‘Tam chủng chiến pháp’: Mặt trận gây nhiễu toàn cầu của Trung Quốc
Chỉ trong vòng 2 tháng trước thềm phán quyết của Tòa, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch truyền thông trên phạm vi toàn cầu.
Tam chủng chiến pháp
Ngay từ khi công bố bản đồ đường 9 đoạn phi lý năm 2009, TQ đã phải chịu áp lực từ dư luận khắp thế giới. Để hóa giải sức công kích, TQ đẩy mạnh một chiến lược chống trả trên mặt trận thông tin với tên gọi “tam chủng chiến pháp”.
Chiến lược bao gồm sự phối hợp chặt chẽ giữa ba mặt trận tâm lý, truyền thông và pháp lý nhằm “dùng dư luận khắc chế dư luận”. Có thể hiểu đơn giản đây là một chiến lược nhằm tạo ra một lượng thông tin có lợi với tần suất dày đặc ngang ngửa lượng thông tin bất lợi cho TQ.
Cốt lõi của các thông tin này là khả năng áp đặt luật quốc gia lên các “vùng tranh chấp” và diễn giải luật quốc tế “theo kiểu TQ” nhằm hợp pháp hóa mọi hành động thực địa của họ trên mặt trận pháp lý.
Sự kiện giàn khoan HD-981 là một “phép thử” táo bạo của TQ. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam.
Kế đến là một loạt các biện pháp vận động ngoại giao – kinh tế – quân sự với các quốc gia khác. TQ sẽ đổ bộ các khoản đầu tư khổng lồ để đổi lại sự ủng hộ của các nước với vấn đề Biển Đông. Những quốc gia phản đối sẽ lập tức gặp nhiều khó khăn trong quan hệ với cường quốc này – đó chính là bản chất của mặt trận tâm lý.
Và cuối cùng, trên mặt trận truyền thông, TQ sẽ vận dụng tối đa các bộ máy truyền thông quốc gia để đẩy mạnh tuyên truyền thông tin có lợi cho họ ra bên ngoài với tần suất cao nhất.
“Tam chủng chiến pháp” đã được TQ áp dụng lần lượt trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng và được triển khai mạnh trên Biển Đông từ năm 2009 đến nay. Việc TQ đưa ra “đường lưỡi bò” năm 2009, áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên Biển Đông từ năm 2010, thiết lập phi pháp đơn vị hành chính “thành phố Tam Sa” năm 2012, cùng các hoạt động tập trận quân sự đơn phương trên Biển Đông là những nước cờ đầu tiên trên mặt trận pháp lý.
Đặc biệt, sự kiện giàn khoan HD-981 hạ đặt sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam năm 2014 là một “phép thử” táo bạo của TQ đối với phản ứng từ các quốc gia hữu quan cũng như dư luận quốc tế. Trong sự kiện này, TQ cũng bước đầu tận dụng các cơ quan đại sứ của họ tại nhiều nước (Indonesia, Mỹ, Úc, Nhật, Thái Lan…) để đăng tải các ấn phẩm về Biển Đông tuyên truyền quan điểm của TQ. Đây là một biến thể quan trọng về cách tiếp cận mặt trận truyền thông của TQ, dùng đội ngũ đại sứ tấn công vào các cơ quan truyền thông phương Tây và quốc tế.
Video đang HOT
Mặt trận thông tin trước tâm bão
Chỉ trong vòng 2 tháng trước thềm phán quyết của Tòa Trọng tài thành lập theo phụ lục VII UNCLOS, TQ đã phát động một chiến dịch truyền thông trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, đại sứ TQ tại hơn 30 quốc gia khắp 5 châu lục đã xuất bản các ấn phẩm Biển Đông trên các phương tiện truyền thông có ảnh hưởng lớn.
Ngay cả các hãng truyền thông có uy tín quốc tế như Bloomberg (Mỹ), The Time (Anh), Strait Times (Singapore), The Star (Malaysia), Jakarta Post (Indonesia) và hàng loạt hãng truyền thông ở các quốc gia có tiếng nói trên thế giới như Anh, Đức, Canada, Úc, Mỹ, Nam Phi, Ấn Độ, Pháp, Brazil… đều xuất hiện các ấn phẩm tuyên truyền về Biển Đông với tác giả là các đại sứ TQ tại mỗi nước.
Dựa trên khảo sát của chúng tôi, nội dung của hơn 30 ấn phẩm Biển Đông do các đại sứ TQ cho đăng tải đều tập trung vào 5 nhóm nội dung chính:
Một là, khẳng định chủ quyền lịch sử của TQ trên Biển Đông.
Hai là, chứng minh sự tuân thủ của TQ với luật pháp quốc tế thông qua các phân định lãnh thổ song phương một cách hòa bình giữa TQ với 12/14 quốc gia láng giềng, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng đối với các điều ước đa phương và quốc tế mà TQ đã ký kết. Hơn 2/3 lượng ấn phẩm được khảo sát có nhắc đến điều 298 của Công ước UNCLOS về quyền miễn trừ của TQ.
Ba là nhấn mạnh chỉ có đàm phán và tham vấn song phương mới có thể giải quyết được các tranh chấp ở Biển Đông hiện nay.
Bốn là, TQ không chủ ý gây căng thẳng trong khu vực (20/33 ấn phẩm còn kết luận TQ chỉ là nạn nhân bị các cường quốc khác quấy nhiễu??).
Và cuối cùng là những lập luận cho rằng tất cả các tham vấn song phương giữa TQ và Philippines trước đây đều không hiệu quả do sự bất hợp tác của Philippines. Do đó Philippines là bên vi phạm các thỏa thuận, đơn phương đệ đơn kiện ra Tòa Trọng tài làm tình hình thêm phức tạp (26/33 ấn phẩm).
Đây đều là những diễn giải “theo kiểu TQ” nhằm tạo dư luận gây nhiễu và phân tán các luồng thông tin bất lợi cho TQ ngày càng dày đặc trước thềm phán quyết của Tòa Trọng tài.
