Tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu tại TP. Vinh, Cửa Lò và 3 huyện giáp Hà Tĩnh
Trước nguy cơ dịch COVID-19 lây nhiễm cao, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung yêu cầu tạm dừng các hoạt động vận tải hành khách xuất phát từ tỉnh Nghệ An đến tỉnh Hà Tĩnh (và ngược lại); tạm dừng một số hoạt động không thiết yếu trên các địa bàn giáp Hà Tĩnh gồm: TP. Vinh, TX. Cửa Lò, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn.
Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An đã họp bàn và quyết định một số giải pháp cấp bách nhằm phòng, chống dịch COVID-19.
Sáng 7/6, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An đã họp bàn và quyết định một số giải pháp cấp bách nhằm phòng, chống dịch COVID-19.
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Dương Đình Chính cho biết từ ngày 27/4 đến nay, cả nước có 39 tỉnh, thành có người nhiễm COVID-19. Riêng địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 9 ca bệnh, trong đó có 2 ca bệnh chưa rõ nguồn lây. Tại Nghệ An hiện đang cách ly tập trung 672 trường hợp, trong đó có 197 trường hợp là F1 và kết quả xét nghiệm là ít nhất 1 lần âm tính.
Nhận định tình hình dịch thời gian tới, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho rằng, nguy cơ dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An là rất cao. Bởi dự báo tình hình dịch COVID-19 ở Hà Tĩnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Số lượng công dân Hà Tĩnh sang Nghệ An làm việc, buôn bán, khám chữa bệnh… hàng ngày là rất lớn. Cùng đó cũng có nhiều trường hợp người Nghệ An hằng ngày sang Hà Tĩnh làm việc.
Bên cạnh đó, hiện công tác phòng, chống dịch tại các Cảng hàng không Vinh đang còn nhiều bất cập như khai báo y tế, sự phối kết hợp giữa các đơn vị, không có phòng cách ly đạt yêu cầu.
Để đảm bảo việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có nguy cao lây nhiễm trong cộng đồng, Giám đốc Sở Y tế đề nghị UBND tỉnh Nghệ An bổ sung một số giải pháp trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cũng đồng tình quan điểm, nguy cơ dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An là rất cao bởi lượng người từ Hà Tĩnh hàng ngày sang Nghệ An nhiều. Vì vậy, cần phải có những giải pháp mới để phòng chống dịch hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phải thực hiện đầy đủ tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phòng, chống dịch nhưng không được “ngăn sông cấm chợ”, không gây khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Tại cuộc họp, các thành viên Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An đã phân tích, cho ý kiến về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Các thành viên đều đồng tình quan điểm, phải nâng cấp độ phòng chống dịch bằng những biện pháp cụ thể.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác phòng chống dịch nhưng không được “ngăn sông cấm chợ”
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cho rằng, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 thì tỉnh cần phải có những biện pháp chủ động trong việc tăng cường công tác phòng, chống dịch. Việc đưa ra những biện pháp mới trên tinh thần chia sẻ, hỗ trợ với tỉnh Hà Tĩnh, đảm bảo hiệu quả trong phòng chống dịch cho cả Nghệ An và Hà Tĩnh, nhưng tuyệt đối không tạo ra cảnh “ngăn sông cấm chợ”.
Trên cơ sở ý kiến của các thành viên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu các công dân trở về từ các địa bàn có dịch, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh khi về Nghệ An (và ngược lại) phải thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, tạm dừng các hoạt động vận tải hành khách xuất phát từ tỉnh Nghệ An đến tỉnh Hà Tĩnh (và ngược lại), bao gồm: Các tuyến xe buýt, tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng chở khách du lịch. Các phương tiện vận chuyển hàng hóa được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định. Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản cụ thể hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện nội dung này.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu tạm dừng các hoạt động dịch vụ không thiết yếu: Nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, quán cà phê, cắt tóc, gội đầu, cơ sở thẩm mỹ trên các địa bàn (giáp ranh với Hà Tĩnh): TP. Vinh, TX. Cửa Lò; huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên, huyện Nam Đàn (các dịch vụ kinh doanh ăn uống được bán cho khách hàng mang về).
Đồng thời, tạm dừng hoạt động sát hạch và đào tạo lái xe tại 5 địa phương trên.
Thời gian thực hiện từ 0h00 phút ngày 8/6/2021.
Tại các địa phương khác thì các dịch vụ này được hoạt động nhưng phải đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch. Đối với các dịch vụ không thiết yếu khác thì tiếp tục tạm dừng hoạt động trên toàn địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 2732/UBND-VX ngày 6/5/2021.
