở tại VPBank và toàn bộ số dư có trên các tài khoản đó.
Doanh thu du lịch giảm một nửa, Vietravel lỗ nặng 3 tháng đầu năm nay, hãng lữ hành này lỗ hơn 41 tỷ đồng, tương đương mức lợi nhuận của công ty trong cả năm 2019. Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu và lợi nhuận sụt giảm rất mạnh so với cùng...