‘Tâm dịch Hồ Bắc của Trung Quốc mua nhiều bộ xét nghiệm trước khi bùng phát ca COVID-19 đầu tiên
Theo điều tra mới đây, tỉnh từng là tâm điểm của đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên ở Trung Quốc đã mua số lượng đáng kể các thiết bị được sử dụng để kiểm tra bệnh truyền nhiễm.
Các nhân viên y tế chuyển bệnh nhân tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán ở Vũ Hán, Hồ Bắc ngày 25/2020. Ảnh: Getty Images
Theo tờ Nikkei Asia, một báo các được nhóm điều tra người Anh, Mỹ và Australia công bố hôm 4/10 cho thấy tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đã chi 10,5 triệu USD để mua các bộ xét nghiệm sinh học phân tử (PCR), chỉ ít tháng trước khi ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên vào cuối năm 2019, gần gấp đôi mức mua năm 2018.
Số đơn hàng từ các trường đại học tăng gấp đôi, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc tăng gấp 5 lần, cơ sở xét nghiệm động vật tăng 10 lần, trong khi lượng đơn hàng từ bệnh viện giảm hơn 10%.
Dữ liệu hàng tháng cho thấy đơn hàng mua bộ xét nghiệm PCR đã tăng từ tháng 5/2019: “Chúng tôi tin rằng đây là dấu hiệu cho thấy virus đã bắt đầu lây lan từ tháng 5″, nghiên cứu cho biết.
Lượng mua hàng tăng vọt từ tháng 7 đến tháng 10/2019, đặc biệt là từ Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán, một trong những cơ sở đóng vai trò trực tiếp trong phản ứng với những dịch bệnh mới nổi tại Hồ Bắc. Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán đã chi gần 1,4 triệu USD để mua bộ xét nghiệm PCR trong năm 2019, cao gấp 8 lần tổng số tiền trong năm 2018.
Xét nghiệm PCR được dùng để phát hiện các chuỗi gien nhất định trong mẫu thử, được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực chứ không chỉ giới hạn trong việc phát hiện virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng số đơn hàng tăng vọt có thể là dấu hiệu cho thấy đại dịch đã bắt đầu từ rất lâu trước khi Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế cho biết báo cáo này không đủ thông tin để đưa ra kết luận như vậy. Thứ nhất, xét nghiệm PCR, đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều thập kỷ, đang ngày càng phổ biến vì nó đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn để kiểm tra mầm bệnh. Ngoài ra, thiết bị PCR cũng được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm để kiểm tra nhiều mầm bệnh khác bên cạnh COVID-19, bao gồm cả trên động vật và thường được tìm thấy trong các bệnh viện và phòng thí nghiệm hiện đại.
Video đang HOT
Vào thời điểm năm 2019, Trung Quốc cũng đang đối phó với đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi trên toàn quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản bác những cáo buộc trên. Trả lời Bloomberg, một người phát ngôn cho biết những phát hiện này cũng giống như các tuyên bố đáng ngờ khác về nguồn gốc của đại dịch, như việc phân tích lưu lượng giao thông gần một số bệnh viện ở Vũ Hán và tìm kiếm các từ khóa “ho” và “tiêu chảy” trước khi kết luận đợt bùng phát bắt đầu ở Vũ Hán vào đầu tháng 8/2019.
Tiến sĩ Amesh Adalja, một học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, cho biết ông không rõ tại sao việc mua bộ xét nghiệm PCR tại tỉnh Hồ Bắc lại tăng lên vào thời điểm đó. Nhưng ông cho biết điều đó không quá bất ngờ vì nói chung việc mua thiết bị PCR đang ngày càng tăng, thậm chí trước đại dịch COVID-19, vì nó đã trở thành “phương pháp luận được lựa chọn để phát hiện nhiều mầm bệnh”.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho một em nhỏ tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày 31/7/2021. Ảnh: Tân Hoa xã
David Robinson, trưởng nhóm điều tra, cho rằng thời gian của một số hợp đồng và các cơ quan đứng sau việc mua bán, cho thấy giới chức Hồ Bắc đang điều tra một căn bệnh mới ở người trong suốt nửa cuối năm 2019. Tuy nhiên, ông cho biết phát hiện này không phải là bằng chứng để kết luận nguồn gốc đại dịch COVID-19.
“Dữ liệu này không hỗ trợ bất kỳ kết luận nào về nguồn gốc của COVID-19. Nhưng trong tương lai, một số phần của dữ liệu này có thể hỗ trợ cho việc tìm ra nguồn gốc của đại dịch”, Robinson nói. “Báo cáo này cũng không xác định thời điểm cụ thể nơi đại dịch xuất hiện”.
Vũ Hán, thành phố lớn nằm ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, là nơi ghi nhận những ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên trên thế giới. Ngày 31/12/2019, WHO đã được thông báo về các trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân được phát hiện tại thành phố này.
Vào ngày 7/1/2020, giới chức Trung Quốc đã xác định được một loại virus Corona mới – có tên gọi SARS-CoV-2 – gây ra đại dịch COVID-19. Kể từ đó đến nay, dịch bệnh đã lây lan cho hầu hết các quốc gia trên thế giới, với trên 230 triệu người mắc bệnh và xấp xỉ 4,8 triệu ca tử vong.
