Tạm bỏ qua nỗi lo Covid, giới đầu tư tìm niềm vui với dữ liệu kinh tế
Sau phiên bán tháo hôm thứ Tư (24/6), chứng khoán Âu, Mỹ hồi phục trở lại trong phiên thứ Năm (25/6) nhờ các thông tin kinh tế tích cực.
Ảnh AFP
Sau phiên lao dốc hôm thứ Tư, phố Wall giằng co trong phiên độ hẹp trong gần như suốt phiên thứ Năm khi giới đầu tư vẫn lo lắng về làn sóng bùng phát dịch thứ 2, đặc biệt là Apple tuyên bố tiếp tục đóng cửa trở lại 14 cửa hàng ở Florida, còn Thống đốc bang Texas Greg Abbott cho biết, ông đang tạm dừng việc mở cửa lại kinh tế theo giai đoạn của bang để đối phó với sự bùng phát mới của đại dịch.
Tuy nhiên, về cuối phiên, các chỉ số chính của phố Wall đã bật trở lại đóng cửa trong sắc xanh, lấy lại được gần phân nửa những gì đã mất trong phiên thứ Tư khi nhóm ngân hàng khởi sắc.
Nhóm ngân hàng khởi sắc sau khi Fed nới lỏng các quy tắc về điều kiện trả cổ tức và mua lại cổ phiếu quỹ của ngân hàng. Do đóm giới đầu tư kỳ vọng sau đợt kiểm tra thanh khoản sắp tới, nhiều ngân hàng sẽ vượt qua để có thể chia cổ tức cho cổ đông. Nhóm ngân hàng tăng 3,6% sau khi chạm đáy trong phiên thứ Tư.
Bên cạnh đó, thị trường còn được hỗ trợ từ nhóm năng lượng khi nhóm này tăng 1,9% theo đà hồi phục trở lại 2% của giá dầu thô.
Video đang HOT
Trong ngày thứ Năm, nhiều dữ liệu kinh tế quan trong của Mỹ được công bố như dữ liệu thất nghiệp tuần trước, số liệu điều chỉnh lần 3 tăng trưởng GDP quý I. Tuy nhiên, các dữ liệu này đều không có nhiều bất ngờ, đã nằm trong dự đoán trước đó của giới đầu tư nên không tác động nhiều tới thị trường.
Cụ thể, số người xin trợ cấp thất nghiệp giảm 60.000 xuống mức 1,48 triệu trong tuần trước, nhưng vẫn cao hơn mức dự báo của giới phân tích là chỉ 1,3 triệu đơn. Điều này cho thấy thị trường lao động Mỹ cần thời gian dài mới có thể phục hồi, nhất là khi làn sóng bùng phát dịch mới đang bắt đầu.
Trong khi đó, số đơn đặt hàng hóa chủ chốt của Mỹ đã tăng trong tháng 5, nhưng mức tăng chỉ lấy lại được một phần của sự sụt giảm trước đó.
Kết thúc phiên 25/6, chỉ số Dow Jones tăng 299,66 điểm ( 1,18%), lên 25.745,60 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 33,43 điểm ( 1,10%), lên 3.083,76 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 107,84 điểm ( 1,09%), lên 10.017,00 điểm.
Chứng khoán châu Âu cũng hồi phục trở lại vào cuối phiên sau phiên bán tháo hôm thứ Tư và lình xình gần như suốt phiên thứ Năm.
Chứng khoán châu Âu hồi phục trở lại khi tâm lý nhà đầu tư được cải thiện sau khi một cuộc khảo sát cho thấy, niềm tin tiêu dùng của người tiêu dùng Đức cải thiện vào tháng 7, đặc biệt là Ngân hàng châu Âu ( ECB) cho biết, sẽ cung cấp các khoản vay bằng euro cho các ngân hàng trung ương ngoài khu vực để tài trợ cho nền kinh tế, giúp ngăn chặn đà đổ vỡ của các nền kinh tế này, kéo theo đà đổ vỡ dây chuyền.
Một điểm đáng chú ý nữa trong phiên thứ Năm là sự khởi sắc của cổ phiếu Lufthansa với mức tăng 7,1% sau khi cổ đông lớn nhất của Công ty, tỷ phú Heinz Hermann Thiele không còn phản đối một gói cứu trợ của Chính phủ Đức trị giá 9 tỷ euro (10 tỷ USD) cho hãng hàng không này.
Kết thúc phiên 25/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 23,45 điểm ( 0,38%), lên 6.147,14 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 83,93 điểm ( 0,69%), lên 12.177,87 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 47,23 điểm ( 0,97%), lên 4.918,58 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Trung Quốc và Hồng K ông nghỉ lễ, thì chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc giảm mạnh do ảnh hưởng từ phiên bán tháo trước đó trên phố Wall và chứng khoán châu Âu.
