Tạm đình chỉ công tác bác sĩ “đuổi” bệnh nhân về nhà
Bác sĩ Ngạn cho rằng các bệnh nhân nên về nhà sớm, ở lại sẽ gây tốn kém tiền nhà nước và làm khổ bác sĩ, điều dưỡng vì bệnh viện đã “bó tay” rồi.
Ngày 5-3, bác sĩ Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, cho biết vừa ký quyết định tạm đình chỉ công tác trong vòng 15 ngày đối với bác sĩ Tạ Nam Ngạn (Trưởng Khoa Lao của bệnh viện) vì ứng xử không đúng mực với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi có lời lẽ “đuổi” bệnh nhân về nhà.
BVĐK Kiên Giang, nơi bác sĩ Ngạn có lời lẽ không đúng mực đối với bệnh nhân. Ảnh: Cao Lợi
Theo đó, 8 giờ sáng 4-3, bác sĩ Ngạn vào ca trực và yêu cầu người nhà đưa một bệnh nhân đang nằm điều trị tại đây về nhà vì cho rằng bệnh này bác sĩ không điều trị được. Việc tiếp tục cho bệnh nhân này ở lại bệnh viện chỉ gây “tốn kém tiền nhà nước và làm khổ cho bác sĩ, điều dưỡng”. Thậm chí, vị bác sĩ này còn đưa thẻ đeo cho người quay clip và thách thức đi tố cáo về những lời nói của bản thân vừa phát ra. Tuy nhiên, vị bác sĩ Trưởng Khoa Lao này đã đến gặp và xin lỗi người nhà bệnh nhân sau khi đoạn clip bị tung lên mạng xã hội, bị dư luận phản ứng.
“Bác sĩ Ngạn đã viết bản tường trình về việc này cho ban giám đốc bệnh viện. Trong khi toàn ngành đang cố gắng nâng cao y đức, hình ảnh người thầy thuốc hết lòng vì bệnh nhân thì bác sĩ Ngạn lại có hành động đi ngược lại điều đó nên gây bức xúc trong dư luận. Dù với bất cứ lý do gì thì cách cư xử với bệnh nhân như vậy là không thể chấp nhận được. Chúng tôi đã đề nghị hội đồng kỷ luật của bệnh viện xác minh vụ việc và đề xuất hình thức xử lý kỷ luật thích đáng. Trước mắt là thực hiện việc tạm đình chỉ công tác đối với bác sĩ Ngạn trong 15 ngày để hội đồng kỷ luật của bệnh viện xác minh làm rõ thêm vụ việc để đưa ra hình thức xử lý thích đáng” – bác sĩ Sơn khẳng định.
Trước đây, bác sĩ Ngạn đã xin nghỉ việc hưởng chế độ một lần (tháng 5-2018 tới tuổi hưu) nhưng sau đó hợp đồng làm việc lại với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang.
Theo T.Nốt (NLĐ)
Video đang HOT
Những bê bối rò rỉ hình ảnh nhạy cảm của bệnh nhân
Trong thời đại công nghệ thông tin và mạng xã hội trở thành một phần quan trọng của cuộc sống, việc bảo mật thông tin của bệnh nhân trở thành một vấn đề được quan tâm.
Hầu hết quốc gia trên thế giới đều có luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó có hình ảnh cá nhân. Thông thường, các bác sĩ khi sử dụng hình ảnh của bệnh nhân vào mục đích y học như lưu trữ, trao đổi với đồng nghiệp,... đều phải có sự cho phép của bệnh nhân.
Bác sĩ bị phạt tiền vì chụp ảnh bệnh nhân khỏa thân
Quy định về bảo mật thông tin cho bệnh nhân được áp dụng ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều vụ rò rỉ hình ảnh và thông tin bệnh nhân đã xảy ra khiến nhiều bác sĩ bị đình chỉ, phạt tiền và làm giảm uy tín của bệnh viện.
Năm 2015, bác sĩ John Kinahan của Bệnh viện Royal Jubilee (Victoria, British Columbia, Canada) đã bị đình chỉ 6 tháng và phạt 20.000 USD do chụp ảnh một bệnh nhân đang hôn mê trong tình trạng khỏa thân và gửi cho một đồng nghiệp.
Năm 2016, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nổi tiếng Martin Huang đã bị Hội đồng Y tế Singapore (SMC) khiển trách và phạt 10.000 USD khi chăm sóc một bệnh nhân 17 tuổi. Cô gái này đã có buổi khám với bác sĩ Duang và lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng khi bị chụp ảnh lúc không mặc quần lót trước lúc thực hiện phẫu thuật.
