Tắm cho trẻ bị mắc sởi như thế nào là đúng?
Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều người thường kiêng nước, kiêng gió khi trẻ bị mắc bệnh sởi. Tuy nhiên thực tế việc giữ vệ sinh thân thể cho trẻ giai đoạn này vô cùng quan trọng để tránh bị bội nhiễm; dưới đây là lời khuyên của bác sĩ để tắm, giữ vệ sinh cho trẻ đúng cách.
Bệnh nhi mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Tạ Nguyên
Hiện tại số ca mắc sởi đang có dấu hiệu tăng lên tại một số địa phương, nhiều cha mẹ do chưa biết cách chăm sóc trẻ đã để xảy ra các biến chứng của bệnh gây nguy hiểm. Việc chăm sóc trẻ trong những ngày bị bệnh, nhất là giai đoạn ban đỏ đang mọc dày rất quan trọng. Đặc biệt vấn đề rất nhiều cha mẹ thắc mắc là có nên tắm cho trẻ khi bị sởi.
Ths.Bs Trần Thị Thu Hương, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Việc giữ gìn vệ sinh, tắm rửa hàng ngày cho trẻ trong giai đoạn mắc bệnh sởi là rất quan trọng vì nếu không đảm bảo vệ sinh da, trẻ rất dễ bị bội nhiễm. Các cha mẹ không nên kiêng quá kỹ mà không tắm cho trẻ hoặc chăm sóc trẻ ở nơi phòng quá kín”.
Cũng theo BS. Hương, cách tắm cho trẻ bị sởi cũng khá đơn giản, chỉ cần cho trẻ tắm nước ấm, tắm ở nơi kín gió, không có gió lùa, tắm nhanh (dưới 10 phút) sau đó lau khô và giữ ấm người cho trẻ. Còn việc chăm sóc trẻ nên ở phòng thoáng khí, có thể mở hé cửa sổ để không khí bên ngoài tràn vào phòng. Đặc biệt phòng chăm sóc trẻ bệnh cần phải lưu thông không khí với bên ngoài để tránh tích tụ các vi khuẩn gây bệnh trong phòng trẻ.
BS.Hương cũng khuyến cáo, để phòng bệnh sởi cho trẻ, ngoài việc cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng sởi đủ mũi, đúng lịch; cần tránh cho trẻ tiếp xúc với những nơi có mầm bệnh, giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, tránh đưa trẻ tới nơi tập trung đông người, cho trẻ ăn đủ chất để tăng cường sức đề kháng…
Với những trẻ có nguy cơ mắc bệnh nên tiến hành cách ly từ 5- 7 ngày để tránh lây bệnh bằng cách: Đeo khẩu trang, ở phòng thoáng khí…. Trẻ bị sởi phải nghỉ học để tránh lây lan cho trẻ khác trong lớp học, trong trường. Không nên cho trẻ khỏe và trẻ bệnh dùng chung vật dụng cá nhân như: Khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa, đồ chơi… Cần làm sạch đồ chơi, đồ vật có thể chứa dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Với trẻ mắc sởi nhẹ có thể chăm sóc tại gia đình nhưng cần được theo dõi thật cẩn thận dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên chủ quan với bệnh. Khi thấy trẻ sốt cao hoặc bất thường, cần cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Theo baotintuc.vn
Những kỹ thuật sơ cứu cơ bản cho bé cha mẹ nên biết
Cha mẹ không biết cách xử lý, sơ cứu đúng những vết thương cho trẻ khi té ngã, bị cắn, côn trùng đốt,... có thể làm vết thương nhiễm trùng và gây phức tạp trong điều trị.
Các bé rất hiếu động nên việc xảy ra chấn thương là điều khó tránh khỏi. Một số chấn thương bình thường cũng có thể gây nguy hiểm tính mạng của bé nếu cha mẹ không biết cách xử lý và theo dõi.
Trẻ bị bé khác cắn
Chuyện hai bé cắn nhau rất thông thường, đặc biệt khi con có 3 cái răng trở lên. Các bé đều được tiêm phòng nên vết cắn không đáng lo ngại nếu không chảy máu nhiều. Tuy nhiên, khi không cầm được máu hoặc nhìn thấy 2 lớp thịt màu khác nhau. Cha mẹ bình tĩnh xử lý tình huống như sau:
Video đang HOT
- Tách hai bé ra xa, đừng la mắng bé cắn. Bế bé bị cắn ra chỗ khác và dỗ nín. Khi bé bình tĩnh, thực hiện các bước kế tiếp.
