Tầm do thám từ 2 căn cứ UAV của Mỹ tại Somalia?
Hãng RT dẫn nguồn tin quân sự Somalia xác nhận, hiện nay Mỹ đang vận hành 2 căn cứ máy bay không người lái ( UAV) bí mật tại quốc gia này.
Theo xác nhận từ phía Somalia, căn cứ UAV bí mật đầu tiên của Mỹ hiện diện tại thành phố cảng Kismayo miền Nam nước này. Căn cứ còn lại ở sân bay Baledogle gần Mogadishu, là nơi tập hợp các UAV tấn công và cố vấn huấn luyện lực lượng an ninh Somalia.
Trước thông tin này, phát ngôn viên Bộ Chỉ huy châu Phi của Mỹ (AFRICOM), Chuck Prichard đã từ chối đưa ra nhận xét về quy mô va vị trí của các đơn vị này, cho biết chỉ có một lượng nhỏ binh lính của lực lượng đặc nhiệm Mỹ được triển khai đến khu vực và không được giao nhiệm vụ chiến đấu trực tiếp.
Somalia – nơi Mỹ đang triển khai hai căn cứ UAV bí mật.
Dù Somalia xác nhận về sự tồn tại của hai căn cứ UAV bí mật của Mỹ nói trên, tuy nhiên nguồn tin đã không nói rõ những loại UAV nào đang được Mỹ triển khai tại hai căn cứ này. Tuy nhiên, theo nguồn tin của RT thu thập được cho thấy, RQ-4 Global Hawk và MQ-1 Predator là hai loại UAV chủ lực được Mỹ thường trực tại đây.
Nguồn tin này cho biết thêm, hiện nay Không quân Mỹ có khoảng 32 UAV RQ-4 Global Hawk đang hoạt động trên khắp thế giới. UAV do thám không người lái tầm xa RQ-4 Global Hawk được phát triển nhằm thay thế cho máy bay dó thám U-2 đã lỗi thời sau hàng chục năm phục vụ từ những năm 1990.
Video đang HOT
RQ-4 Global Hawk có kích cỡ khá lớn, dài tới 14,5m, cao 4,7m, sải cánh 39,9m, trọng lượng cất cánh 14,62 tấn. RQ-4 Global Hawk thiết kế với cánh đuôi hình chữ V, cánh chính nằm phía dưới bụng máy bay.
UAV RQ-4 Global Hawk trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Rolls-Royce F1370RR-100 cho phép đạt tốc độ tối đa 575km/h, tầm bay 14.000km, trần bay 18.288m. RQ-4 Global Hawk được trang bị công nghệ tiên tiến, các bộ phận cơ học chủ yếu được điều khiển bằng máy tính.
Hệ thống tích hợp của RQ-4 Global Hawk bao gồm các thiết bị cảm biến, điện tử và kết nối dữ liệu đặt trên máy bay trong khi phần điều khiển đặt trên mặt đất có thiết bị phục vụ cất hạ cánh (LRE), trung tâm điều khiển máy bay (MCE) cùng với các thiết bị liên lạc, hỗ trợ và huấn luyện nhân sự vận hành bay.
Máy bay do thám không người lái RQ-4 Global Hawk.
RQ-4 Global Hawk còn có khả năng phủ sóng gây nhiễu toàn bộ khu vực tác chiến, tạo thuận lợi cho nhóm tác chiến bên dưới hoạt động hiệu quả hơn. RQ-4 có thể hoạt động như một máy bay AWACS mini.
Ngoài ra, để tăng khả năng sống sót, RQ-4 được trang bị một hệ thống bảo vệ mềm AN/ALR-89 gồm các thành phần: Cảm biến cảnh báo laser AN/AVR-3; cảm biến cảnh báo radar AN/APR-49; hệ thống phóng mồi bẫy cùng hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50.
Với khả năng của RQ-4 Global Hawk, khi chúng được triển khai tại Somalia sẽ giúp cho Mỹ có tầm do thám gần như toàn bộ châu Phi, Ấn Độ Dương và khu vực Nam Á.
Cùng với RQ-4 Global Hawk, loại UAV tiếp theo được Mỹ triển khai tại Somalia là MQ-1 Predator – đây là loại UAV có khả năng do thám kết hợp với sức mạnh tấn công khá toàn diện hiện nay của Quân đội Mỹ.