Tháng 9/2017, ba bác sĩ của bệnh viện UPMC Bedford Memorial (Pennsylvania) đã bị đình chỉ sau vụ việc một đám đông khoảng 15 người là nhân viên bệnh viện vào phòng phẫu thuật, dùng điện thoại chụp ảnh bộ phận sinh dục có dị vật mắc kẹt của bệnh nhân đang hôn mê. Trong số 15 người có mặt, chỉ 6 người tham gia trực tiếp vào ca chữa bệnh. Họ thừa nhận đã chụp ảnh và chia sẻ với một số người.
Bệnh viện này bị chỉ trích vì vi phạm sự riêng tư của cá nhân, cho phép người không có phận sự vào phòng và để họ sử dụng thiết bị cá nhân chụp ảnh bệnh nhân. Một bác sĩ phẫu thuật bị đình chỉ công tác trong vòng 7 ngày, người khác bị đình chỉ 28 ngày, giám đốc bộ phận y tá phẫu thuật bị thay thế.
Mọi hình ảnh, video và thông tin riêng tư của bệnh nhân đều được giữ bí mật, chỉ sử dụng hay công bố khi có sự cho phép của bệnh nhân. Ảnh: Shutterstock.
Thái Lan, Mỹ: Bác sĩ có thể bị phạt tù vì tiết lộ thông tin bệnh nhân
Mục 323, chương 2, Bộ luật Hình sự Thái Lan, quy định bất cứ ai biết hoặc có khả năng tiếp cận với các thông tin riêng tư của một cá nhân dưới tư cách nghề nghiệp như bác sĩ, dược sĩ, y tá, hộ sinh,... mà tiết lộ thông tin đó theo cách có khả năng gây hại cho bất cứ ai, sẽ bị phạt tù lên tới 6 tháng, phạt tối đa 1.000 Baht hoặc cả hai.
Tại Mỹ, theo Luật bảo vệ dữ liệu và Quy định về quyền của bệnh nhân (do Hiệp hội y tế Mỹ ban hành), mọi thông tin liên quan đến bệnh nhân đều không được phép tiết lộ hay công bố khi chưa có sự cho phép của người bệnh, trong đó có bệnh án, tình trạng bệnh hay hình ảnh. Mức phạt cho hành vi xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân có thể lên tới 16.000 USD và 10 năm tù giam tùy mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Tại Việt Nam, mới đây cũng xuất hiện đoạn clip khám ngực nữ bệnh nhân gây xôn xao dư luận
Cụ thể, trên trang Facebook của một bệnh viện thẩm mỹ có trụ sở tại quận 1, TP HCM đã đăng tải clip livestream ghi lại cảnh nam bác sĩ đi thăm, lì xì các nữ bệnh nhân đang nằm theo dõi sau phẫu thuật nâng ngực, nâng mông. Nam bác sĩ còn yêu cầu một cô gái tạm bỏ dụng cụ nâng đỡ ngực sau phẫu thuật ra để ông khám, kiểm tra vết mổ.
Đoạn clip này nhận được nhiều ý kiến trái chiều và gây ra sự tranh cãi lớn.
Bác sĩ Chiêm Quốc Thái - người xuất hiện trong đoạn clip nói trên - thừa nhận: "Tôi là người xuất hiện trong clip và cũng là giám đốc của bệnh viện thẩm mỹ này. Các bệnh nhân này là người Campuchia và Việt kiều. Trước khi ghi hình, tôi đã xin ý kiến của họ".
Một số hình ảnh khám ngực nữ bệnh nhân trong clip gốc không được che mờ nên gây tranh cãi trong cộng đồng mạng. (Ảnh cắt từ clip)
Theo bác sĩ Chiêm Quốc Thái, trong ngành y, muốn thể hiện cách khám thì mình phải ghi hình lại quy trình nhưng phải che mặt. Nhiều người hỏi tôi, quay cận cảnh ngực phụ nữ đúng hay sai? Tôi lấy ví dụ, muốn hướng dẫn việc cho con bú thì cũng phải quay rõ bầu ngực chứ? Đối với ngành y, muốn truyền tải thông điệp là phải thực tế.
Đoạn video tôi đã cho che mặt bệnh nhân bằng cách cho mang khẩu trang. Mục đích tôi muốn nhắn nhủ thông điệp công tác hậu phẫu trong việc chỉnh ngực rất nhẹ nhàng, không mệt mỏi. Việc này thiên về tính chuyên môn hơn.
Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.(Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh ban hành năm 2009)
Theo P.V tổng hợp (Zing, NLĐ)
Gần 5.000 người đánh nhau: Có nên cấm bán rượu bia trong ngày Tết? Trên thực tế có nơi đã cấm bán rượu bia trong một khoảng thời gian nhất định. Bác sĩ cấp cứu cho bệnh nhân ngày Tết tại BV Việt Đức Theo thống kê mới nhất từ Bộ Y tế, tổng số ca đánh nhau trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán đến khám là 4.976 trường hợp, số ca phải nhập viện điều...