Tuy nhiên, cần lưu ý là ngay cả các đại sứ TQ cũng “rất ngại” khi trình bày 2 luận điểm: một là cho rằng TQ không chủ trương xây dựng các cơ sở quân sự trên Biển Đông (7/33 ấn phẩm đề cập) và hai là các luận điểm nhằm bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài (4/33 ấn phẩm đề cập). Phần lớn lập luận đều cho rằng TQ có quyền miễn trừ theo tuyên bố năm 2006 của họ, và Tòa Trọng tài chỉ là nỗ lực đơn phương của Philippines – nghĩa là đều cố gắng tránh đề cập trực tiếp đến những bình luận nhằm bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài. Có thể thấy là họ nhận thấy những điểm bất lợi quá lớn về cơ sở pháp lý.
Như vậy, khi các sự kiện pháp lý hay thực địa càng nóng lên, thì “tam chủng” hay “tứ chủng chiến pháp” (cùng với đội ngũ học giả) từ phía TQ sẽ mở hết công suất. Mục tiêu lớn nhất của TQ chính là thắng lợi trên mặt trận thông tin, nhằm che phủ được những hành động phi pháp trên thực địa.
Tuy nhiên, mặt trận thông tin với tần suất dày đặc và quy mô toàn cầu cùng những biến thể tinh vi vẫn không đủ sức để thay đổi nhận thức dựa trên logic và bằng chứng thật của dư luận quốc tế.
Lục Minh Tuấn
Theo Vietnamnet
Thẩm phán Philippines nêu cách buộc Trung Quốc thực thi phán quyết 'đường lưỡi bò'
Philippines có thể sử dụng các biện pháp kinh tế để buộc Trung Quốc thực thi các điều khoản trong phán quyết "đường lưỡi bò" của Tòa Trọng tài.
Hình ảnh được cho là oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc bay qua bãi cạn Scarborough sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò". Ảnh: Weibo
Theo phán quyết của Tòa Trọng tài ở The Hague, yêu sách về "quyền lịch sử" Trung Quốc đưa ra trong "đường 9 đoạn" là vô giá trị, và khoảng 25% vùng biển trong đó là khu vực biển quốc tế, nơi các quốc gia có quyền tự do đi lại trên không và trên biển, dù là tàu dân sự hay quân sự.
Wall Street Journal dẫn phân tích của thẩm phán Antonio T. Carpio thuộc tòa án Tối cao Philippines cho biết, dù không có lực lượng cảnh sát biển quốc tế để thực thi phán quyết, các cường quốc hải quân, dẫn dầu là Mỹ, đã tuyên bố sẽ tiếp tục qua lại tự do trên vùng trời và vùng biển quốc tế ở Biển Đông để thực thi quyền của họ.
Và khi Trung Quốc không thể ngăn các cường quốc này thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không, một phần quan trọng của phán quyết cuối cùng đã được thực thi. Biển Đông không bao giờ là ao nhà của Trung Quốc như tham vọng mà nước này vẽ ra qua "đường lưỡi bò".
Sự bất hợp pháp của "đường lưỡi bò", theo Tòa Trọng tài, còn thể hiện ở chỗ nó bao trùm lên Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Philippines và các nước khác.
Thẩm phán Carpio cho rằng, nếu Trung Quốc không tuân thủ phán quyết của Tòa, Manila có thể thực hiện một số biện pháp để thực thi phán quyết và bảo vệ lợi ích của mình.
Trong trường hợp một công ty dầu khí Trung Quốc đưa dàn khoan tới khu vực nước này chiếm đóng để khai thác khí đốt, Philippines có thể kiện công ty này ở bất kỳ quốc gia nào mà công ty có tài sản, như Canada, một thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Philippines có thể đề nghị tòa án Canada thu giữ tài sản của công ty dầu khí Trung Quốc ở nước này để đền bù cho những tổn thất mà phía công ty trên gây ra.
Ngoài ra, Philippines cũng có thể yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại. Tòa Trọng tài từng nêu rõ hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể sửa chữa đối với hệ sinh vật biển ở quần đảo Trường Sa, trong đó có đá Vành khăn và đá Subi thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo UNCLOS, một quốc gia bắt buộc phải có nghĩa vụ pháp lý đối với thiệt hại gây ra cho môi trường biển của quốc gia khác.
Bên cạnh đó, Philippines cũng có thể yêu cầu cơ quan Đáy biển quốc tế (ISA), một tổ chức thành lập theo quy định của UNCLOS, ngừng cấp 4 giấy phép từng cấp cho Trung Quốc để nước này khai thác đáy biển trong vùng biển quốc tế, bên ngoài quyền tài phán của Bắc Kinh.
Theo thẩm phán Carpio, đây cũng là một biện pháp tương đối hữu hiệu, bởi các quốc gia phê chuẩn UNCLOS đã nhất trí chấp thuận rằng ISA và các phán quyết của cơ quan này là một phần không tách rời của UNCLOS.
Nếu Trung Quốc không chấp thuận quyết định của ISA, Manila có thể cáo buộc rằng Bắc Kinh thừa nhận UNCLOS dưới góc độ được khai thác nguồn lực đáy biển nhưng lại bác bỏ các điều khoản liên quan tới giải quyết tranh chấp.
"Cùng với thời gian, phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ cần được thực thi đầy đủ vì thế giới sẽ không chấp nhận một quốc gia đơn lẻ tuyên bố chủ quyền đối với gần trọn một vùng biển có nhiều quốc gia khác giáp ranh. Hành vi vi phạm của Trung Quốc, nếu không được ngăn chặn, sẽ đồng nghĩa với 'cái chết' của Luật Biển quốc tế", thẩm phán Carpio khẳng định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Nói không với hộ chiếu "đường lưỡi bò" Sau phán quyết của PCA, chúng ta cần lên tiếng phản đối mạnh hơn nữa. Chúng ta yêu cầu Trung Quốc phải thay đổi mẫu hộ chiếu, xóa "đường lưỡi bò" phi pháp... Đoàn du khách Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, trong số này có bốn hộ chiếu bị đóng dấu hủy vì có "đường...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cách tiếp cận của Tổng thống Trump với chính sách nhập cư và an ninh biên giới Mỹ

