Tạm cấm vận chuyển gia cầm sống từ Trung Quốc
Trả lời phỏng vấn báo chí chiều 13/2, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (CGC) Cao Đức Phát cho biết, Việt Nam sẽ tạm thời cấm nhập khẩu gia cầm, sản phẩm gia cầm sống từ Trung Quốc dưới mọi hình thức.
Bộ trưởng cho biết:
- Hiện virus cúm gia cầm (CGC) đã xuất hiện nhiều loại, trong đó đáng lưu ý là chủng virus H7N9 đang gây dịch bệnh trên người ở Trung Quốc và một số nơi khác. Đặc biệt, ở Trung Quốc dịch đã lây lan đến Quảng Tây, giáp biên giới với 4 tỉnh của Việt Nam. Vì vậy, dịch có nguy cơ cao xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ cấp bách của chúng ta hiện tại là ngăn ngừa sự xâm nhập của virus này với những nỗ lực cao nhất.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát
Được biết, Ban Chỉ đạo đã đưa ra 4 tình huống để ứng phó, liệu nước ta sẽ rơi vào tình huống nào, thưa ông?
- Hiện nay, chúng ta chưa phát hiện được virus H7N9 ở Việt Nam nên nhiệm vụ quan trọng hàng đầu bây giờ là thực hiện mọi biện pháp để ngăn chặn virus vào Việt Nam. Do đó, cần phải theo dõi sát sao tình hình diễn biến trên thế giới, đặc biệt là khu vực biên giới phía Trung Quốc vào Việt Nam; cần thông tin đầy đủ cho người dân được biết đề có biện pháp chủ động tham gia ứng phó với loại virus này; thực hiện mọi biện pháp quyết liệt để ngăn chặn buôn bán vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm có thể mang theo virus vào Việt Nam; tổ chức giám sát chặt chẽ sự lưu hành của virus thông qua sản phẩm gia cầm cũng như môi trường có nguy cơ cao.
Video đang HOT
Để ngăn chặn dịch CGC lây lan sang nước ta, Ban Chỉ đạo sẽ có kế hoạch thực hiện như thế nào?
- Trong ngày 14/2, chúng tôi sẽ báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo về việc ban hành kế hoạch phòng chống CGC. Theo đó, biện pháp quyết liệt nhất được đưa ra là tạm thời nghiêm cấm tất cả các hoạt động buôn bán, cho tặng, vận chuyển, gia cầm, sản phẩm gia cầm tươi sống từ Trung Quốc vào Việt Nam. Việc cấm gia cầm và sản phẩm gia cầm tươi sống là vì chủng virus H7N9 sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 70 độ C trong 5 giây, nên tạm thời chỉ cấm nhập các loại gia cầm, sản phẩm gia cầm sống dưới mọi hình thức.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Phi Long (Dân Việt)
Bộ trưởng Nông nghiệp: 'Việt Nam gặp may trước siêu bão Haiyan'
"Cơn bão Haiyan với những gì nhìn thấy ở Philippines làm cho chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Có thể nói đất nước chúng ta đã gặp may, nhưng không thể may mãi", Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát trả lời trước hội trường chiều 19/11.
Cuối buổi chiều 19/11, danh sách chờ đến lượt chất vấn người đứng đầu ngành nông nghiệp vẫn rất dài. Nhiều đại biểu bày tỏ sự băn khoăn trước an toàn của người dân trong tình hình thiên tai, lũ lụt vừa qua cũng như sự an toàn của các hồ chứa.
Là đại biểu của một trong những tỉnh có số hồ đập lớn nhất cả nước, ông Lê Nam (Thanh Hóa) cho hay, Thanh Hoá có những hồ đã hoạt động hàng chục năm, phát huy tác dụng lớn trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, việc chăm lo, bảo trì chưa tương xứng. Vì thế, trong đợt mưa lũ gần đây, các hồ đều hoạt động vượt công suất thiết kế. "Nguy cơ mất an toàn hồ đập là rất lớn. Bộ trưởng có giải pháp nào ngăn ngừa thảm hỏa?", đại biểu Nam chất vấn.
Bộ trưởng Cao Đức Phát (phải) và Bô trương Bùi Quang Vinh bên hành lang Quốc hội. Ảnh: N.Hưng.
Trước thiệt hại lớn do trận lũ cách đây ít ngày đối với miền Trung và Tây Nguyên, đại biểu Phan Văn Quý yêu cầu Bộ trưởng Nông nghiệp tham mưu cho Chính phủ để có cơ chế đột phá, giúp người dân sống chung với lũ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "1.200 đập có vấn đề thì Bộ trưởng suy nghĩ xem liệu có vỡ không? Chúng ta bảo đảm tuy chưa đủ tiền hiện đại hóa nhưng cũng không được vỡ chứ? Nếu vỡ thì gay đấy, chỗ này là chỗ phải khẳng định. Bộ trưởng nói phải sửa mà không sửa là rất nguy hiểm. Chưa có tiền thì tìm cách báo cáo Chính phủ, Quốc hội để tính".
