Tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội đối với một số trường hợp từ ngày 08/8/2021
Ngày 24/6/2021, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cụ thể, theo Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH, kể từ ngày 08/8/2021, sẽ tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, không nhận chế độ, chính sách liên tục từ 03 tháng trở lên.
Thứ hai, không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý.
Video đang HOT
Thứ ba, người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bị tạm giam từ 01 tháng trở lên.
Bên cạnh đó, Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH cũng quy định rõ dừng hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trường hợp sau đây:
Một là, đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người nhận chăm sóc nuôi dưỡng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật.
Hai là, đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP không còn đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định.
Ba là, người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Bốn là, người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em hoặc bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
Nếu 'nhũng nhiễu' doanh nghiệp, lập tức thay trưởng đoàn thanh tra
"Khi chủ một công ty xây dựng ở TPHCM phản ánh đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp thông tin lan man.., tôi thay ngay trưởng đoàn", ông Nguyễn Tiến Tùng- Chánh Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết.
Ông Nguyễn Tiến Tùng cùng đại diện liên quan bấm nút khởi động chiến dịch thanh tra
Ngày 2/4, tại Đắk Lắk, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phát động chiến dịch thanh tra lao động năm 2021 với chủ đề "Tăng cường tuân thủ pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại công trường xây dựng". Mục tiêu của chiến dịch là thanh tra, kiểm tra 600 dự án xây dựng trên cả nước.
Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH Nguyễn Tiến Tùng cho biết, xây dựng là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hàng đầu về mất an toàn lao động. Trước tình hình đó, năm 2016, Bộ LĐTB&XH phát động chiến dịch thanh tra trong lĩnh vực xây dựng và đồng loạt triển khai tại 63 tỉnh, thành phố. Kết quả, hơn 1.000 công trình xây dựng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng được thanh tra, phát hiện 6.440 sai phạm, bình quân 6,21 sai phạm/ công trình, doanh nghiệp.
Lễ phát động thu hút rất đông đại diện các sở ngành liên quan của nhiều tỉnh thành tham gia
Sau chiến dịch thanh tra lao động trong lĩnh vực xây dựng được thực hiện năm 2016, số vụ tai nạn lao động và số người chết, bị thương do tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên, những năm gần đây, tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt trong các hoạt động thi công tại công trường có dấu hiệu gia tăng và diễn biến phức tạp. Tại công trường xây dựng xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Mới đây nhất, đầu năm 2021, tại tỉnh Nghệ An xảy ra vụ tai nạn ở dự án xây dựng trụ sở làm việc Sở Tài chính khiến 3 người chết và 8 người bị thương.
Ông Tùng cho biết thêm, lực lượng thanh tra của cả nước chỉ có 463 người nhưng phụ trách tới 13 lĩnh vực. Do đó, bộ không thanh tra tràn lan mà tập trung mỗi năm một lĩnh vực mũi nhọn, trừ các sự vụ.
"Chúng tôi chọn người có trình độ, tập huấn bài bản. Tôi có hẳn 3 kênh để giám sát cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp: Trực tiếp giám sát; mở hộp thư điện tử riêng tiếp nhận phản hồi và tôi mở xem hằng này; phiếu phản hồi thanh tra (mỗi đoàn đi thanh tra sẽ phát cho doanh nghiệp một phiếu, họ sẽ đánh giá các tiêu chí về trang phục, thái độ của cán bộ rồi gửi thẳng về chánh thanh tra của bộ). Nhờ giám sát chặt chẽ nên Thanh tra Bộ LĐTB&XH được Cục Phòng chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ xếp tính liêm khiết là số một", ông Tùng nói.
"Khi chủ một công ty xây dựng ở TPHCM phản ánh đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp thông tin lan man.., tôi thay ngay trưởng đoàn", ông Nguyễn Tiến Tùng nêu minh chứng thể hiện sự nghiêm túc trong thực thi nhiệm vụ, tránh tình trạng "nhũng nhiễu", làm khó doanh nghiệp.
Hàng trăm việc làm chờ lao động EPS và IM Japan Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Thanh niên TP HCM, Sở LĐ-TB-XH TP, Trung tâm DVVL các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Văn phòng HRD tại Việt Nam tổ chức Phiên giao dịch việc làm trực tuyến dành cho người lao...