Ngân sách Liên bang Nga chịu áp lực từ giá dầu thấp

Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tiết lộ chi tiết cuộc điện đàm mới nhất với Mỹ

Thủ tướng tương lai của Đức công bố những lựa chọn đầu tiên cho nội các

Hàn Quốc ra lệnh sơ tán hơn 1.200 cư dân do cháy rừng

Đoàn chuyên gia IAEA tới Iran đàm phán kỹ thuật

Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc lao đao do chịu cảnh 'áp thuế hai lần'

Nga tái khẳng định sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Rủi ro nguồn cung hàng hóa gia tăng sau cú sốc thuế quan

Nga đề xuất một nước Đông Nam bán cầu vào thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc chọn giải pháp đàm phán 'không đối đầu'

Trung Quốc đề xuất giúp xoa dịu căng thẳng Ấn Độ - Pakistan
Có thể bạn quan tâm

Thay đổi địa điểm bán vé tham quan Khu du lịch thác Bản Giốc
Du lịch
09:23:43 29/04/2025
Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc
Sức khỏe
09:22:42 29/04/2025
1 nam diễn viên hạng A đột ngột giải nghệ, nghe lý do ai cũng phải thốt lên "có tâm lại có tầm"
Hậu trường phim
09:15:20 29/04/2025
Nam danh hài ở nhà 5 tầng mặt tiền Quận 5 TP.HCM: Định xây 12 tầng nhưng bỏ vì 1 lí do
Sao việt
09:12:03 29/04/2025
Nữ ca sĩ hát "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" đạt hơn 2 tỷ lượt xem là ai?
Nhạc việt
09:08:39 29/04/2025
TWICE: Vượt qua lời nguyền 7 năm, đỉnh cao vẫn chưa dừng lại
Nhạc quốc tế
09:00:53 29/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 31: Đại nhờ Nguyên tác hợp với An
Phim việt
08:58:40 29/04/2025
Người thân của nạn nhân tiết lộ điều đáng tiếc trong vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội
Tin nổi bật
08:48:05 29/04/2025
Chủ quán karaoke, 2 nhân viên và 16 khách xơi "tiệc ma tuý" bị khởi tố
Pháp luật
08:44:22 29/04/2025
Nam thần 9x đẹp trai cool ngầu: Sự nghiệp bị ảnh hưởng vì những bê bối liên quan sở thích quái gở
Sao châu á
08:39:27 29/04/2025