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, cả nước hiện có khoảng 6.800 hồ, trong đó có tới 1.200 "có vấn đề" và cần phải được tu bổ nâng và sửa chữa. Năm nay, trong số hơn 300 hồ hư hỏng, Chính phủ đã chi 500 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương nhưng mới sửa được 90. Bộ Nông nghiệp đang sửa nghị định quản lý an toàn hồ đập nhưng mặt khác cũng đề nghị Quốc hội quan tâm dành kinh phí để sửa chữa.
Trước băn khoăn của đại biểu Phan Văn Quý, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, để giúp người dân vượt qua mối đe dọa mưa lũ thường trực, xây nhà tránh lũ là một giải pháp. "Cơn bão Haiyan với những gì nhìn thấy ở Philippines làm cho chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Có thể nói đất nước chúng ta đã gặp may, nhưng không thể may mãi", Bộ trưởng kiêm Trưởng ban Phòng chống lụt bão trung ương, nói.
Tham gia giải trình thêm trước vấn đề này, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho hay, Việt Nam có hai khu vực cần đặc biệt quan tâm để xây nhà tránh lũ là đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Với đồng bằng sông Cửu Long, dù thường xuyên có lũ, đem lại nguồn lợi lớn về thổ nhưỡng, nhưng nếu ngập diện rộng thì sẽ gây hại. Điển hình như đợt lũ năm 2000 làm chết 500 người.
Theo Bộ trưởng Dũng, thấy rõ tác hại này, Thủ tướng đã phê duyệt chủ trương xây dựng vùng tuyến dân cư vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, đắp bờ bao, tôn nền ngập lũ. Đến nay giai đoạn 1 với tổng vốn 5.400 tỷ đồng đã hoàn thành với trên 800 cụm tuyến dân cư, bố trí cho 140.000 hộ khu vực ngập lũ ở, đạt 92% kế hoạch. "Cơn lũ gần đây thiệt hại đã giảm thiểu tối đa, bà con yên tâm sống ổn định hơn", ông Dũng nói.
Đối với giai đoạn hai, trước mắt cần xác định vùng người dân bị ngập trên 1,5m chưa có nhà kiên cố sẽ được hỗ trợ. Hiện Bộ Xây dựng đã lập đề án và được Chính phủ phê duyệt làm thí điểm 700 ngôi nhà chống lũ, có sàn cứng ở tầng một và hai, rộng 10-15m2. Trong đượt mưa lũ từ cơn bão số 13 vừa qua, những nhà này rất an toàn.
"Chính phủ đang chuẩn bị cùng Bộ Tài chính, Kế hoạch Đầu tư nguồn vốn 5.400 tỷ đồng cho 40.000 hộ với 10 triệu đồng từ ngân sách, vốn vay ngân hàng chính sách 15 triệu đồng mỗi hộ, còn lại người dân bỏ ra để tập trung làm thời gian tới", ông Dũng thông tin.
Người đứng đầu Bộ Xây dựng cho biết thêm, Bộ cũng đã cử đoàn công tác sang Philippines ghi nhận ảnh hưởng của siêu bão Haiyan tới công trình xây dựng để có phương án ứng phó. Song song là tìm hiểu về ảnh hưởng của thực trạng nước biển dâng để nghiên cứu quy hoạch đô thị, vùng ven biển ngập lũ...
Ngày mai, Bộ trưởng Nông nghiệp sẽ tiếp tục phần chất vấn với khoảng 30 phút đầu giờ đề gút lại những vấn đề được các đại biểu đặt ra hôm nay.
Cung trong phiên hop chiêu 19/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùngđặt câu hỏi với Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân: "Đồng chí có thể trả lời câu hỏi 5 năm nữa chúng ta có sánh được với Thái Lan không?". Bộ trưởng Quân: "Trong lĩnh vực nông nghiệp hiện chúng ta thua Thái Lan một số mặt, nhưng một số yếu tố tiềm ẩn cạnh tranh được. Riêng giống lúa, giống cây giống con có trình độ không thua kém Thái Lan. Thực tế canh tác, gieo trồng, năng suất Việ Nam cao hơn nhưng ta thua kém nhiều nhất ở khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Bộ Khoa học Công nghệ từ nay đến 2020 sẽ tập trung nghiên cứu biện pháp phòng trừ dịnh bệch, có hệ thống bảo quan sau thu hoạch tiên tiến...".
Theo VNE
Bộ trưởng Cao Đức Phát: May mắn trong bão Haiyan nhưng không thể may mãi Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (NN - PTNT) Cao Đức Phát trong phiên chất vấn Quốc hội chiều 19.11 khi đề cập đến cơn bão Haiyan (Hải Yến) vừa qua. Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời chất vấn chiều 19.11 - Ảnh: Ngọc Thắng Bộ trưởng Cao Đức Phát nói: "Cơn bão Haiyan...