Trung Quốc công bố đường lây truyền của biến thể Delta
Nghiên cứu đợt dịch do biến thể Delta gây ra ở thành phố Quảng Châu, các chuyên gia dịch tễ học Trung Quốc đã lập bản đồ về chuỗi lây truyền hoàn chỉnh của biến thể Delta lần đầu tiên trên thế giới.
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm PCR ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 26-5-2021 - Ảnh: GETTY IMAGES
Ngày 15-9, tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin một nhóm chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc, gồm nhà khoa học Chung Nam Sơn, vừa lập bản đồ về chuỗi lây truyền hoàn chỉnh của biến thể Delta lần đầu tiên trên thế giới.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí EClinicalMedicine thuộctạp chí y khoa quốc tế uy tín The Lancet. Nghiên cứu được kỳ vọng sẽ cung cấp dữ liệu đáng tin cậy cho các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát biến thể Delta.
Các chuyên gia dịch tễ học Trung Quốc thực hiện nghiên cứu dựa trên đợt dịch do biến thể Delta gây ra ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Đợt dịch này bắt đầu vào ngày 21-5-2021 và được kiểm soát vào tháng 6.
Nhóm nghiên cứu đã kết hợp các công nghệ giải trình tự gen của virus và dịch tễ học để lập chính xác bản đồ về chuỗi lây truyền hoàn chỉnh của biến thể Delta. Họ cũng kết hợp các nguồn tài liệu lâm sàng.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy trong đợt dịch Quảng Châu, dịch chủ yếu lây qua con đường tiếp xúc trực tiếp và gần nhau, với 30,8% trường hợp nhiễm bệnh qua các bữa ăn chung, tiếp theo là tiếp xúc trong gia đình (30,13%), lây truyền trong cộng đồng (18,59%) và các đường lây truyền khác bao gồm công việc và tiếp xúc xã hội (19,87%).
Theo nghiên cứu trên, biến thể Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn và có tốc độ lây truyền nhanh hơn, với thời gian ủ bệnh trung bình chỉ 4,7 ngày, ngắn hơn đáng kể so với chủng gốc (6,3 ngày).
Các chuyên gia Trung Quốc chia các ca nhiễm ra thành các thế hệ/đời (generation). Biến thể Delta có thể lây lan qua 4 thế hệ ca nhiễm trong 10 ngày, với sự lây lan giữa các thế hệ nhanh nhất chỉ mất chưa đầy 24 giờ. Tải lượng virus ở những người mắc biến thể Delta cao hơn đáng kể so với chủng gốc.
Nghiên cứu trên cho thấy việc truy vết nhanh chóng, cách ly và phát hiện kịp thời người nhiễm bệnh, quản lý và kiểm soát kịp thời ở các địa điểm trọng yếu và xét nghiệm PCR với tất cả người dân ở một số khu vực trong các tình huống đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta.
Mạng lưới lây truyền của biến thể Delta ở thành phố Quảng Châu. Trong đó có các từ Generation (thế hệ), G1 (thế hệ 1), G2 (thế hệ 2)..., Transmission (đường lây truyền), Dining together (ăn uống cùng nhau), Household (trong gia đình), Community (trong cộng đồng), Other (con đường lây truyền khác), Critical (nguy kịch), Severe (nặng, nghiêm trọng), Guangzhou (Quảng Châu), Others (những thành phố khác) - Ảnh: THE LANCET
Tổng cộng 157 bệnh nhân COVID-19 được hiển thị trong mạng lưới lây truyền trên. Mỗi thế hệ ca nhiễm được thể hiện dưới dạng hình thoi hoặc hình tròn với các màu sắc khác nhau.
Bệnh nhân thế hệ thứ nhất (hình thoi với vạch liền nét màu đen, G1) nằm ở giữa. G1 liên kết với một ca nhiễm nhập cảnh (hình thoi với đường chấm đỏ, G0).
Các mũi tên màu chỉ những đường lây truyền khác nhau, bao gồm ăn uống cùng nhau, trong hộ gia đình, trọng cộng đồng (trò chuyện, gặp gỡ, đi thang máy cùng nhau) và những con đường khác (công việc và tiếp xúc xã hội).
Bệnh nhân có triệu chứng nặng (các đường chấm) và bệnh nhân nguy kịch (đường liền nét) được hiển thị bằng các hình vuông. Dấu hoa thị (*) cho biết bệnh nhân ở hoặc đến các thành phố khác.
Đợt dịch này đã được kiểm soát thành công trong vòng 7 thế hệ ca nhiễm.
Cách các nước hỗ trợ y bác sĩ tuyến đầu chống Covid-19 Nhiều nước tích cực hỗ trợ lực lượng y tế tuyến đầu chống Covid-19 như tăng thu nhập, chăm sóc con cái và cung cấp nơi ở, phương tiện đi lại. Kể từ khi Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, các y bác sĩ trở thành lực lượng tuyến đầu chống dịch, chịu áp lực ngoài sức tưởng tượng khi vừa làm...