- Cho 3 giọt xà bông tắm của bé vào thau nhỏ để bé ngâm vết cắn 30 giây. Sau đó dùng ly múc nước sạch xối vào vết thương 5-6 lần
- Nếu vết thương sưng đỏ, mưng mủ, bé sốt nhẹ, mệt mỏi, cha mẹ cần đưa đi bệnh viện để xử lý. Trong 24 tiếng, nếu vết cắn bình thường, gia đình không cần lo lắng
Nếu biết bé bị cắn bởi một bé có bệnh truyền nhiễm nào đó (như HIV), sau khi xử lý bằng xà phòng như trên nhưng ngâm vết cắn trong 1 phút, cho vết cắn dưới vòi nước chảy 20 phút. Cuối cùng, cha mẹ đưa bé đi bệnh viện trong 2 giờ sau đó để xử lý tiếp.
Chuyện hai bé cắn nhau rất thông thường, đặc biệt khi con có 3 cái răng trở lên. Ảnh: Ucan.
Bé bị côn trùng đốt
Bé bị muỗi, kiến hoặc côn trùng cắn là việc rất hay xảy. Da bé cũng rất nhạy cảm với một số chất tiết ra từ vết cắn của côn trùng mà có những biểu hiện triệu chứng từ nhẹ đến nặng khác nhau. Có bé chỉ ngứa, đỏ bình thường, nhưng có bé sẽ sưng và xuất hiện bội nhiễm hoặc nhiễm trùng cơ hội (gây bệnh lý chốc lở), hoặc sẽ nóng sốt (có thể do phản ứng dị ứng diễn ra).
Cách xử lý:
- Rửa vết thương với nước sạch 3 lần bằng cách đổ nhẹ nước lên vùng bị cắn. Lưu ý, bạn chỉ áp dụng cho vết cắn không chảy máu.
- Dùng khăn nhúng nước lạnh đắp lên vết cắn 20 phút để giảm sưng và làm bé dễ chịu.
- Cắt ngắn móng tay của bé để bé hạn chế gãi gây lở loét vết cắn.
Nếu tình trạng gây sưng đỏ và đau cho bé, có thể dùng kem thoa chứa hydrocortisone (1%) hoặc bột nổi pha với một ít nước tạo dạng hồ sệt đắp lên vết cắn.
- Tình trạng không giảm nhẹ sau vài ngày bạn nên tư vấn bác sĩ.
- Không bôi dầu (dầu xanh, dầu gió) lên vết cắn hay vết đốt. Nếu bé bị ong đốt lên miệng, cổ hoặc đốt hơn 10 chỗ cũng nên tư vấn bác sĩ.
- Nếu bé biểu hiện mệt mỏi, sưng đỏ, triệu chứng phức tạp, khó thở gia tăng sau 24 giờ bị đốt, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Đa phần các trường hợp vết cắn sẽ lành sau vài ngày.
Bé bị té đụng đầu
Bé té hoặc bị đụng trúng đầu thường gặp với các bé dưới 4 tuổi. Hầu hết, nếu sự đụng trúng nhẹ, bé sẽ không khóc mà tiếp tục chơi. Tuy nhiên, triệu chứng nghiêm trọng của chấn thương đầu có thể trì hoãn đến vài giờ hoặc sang ngày hôm sau nên cha mẹ dễ bỏ sót, khi phát hiện thì tổn thương khó phục hồi.
Một số điều cha mẹ nên lưu ý:
- Độ cao bé ngã: Nếu bé ngã từ độ cao bằng hoặc cao hơn chiều dài của bé thì có thể gây chấn thương nghiêm trọng.
- Tư thế ngã: Ngã nằm ngửa hoặc nghiêng sẽ nghiêm trọng hơn bé ngã úp người.
- Vị trí vết thương: Vùng tổn thương phía sau ót, bên hông sẽ nhiều và nghiêm trọng hơn tổn thương trước trán.
Dù sau khi ngã bé không khóc nhiều hoặc vết thương không rõ ràng nhưng cha mẹ cần chú ý theo dõi nghiêm ngặt trong 6 giờ từ lúc bé té và ghi nhận tất cả biểu hiện. Nếu không có những biểu hiện trên trong 6 giờ đầu, bạn tiếp tục theo dõi 24 tiếng nhưng không cần quá nghiêm ngặt.
