Tạm dừng đón khách tham quan Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn từ 25/4
Ban Quản lý vịnh Hạ Long vừa có thông báo gửi các doanh nghiệp dịch vụ, lữ hành du lịch về việc tạm dừng đón khách tham quan Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn trên vịnh Hạ Long từ ngày 25/4/2024.
Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn thuộc tuyến tham quan số 3 trên vịnh Hạ Long. Đây là nơi trưng bày, giới thiệu các tài liệu, hiện vật, hình ảnh về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ngư dân Hạ Long xưa và nay.
Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn. Ảnh: IT/ https://dulich.petrotimes.vn/
Sau nhiều năm khai thác, hiện Trung tâm đã xuống cấp. Theo đó, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đang tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn. Để đảm bảo an toàn cho du khách, trong quá trình sửa chữa, Ban Quản lý vịnh Hạ Long thông báo tạm dừng đón khách vào tham quan Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn từ ngày 25/4/2024.
Các hoạt động tham quan khu vực làng chài Cửa Vạn và trải nghiệm các dịch vụ du lịch như chèo đò, chèo kayak… vẫn được triển khai phục vụ khách du lịch.
Thời gian Trung tâm đón khách trở lại sẽ được Ban Quản lý vịnh Hạ Long thông báo đến các đơn vị, doanh nghiệp, du khách.
Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn mở cửa đón tiếp khách tham quan từ năm 2006. Đây là mô hình Trung tâm Văn hóa nổi đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng ngư dân được lựa chọn xây dựng tại khu vực làng chài Cửa Vạn trước đây trên vịnh Hạ Long – nơi đã từng lọt vào danh sách top 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới do trang du lịch Journeyetc.com bình chọn.
Chiêm bái đại tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội
Bức tượng Phật A Di Đà tại chùa Khai Nguyên (xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là một trong những tượng Phật lớn bậc nhất Đông Nam Á với chiều cao hơn 72m.
Video đang HOT
Ảnh
Đại tượng phật A Di Đà tại chùa Khai Nguyên được bắt đầu khởi công từ năm 2015, cao khoảng 72m, phần đế rộng hơn 1.200m2, được xử lý bằng công nghệ ép cọc bê tông dự ứng lực nên rất vững chắc.
Đây được xem là bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á. Bức đại tượng được xây dựng nhằm truyền tải thông điệp vì hòa bình thế giới, cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, Phật pháp hưng long,...
Phần đế tượng là bông hoa sen khổng lồ nở ra ba lớp với tổng cộng 56 cánh được sắp xếp xen kẽ, chia đều xung quanh thân tượng thể hiện đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Bàn tay tượng Phật dài 9m, tay phải được trang trí bánh xe Pháp luân, tay trái nâng đài sen, thể hiện những triết lý sâu xa của Phật giáo. Đặc biệt, tướng Bạch Hào (dấu ấn trên trán) của Phật làm bằng đá nguyên khối màu đỏ tươi.
Từ xa người dân và phật tử thập phương có thể nhìn thấy đài sen vàng rực rỡ.
Bức đại tượng này đang được hoàn thành từ sự phát tâm, tín tâm của phật tử, Nhân dân, những người yêu mến đạo Phật trên cả nước.
Các ô cửa phần chân đế gắn biểu tượng Garuda hay còn gọi đại bàng Kim Sí Điểu, loài chim thần trong Ấn Độ giáo và ảnh hưởng sang Phật giáo, loài chim này được nhiều người biết hơn qua bộ phim Tây Du Ký.
Bức tượng A Di Đà có kết cấu chắc chắn, tạo tác tinh xảo với hình tượng đức Phật uy nghiêm trong tư thế kiết già, gương mặt toát lên vẻ từ bi, trí tuệ.
Bên trong pho đại tượng Phật gồm 13 tầng, trong đó 12 tầng được bố trí cho khách tham quan thờ Bồ Tát và tầng âm được xây dựng thành lục đạo luân hồi gồm nhiều cõi như a tu la, địa ngục, ngạ quỷ...
Trái tim tượng Phật, nơi linh thiêng và ý nghĩa đặc biệt trong lòng công trình đại tượng Phật A Di Đà, được tạc bằng ngọc bích Canada nguyên khối, nặng hơn một tấn, đặt tại tầng 12.
Chùa Khai Nguyên xưa có tên là "Cổ Liêu Tự" thường được gọi là chùa Cheo thuộc thôn Tây Ninh (xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), gần sát với khu di tích lịch sử Đền Măng Sơn. Chùa có niên đại lịch sử từ nửa đầu thế kỷ XVI.
Ngoài bức tượng Phật A Di Đà, chùa Khai Nguyên còn thu hút du khách bởi hệ thống tượng Phật gồm 1.975 pho lớn nhỏ trong gian Tam bảo, tạo nên hình thái kiến trúc độc đáo. Khuôn viên chùa có hồ nước và nhiều cây xanh, mang đến không gian mát mẻ, trong lành.
Nằm giữa làng quê yên bình, pho đại tượng A Di Đà đang được các nghệ nhân hoàn thiện với mong muốn vì hòa bình cho toàn thế giới.
Cồn Cỏ tăng sức thu hút du khách từ các sản phẩm du lịch mới Cuối tháng 3/2024, huyện đảo Cồn Cỏ sẽ tổ chức khởi động 'Năm Du lịch huyện đảo Cồn Cỏ 2024'. Thông qua hoạt động giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa lịch sử, tài nguyên, sản phẩm du lịch và các hoạt động sẽ diễn ra trong Năm Du lịch 2024, góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch của...