Tại các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; quản lý chặt chẽ khách đến giao dịch, làm việc và yêu cầu phải thực hiện khai báo y tế theo quy định. Các cơ sở này rà soát các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có lộ trình đi lại từ các địa bàn có dịch về Nghệ An và ngược lại.
Các địa phương, các ngành, các tổ chức, đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, quản lý chặt chẽ người người đi đến các vùng dịch, phát huy vai trò các tổ giám sát cộng đồng.
Yêu cầu Công an tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với các lực lượng lập tổ chốt tại 2 cầu Bến Thủy và cầu Yên Xuân để kiểm soát. Ngành Y tế làm việc với Cảng hàng không Vinh để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm quy trình sàng lọc, phân loại bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả phòng, chống dịch. Các cơ sở đào tạo trên 5 địa phương: TP. Vinh, Hưng Nguyên, TX. Cửa Lò, Nghi Lộc, Nam Đàn không tổ chức học hè, ôn thi. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân biết và phối hợp với các cơ quan, đơn vị thưc hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đạt hiệu quả./.
"Khát" máy gặt, nông dân ăn cơm tại ruộng, chờ xuyên đêm vì sợ... mất lượt
Để chờ được máy gặt, nhiều nông dân đã phải thức thâu đêm, thậm chí gói cơm ra tận ruộng ăn để chờ được thu hoạch lúa.
Nông dân ăn cơm tại ruộng, thức xuyên đêm chờ thu hoạch lúa.
Thiếu máy gặt trầm trọng
Hiện các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An lúa đã chín rộ, nhiều diện tích bị đổ rạp do giông lốc, khô cổ bông... nhưng vẫn chưa được thu hoạch vì tình trạng khan hiếm máy gặt.
Cả cánh đồng hơn 10 mẫu ruộng nhưng nông dân thôn Đông Nam, xã Quang Thành, huyện Yên Thành chỉ trông chờ vào một chiếc máy gặt duy nhất.
Toàn xã Minh Thành, huyện Yên Thành có 250 ha lúa đã đến mùa thu hoạch, thế nhưng trên địa bàn chỉ có 6 chiếc máy gặt nên không đáp ứng được nhu cầu của người dân. So với vụ Chiêm Xuân năm trước, thì năm nay tình trạng thiếu máy gặt rất trầm trọng.
Bà Nguyễn Thị Mai (59 tuổi, ở thôn 5, xã Minh Thành, huyện Yên Thành) lo lắng: "Gia đình làm 5 sào ruộng, giờ lúa đã chín rũ rồi mà không thuê được máy gặt. Tôi đã gặt thủ công được một sào nhưng do thời tiết nắng nóng quá nên không kham nổi, nếu trong 2 ngày tới không thuê ra máy gặt thì số diện tích còn lại không biết như thế nào nữa".
Người dân phải gặt bằng phương pháp thủ công.
Cùng chung tình cảnh, bà Phan Thị Hồng ở cùng thôn 5 cho biết: "Tôi đã cất công đi gọi máy gặt nhiều lần rồi nhưng không được. Nhìn lúa chín rục ngoài đồng nên nóng ruột lắm, giờ chẳng biết làm thế nào để đưa lúa về nhà được".
Ông Trần Khánh Tùng - Chủ tịch xã Minh Thành, huyện Yên Thành cho biết: "Năm trước trên địa bàn xã có đến 20 chiếc máy gặt nên người dân không lo việc thuê máy. Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không có máy ở các tỉnh khác về, việc này gây ảnh hưởng không nhỏ đối với bà con nông dân".
"Hiện lúa đã chín rộ, đến kỳ thu hoạch nhưng thời điểm hiện tại, toàn xã mới thu hoạch được khoảng 30% diện tích. Chúng tôi đã trực tiếp xuống ruộng để động viên nhân dân khắc phục tình trạng chung này. Đồng thời, xã sẽ kết nối, tạo điều kiện để có máy gặt về giúp bà con thu hoạch lúa kịp mùa vụ", ông Tùng chia sẻ thêm.
Không thể chờ được máy gặt nên nhiều nông dân chấp nhận gặt thủ công.
Ông Phan Văn Toàn - chủ máy gặt ở thị tứ xã Quang Thành, huyện Yên Thành, cho biết: "Từ đầu mùa đến nay, máy gặt của tôi phải hoạt động cả ngày lẫn đêm, dường như ít có thời gian nghỉ. Tôi thấy so với năm ngoái, năm nay số diện tích gặt tăng gấp 3 lần".
Không chỉ riêng ở huyện Yên Thành mà các huyện như Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc..., tình trạng máy gặt khan hiếm đang ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hoạch lúa của người dân.
Gói cơm ra ruộng ăn để chờ máy gặt
Nhiều diện tích lúa bị đổ rạp nhưng không có máy để gặt.
