Tạm dừng hoạt động 7 công ty không đảm bảo “3 tại chỗ”
Ngày 22/7, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Tây Ninh đã yêu cầu tạm dừng hoạt động đối với 7 công ty do không đảm bảo các điều kiện hoạt động “3 tại chỗ” để phòng chống dịch Covid-19.
Trong ngày 22/7, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ghi nhận thêm nhận thêm 161 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong số những ca mắc mới thì có 4 ca nhập cảnh, số còn lại đang điều tra dịch tễ, nhiều nhất là ở huyện Dương Minh Châu với 70 ca.
Hiện nay, tỉnh Tây Ninh đang cách ly, điều trị 461 bệnh nhân. Trong đó có 136 trường hợp có triệu chứng, các bệnh nhân còn lại chưa phát hiện triệu chứng bất thường.
Cùng ngày, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Tây Ninh đã yêu cầu tạm dừng hoạt động đối với 7 công ty do không đảm bảo các điều kiện hoạt động “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ – tạm trú tập trung trong doanh nghiệp).
Video đang HOT
Cơ quan chức năng huyện bến Cầu kiểm tra tại chốt chặn phòng dịch.
Theo Sở Y tế, tình hình dịch bệnh trên địa bàn đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm vẫn tăng, một số địa phương phát hiện một số ổ dịch mới, đa số các nguồn lây từ ngoài tỉnh về, từ tâm dịch Dương Minh Châu và lái xe liên tỉnh.
Cũng theo Sở Y tế, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cơ bản được triển khai đúng tinh thần chỉ đạo, đa số người dân có ý thức tuân thủ nghiêm. Tuy nhiên, đang có dấu hiệu một số người dân chủ quan, chưa tuân thủ, nhất là ra khỏi nhà không có lý do chính đáng.
Ngành y tế tỉnh đề nghị người dân thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 để chống dịch có hiệu quả, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng người dân.
Chủ động phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch và kịch bản ứng phó với từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh, nhằm chủ động ứng phó nhanh, hiệu quả trong tình huống có dịch xảy ra tại khu công nghiệp.
Dây chuyền sản xuất giày Công ty CP Thái Bình Kiên Giang, Khu công nghiệp Thạnh Lộc. Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN
Tỉnh Kiên Giang hiện có hai khu công nghiệp Thạnh Lộc (huyện Châu Thành) và Thuận Yên (thành phố Hà Tiên) với 15 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, tổng số lao động là 12.864 người.
Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang Lê Minh Trung cho biết, Ban triển khai đến 100% công nhân và các doanh nghiệp cài đặt chương trình cảnh báo COVID-19 bằng Bluezone và Ncovi để khai báo y tế qua quét mã QR; thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống COVID-19 theo Thông điệp 5K. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền công tác phòng, chống dịch cho người lao động qua việc ban hành văn bản, treo băng rôn, tờ rơi; thường xuyên cung cấp các thông tin về tình hình diễn biến của dịch, các địa phương có trường hợp mắc COVID-19 để các doanh nghiệp tuyên truyền đến người lao động, chủ động phòng, chống dịch nhanh chóng, kịp thời.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế đã thành lập 4 đoàn, tổ kiểm tra việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm tại các khu công nghiệp. Trong đó, thực hiện 40 cuộc kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Qua công tác kiểm tra, nhìn chung các doanh nghiệp thực hiện theo Thông điệp 5K tại các khu vực như: cổng ra vào, phân xưởng sản xuất, bếp ăn; có bố trí khu vực cách ly tạm thời, 5/15 doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có Phòng y tế để khám, theo dõi sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn chưa đảm bảo khoảng cách giữa các người lao động; tần suất phun khử khuẩn y tế theo đúng quy định nhưng chưa thường xuyên, cần tăng cường thêm tần suất phun khử khuẩn trong các phân xưởng sản xuất.
Ông Lê Minh Trung cho biết thêm, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang có phương án phân luồng giao thông tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, phương án cách ly tại các cơ sở hiện có và phương án trưng dụng 3 nhà xưởng của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Toàn Lộc (6.230 m2), Công ty TNHH Tâm Lộc Phú (7.100 m2), Công ty cổ phần Thái Bình Kiên Giang (28.980 m2) để xây dựng khu cách ly tập trung ngay trong khu công nghiệp.
Công ty cổ phần Thái Bình Kiên Giang, Khu công nghiệp Thạnh Lộc (huyện Châu Thành), với hơn 3.600 người lao động là một trong những doanh nghiệp tập trung số lượng người lao động lớn tại các khu công nghiệp tỉnh Kiên Giang. Giám đốc Công ty cổ phần Thái Bình Kiên Giang Cao Thanh Lương cho biết, Công ty sớm thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, xây dựng kế hoạch thành lập các tổ kiểm tra và tự kiểm tra về thực hiện công tác phòng dịch tại doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất, Công ty thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch ở các nhà máy, các phòng, ban, phân xưởng, tổ; tổ chức tuyên truyền 4 - 6 lần/ngày để người lao động nắm được các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, giúp bảo vệ chính bản thân mình, bảo vệ người thân, bảo vệ đồng nghiệp và bảo vệ toàn xã hội.
Công ty cổ phần Thái Bình Kiên Giang cũng xây dựng kịch bản trường hợp người lao động có tiếp xúc với F0, F1, sẽ lập tức chỉ đạo giữ nguyên hiện trường, người lao động ở tại chỗ. Sau khi cách ly trường hợp F0, F1, tiến hành test nhanh cho toàn bộ những người tiếp xúc, đưa ra khu cách ly tạm thời; báo cáo với Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh đưa các trường hợp đi cách ly; trường hợp F3 công ty sẽ cho xe đưa về tận nhà.
Số lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện khá đông và ở nhiều địa phương trong tỉnh. Tỉnh cũng có tuyến biên giới với nước bạn nên nguy cơ lây nhiễm COVID-19 là khá cao. Nhằm thực hiện tốt "mục tiêu kép" của Thủ tướng Chính phủ, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang kiến nghị các cấp xem xét bố trí vaccine tiêm chủng cho người lao động trong các khu công nghiệp; hướng dẫn cụ thể kinh phí xét nghiệm ngẫu nhiên cho 20% người lao động hàng tuần tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp theo công văn số 4352/BYT-MT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế. Thực tế, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hàng tuần kinh phí xét nghiệm cho 20% trên tổng số lao động là rất lớn.
Bên cạnh đó, việc kêu gọi đầu tư Khu nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc nhằm ổn định đời sống cho người lao động cũng như phục vụ tốt cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 đang gặp rất nhiều khó khăn, đề nghị UBND tỉnh sớm xem xét, có kế hoạch bố trí vốn để triển khai xây dựng.
Quảng Nam ngăn chặn dịch lây lan ở cửa ngõ phía bắc Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo phải xem thị xã Điện Bàn là địa bàn trọng yếu ở cửa ngõ phía Bắc. Nơi này, nếu không kịp thời ngăn chặn, dịch bệnh sẽ bùng phát và lan rộng. Sau khi thị xã Điện Bàn, địa phương giáp ranh với thành phố Đà Nẵng đã xuất...