Kết thúc phiên 25/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 274,53 điểm (-1,22%), xuống 22.259,79 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 49,14 điểm (-2,27%), xuống 2.112,37 điểm.
Giá vàng cũng giằng co trong biên độ hẹp trong phiên thứ Năm, đóng cửa trái chiều giữa giá vàng giao ngay và giá vàng tương lai. Giá vàng giao ngay kịp hồi trở lại khi chốt phiên, trong khi giá vàng tương lai có phiên giảm thứ 2 liên tiếp. Giá vàng giằng co khi chịu tác động trái chiều khi vai trò trú ẩn tăng lên trước làn sóng lây nhiễm virus Corona lần 2 ở nhiều nước, trong đó có Mỹ, cùng căng thẳng gia tăng giữa Mỹ – Trung Quốc, cũng như việc Mỹ sắp đánh thuế với hàng hóa châu Âu, còn một bên là áp lực chốt lời từ nhiều nhà đầu tư sau khi giá kim loại quý lên mức cao nhất 7 năm rưỡi.
Kết thúc phiên 25/6, giá vàng giao ngay tăng 3,9 USD ( 0,22%), lên 1.765,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 8 giảm 4,5 USD (-0,25%), xuống 1.770,6 USD/ounce.
Trong khi đó, sau phiên lao dốc mạnh hôm thứ Tư, giá dầu thô đã hồi phục trở lại trong phiên thứ Năm sau khi dữ liệu vừa công bố cho thấy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm trong tuần trước, trong đơn đặt hàng hóa chính hồi phục trong tháng 5.
Ngoài ra, giao thông đường bộ ở một số thành phố lớn của thế giới đã trở lại mức bình thường của năm 2019 vào tháng 6.
Kết thúc phiên 25/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,71 USD ( 1,87%), lên 38,72 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,74 USD ( 1,86%), lên 41,05 USD/thùng.
Giới chuyên gia cảnh báo Eurozone đang đứng trước nguy cơ giảm phát
Lạm phát ở Eurozone giảm trong 4 tháng liên tiếp sẽ làm tăng sức ép đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc ngăn chặn khu vực này rơi vào tình trạng giảm phát.
Eurozone đang đứng trước nguy cơ giảm phát. (Ảnh: Getty)
Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang trước nguy cơ giảm phát sau khi ghi nhận tỷ lệ lạm phát 0,1% trong tháng 5/2020, mức thấp nhất trong 4 năm qua, một phần giá năng lượng giảm và nhu cầu nội địa đi xuống.
Lạm phát cơ bản (không tính giá năng lượng và thực phẩm) của Eurozone trong tháng 5/2020 ổn định ở mức 0,9% trong tháng 5/2020, song các nhà kinh tế cảnh báo sức ép đối với giá cả ở khu vực này sẽ tiếp tục tăng.
Lạm phát ở Eurozone giảm trong 4 tháng liên tiếp sẽ làm tăng sức ép đối với Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) trong việc ngăn chặn khu vực này rơi vào tình trạng giảm phát, vốn sẽ đem lại các hậu quả nghiêm trọng tiềm tàng liên quan tới nợ, việc làm và mức sống của người dân.
Giới kinh tế dự báo giá cả hàng hóa sẽ tiếp tục giảm trên toàn Eurozone trong năm 2020 cho dù các nhà hoạch định chính sách của khu vực này nỗ lực đưa ra những gói kích thích kinh tế quy mô lớn. Chuyên gia kinh tế Bert Colijn của công ty tài chính ING nhận định, ECB có thể phải sẵn sàng ứng phó khủng hoảng do giảm phát trong thời gian tới.
Trong khi đó, nhà kinh tế Jessica Hinds của trung tâm nghiên cứu kinh tế Capital Economics cho rằng sức ép giảm phát ở Eurozone vẫn có thể còn tăng lên. Theo nhà kinh tế này, tỷ lệ lạm phát cơ bảnsẽ không thể duy trì trong thời gian dài khi nhu cầu sụt giảm, sau đó là sự hồi phục kinh tế chậm cùng với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Theo dự đoán của các nhà kinh tế, ECB có thể sẽ công bố tăng quy mô chương trình mua trái phiếu của cơ quan này thêm 500 tỷ euro (tương đương 555,24 tỷ USD) ngay trong tuần tới khi đang nỗ lực ứng phó các hậu quả kinh tế của dịch COVID-19./.
Chuyên gia kinh tế: EU có thể dùng đến "tiền trực thăng" khi Covid-19 tiếp tục tàn phá nền kinh tế Đây là điều chưa từng được tiến hành ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (EU zone) và cũng phần nào cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của đại dịch tới nền kinh tế khu vực. Theo các chuyên gia dự đoán, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ sử dụng đến cái gọi là "tiền trực thăng"...