Dấu hiệu nghiêm trọng:
Nếu có một trong những dấu hiệu sau, gia đình nên cho bé vào bệnh viện, chụp hình, thăm khám để xử lý kịp thời:
- Mất ý thức (lờ đờ, ngủ li bì): Tình trạng này có thể gặp ngay khi va đập mạnh, mất ý thức kéo dài quá 2 giờ hoặc tình trạng này thường diễn ra trong 6 giờ theo dõi. Bé hay ngủ li bì khi chỉ vừa ngậm vú, bé có khuynh hướng ngủ trước khi bú đủ hoặc chỉ thích nằm không thích chơi.
- Mất đáp ứng. Cha mẹ nên hỏi bé thường xuyên, 30 phút một lần gây chú ý cho bé. Nếu bé thường phản ứng lại thì không sao.
Các bé rất hiếu động nên việc xảy ra các chấn thương là điều khó tránh khỏi. Ảnh: Gossipier.
- Nhiều hơn 2 lần ói vô thức.
- Vết thương sưng và có xuất huyết dưới da: Máu có thể chảy ra từ tai và khóe mắt. Cha mẹ cần chú ý lúc bé ngủ vào buổi tối, gọi cấp cứu ngay.
- Bé không thể tự nâng cánh tay hoặc chân. Bạn sẽ thấy bé ít di chuyển, thường thích nằm, ít vận động. Nếu bé lớn, bạn yêu cầu bé nâng chân tay lên. Nếu bé nhỏ bạn đưa món đồ chơi bé thích để cầm, nếu không nâng tay lên cầm thì đây có thể là một dấu hiệu.
- Xuất hiện những vùng xanh đen sau tai và dưới mắt.
- Bé khóc hoặc than đau hơn 50 phút.
- Bé lớn sẽ thấy chóng mặt. Bé nhỏ bỏ bú, bỏ ăn, khóc không lớn nhưng dai.
Cách xử lý khi trẻ bị va đầu:
- Ôm bé vào lòng và vỗ bé bình tĩnh. Kiểm tra mức độ ý thức của bé bằng cách nói chuyện để bé nghe giọng bạn, nhìn bé để bé nhìn bạn, chạm vuốt ve bàn tay và bàn chân bé để bé có nhận thức.
- Nếu vết thương sưng đỏ, bạn dùng một túi đá để lên vết thương 10 phút. Trong lúc đó, bạn luôn trò chuyện với trẻ như trên để kiểm tra mức độ còn ý thức của bé.
- Nếu chảy máu, ta dùng một miếng vải sạch đặt vào vết thương, giữ chặt để máu không chảy ra. Lúc này, gia đình cho bé vào viện để kiểm tra.
- Nếu bé không có vết thương rõ ràng, bạn nên theo dõi bé 6 giờ nghiêm ngặt như trên, sau đó là 24 giờ.
Thấu hiểu nỗi lo của hàng ngàn bà mẹ đang và sẽ mang thai, Zing.vn ra mắt ứng dụng tra cứu Lần đầu làm mẹ, giúp 9 tháng 10 ngày mang thai của mẹ khỏe mạnh và trọn vẹn hạnh phúc.
Ứng dụng được xây dựng dựa trên 40 tuần thai kỳ. Sau khi nhập ngày dự sinh, các bà mẹ sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về sự phát triển của em bé, quá trình thay đổi trên cơ thể mẹ theo từng tuần. Điều đó giúp cho các thai phụ và có được kiến thức cơ bản về hành trình mang thai.
Lần đầu làm mẹ không chỉ dừng lại ở việc tra cứu thông tin mà còn hỗ trợ giải đáp một số thắc mắc cơ bản của các sản phụ khi mang thai về chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn, xét nghiệm cần làm, nhắc bạn lịch tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Trải nghiệm ứng dụng tra cứu Lần đầu làm mẹ tại đây.
Bác sĩ Anh Nguyễn
Chuyên khoa Dinh dưỡng Nhi, ĐH Worcester.
Theo Zing
Dùng sữa mẹ chữa chàm sữa cho con, bệnh không khỏi mà da con còn bị tổn thương nặng Thấy con mặt đỏ ửng, mọc mụn, nhiều mẹ tá hỏa đi khắp nơi hỏi mẹo này cách kia để chữa cho con, chuyên gia cảnh báo dùng mẹo chữa chàm sữa cho trẻ có thể làm hỏng da trẻ. Dùng mẹo chữa chàm sữa, da con bị tổn thương nặng 3 tháng tuổi, con trai chị Nguyễn Thị Minh (Cầu Giấy) bị...