Chưa kịp ăn cơm tối, vừa nghe tiếng máy gặt về đến cánh đồng, anh Đặng Trọng Huy (ở thôn Đông Nam, xã Quang Thành, huyện Yên Thành) đã vội vàng chạy xe máy ra đồng để đón. Tuy nhiên, khi vừa ra đến cánh đồng thì không riêng gì anh Huy mà nhiều người dân đã cầm đèn pin đứng chờ sẵn trước đó.
Để trấn an người dân, chủ máy gặt phải giải thích là không có chuyện ưu tiên cho một ai mà sẽ gặt bằng hình thức "cuốn chiếu".
Anh Huy cho biết: "Năm nay gia đình làm 4 sào ruộng, lúa đã chín quá nhưng chưa gặt được thửa nào. Đây không phải là đêm đầu tiên tôi thức để chờ máy gặt mà đã sang đêm thứ 3 rồi nhưng vẫn chưa đến lượt".
Cùng chung cảnh với gia đình anh Huy, chị Phan Thị Liên (SN 1984, trú tại xã Quang Thành) cho biết: "Buổi tối tôi phải gửi 2 đứa con nhỏ sang ông bà ngoại trông để ra đồng chờ máy gặt. Lúa chín khô hết rồi, nhìn nóng ruột lắm nhưng chờ mãi mà vẫn chưa đến lượt".
Theo ghi nhận của phóng viên, mặc dù đã 22h đêm nhưng trên các cánh đồng ở xã Quang Thành, huyện Yên Thành, nhiều người dân vẫn mang đèn pin, dụng cụ đứng trên bờ ruộng để chờ máy. Thậm chí, nhiều người phải thức thâu đêm, gói cơm ra tận ruộng ăn vì sợ mất lượt.
Theo nhiều người dân tại huyện Yên Thành, chưa năm nào khan hiếm máy gặt như năm nay. Trung bình 3-4 cánh đồng mới có một chiếc máy gặt nên không thể đáp ứng được nhu cầu. Việc khan hiếm máy gặt buộc người dân phải chuyển sang gặt lúa bằng liềm hoặc máy thủ công.
Nhiều bà con nông dân phải thức xuyên đêm chờ máy gặt vì sợ mất lượt.
Anh Nguyễn Văn Long - chủ máy gặt ở thôn Tiên Long, xã Quang Thành, huyện Yên Thành, chia sẻ: "Máy gặt của tôi phải hoạt động 24/24 giờ nhưng vẫn không đáp ứng hết nhu cầu của người dân. Thời điểm này, tôi và tổ máy phải thay nhau làm việc nên ít có thời gian để nghỉ ngơi".
"Có những hộ dân thậm chí đã khóc, nhờ được gặt trước nhưng tôi không biết giải thích như thế nào cho hợp lý. Tôi hi vọng trong những ngày tới sẽ thu hoạch xong tất cả diện tích còn lại để bà con được an tâm", anh Long cho biết thêm.
Gói cơm ra tận ruộng ăn để canh máy gặt.
Trao đổi với phóng viên Dân trí , ông Nguyễn Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành, cho biết: "Huyện Yên Thành là một trong những vựa lúa lớn không chỉ ở Nghệ An mà còn cả khu vực Bắc Trung Bộ. Vụ Đông Xuân năm nay toàn huyện gieo cấy 12.800 ha, năng suất đạt khoảng 72 tạ/ha. Người dân rất phấn khởi vì lúa năm nay được mùa nhưng lại mang nỗi lo thiếu máy gặt".
Ăn bánh mì chờ máy gặt để thu hoạch lúa.
Nói về nguyên nhân khan hiếm máy gặt, ông Dương cho biết thêm: "Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên máy gặt ở các tỉnh khác không về được. Hiện tại, trên địa bàn toàn huyện đã thu hoạch được khoảng 60% diện tích, còn 40% thì đang thiếu máy do chênh lệch giữa nguồn cung và cầu".
Với người dân, chưa năm nào máy gặt lại quý giá như năm nay.
22h đêm, bà Phan Thị Quang (thôn Đông Nam, xã Quang Thành, huyện Yên Thành) vẫn ngồi chờ máy gặt trong vô vọng.
Việc ăn cơm trên bờ ruộng để chờ máy gặt đã trở nên bình thường đối với những người nông dân trong mùa thu hoạch này.
Nghệ An: Hưng Nguyên có 4.371 hộ dân bị nước lũ vào nhà Toàn huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) có 4.371 hộ dân bị ngập lụt. Đặc biệt, toàn bộ 11 xóm của xã Hưng Trung bị ngập nặng, trong đó có 50% số hộ bị ngập sâu trên 70cm, các tuyến đường bị chia cắt... Theo số liệu báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo PCLB huyện Hưng Nguyên cho thấy, tính đến 16h ngày...