Theo tài liệu từ Không quân Mỹ, loại UAV này có thể đạt tốc độ tối đa 217 km/h, tầm bay 1.100 km và trần bay 7,6 km. Thông thường, loại UAV này có thể bay liên tục trong 24 giờ mà không cần tiếp thêm nhiên liệu.
MQ-1 Predator có thể mang theo 2 tên lửa đối đất AGM-114 Hellfire (tầm bắn 8 km), hay 4 tên lửa đối không AIM-92 Stinger (tầm bắn 4,5 km), hoặc 6 tên lửa đối đất AGM-175 Griffin dẫn đường bằng laser hoặc vệ tinh (tầm bắn 20 km). Với đặc tính kỹ thuật của mình, MQ-1 Predator sẽ trở thành mối đe dọa lớn đối với những mục tiêu nó hướng đến.
Chúc Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ tái khẳng định quan hệ bền chặt với Đức bất chấp bê bối do thám
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 2/7 tái khẳng định, quan hệ với Đức vẫn sâu sắc và mạnh mẽ bất chấp bê bối do thám vừa bị trang WikiLeaks công bố.
Tuyên bố đưa ra sau khi Chính phủ Đức mời Đại sứ Mỹ tại Berlin John Emerson đến để giải thích về thông tin do WikiLeaks vừa công bố rằng, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) không chỉ nghe lén điện thoại của Thủ tướng Angela Merkel, mà còn theo dõi điện thoại và số fax của nhiều bộ trưởng và quan chức cấp cao khác của Đức.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ John Kirby
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ John Kirby cũng đã khẳng định thông tin Đại sứ Mỹ bị triệu tập song từ chối tiết lộ nội dung cuộc gặp trên: "Chính sách của chúng tôi là không bình luận về những cáo buộc tình báo cụ thể hay các tài liệu bị cho là rò rỉ. Nhưng tôi cũng phải nêu rõ là chúng tôi không tiến hành các hoạt động do thám nước ngoài nếu không có mục đích an ninh quốc gia rõ ràng và điều này áp dụng với không chỉ dân thường mà cả các lãnh đạo trên thế giới. Mặc dù vậy, tôi muốn các bạn biết rằng chúng ta tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị lâu dài và hiệu quả với Đức dựa trên việc chia sẻ những giá trị chung và truyền thống hợp tác để thúc đẩy các lợi ích toàn cầu".
Theo các thông tin từ trang WikiLeaks, các văn phòng và cá nhân các quan chức Đức đã rơi vào tầm ngắm của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ từ năm 2002, và trong giai đoạn từ tháng 12 năm 2010 đến 1 năm 2011 được đưa vào mục "các mục tiêu theo dõi ưu tiên" (TOPI) của tình báo Mỹ.
Báo chí Đức cho rằng, trọng tâm theo dõi của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ năm 2011 là chính sách tiền tệ và thương mại của Đức, do Mỹ không chỉ muốn biết quan điểm của Đức về khủng hoảng Hy Lạp mà một số thể chế như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Bộ Kinh tế và Bộ Tài chính cũng bị theo dõi. Hiện chưa rõ mục đích Mỹ theo dõi Bộ Nông nghiệp Đức.
Hôm qua, Tổng Công tố liên bang Đức Harald Range thông báo sẽ kiểm tra cụ thể các thông tin do thám mới này. Hồi tháng trước, Cơ quan Công tố Liên bang Đức (GBA) đã thông báo ngừng điều tra nghi án nghe lén điện thoại di động của Thủ tướng Merkel do không nhận được sự hỗ trợ của Mỹ trong quá trình điều tra./.
Diệu Hương Theo Reuters
Theo_VOV
NSA nghe lén nhiều bộ trưởng và quan chức cấp cao Đức Theo tờ Toàn cảnh Frankfurt (FAZ) của Đức, những tài liệu mật do Wikileaks vừa công bố tối 1/7 cho thấy Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã do thám không chỉ Thủ tướng Đức Angela Merkel mà còn do thám nhiều bộ trưởng và quan chức cấp cao trong chính phủ Đức. Ảnh minh họa. Theo đó, NSA đã do...