Tạm biệt chồng
Anh à, hôm thứ hai em mới gửi đơn ly hôn cho tòa án để kết thúc cuộc hôn nhân ngắn ngủi không hạnh phúc này.
Trong hai năm làm vợ anh, em chỉ toàn sống trong nước mắt, buồn tủi và cô đơn. Em không cảm nhận được thế nào là mái ấm gia đình. Những lúc cần anh nhất là khi em mang thai và sinh con anh cũng không ở bên. Em lúc nào cũng đứng sau những sự lựa chọn của anh. Em cứ nghĩ khi có con rồi anh sẽ thay đổi, sống có trách nhiệm với gia đình, trưởng thành và con sẽ là sợi dây kết nối cho chúng ta gần nhau hơn. Vậy mà em đã sai rồi.
Em nhận ra chỉ khi người đàn ông thực sự yêu mới thay đổi vì người mình yêu thôi. Em đâu phải người anh yêu, nên anh sẽ không bao giờ thay đổi vì em cả. Em chỉ được nhận từ anh sự vô tâm đến tàn nhẫn. Buổi sáng khi thức dậy, điều anh làm là bấm điện thoại. Những lúc anh đi làm về cũng chỉ cầm điện thoại đến khi đi ngủ, không hề quan tâm đến hai mẹ con em. Em ăn cơm cũng phải giữ con, còn anh ngồi đó vô tư bấm điện thoại. Những lần em giặt đồ, rửa chén, con bò đến em phải gào lên anh mới chạy lại bế con với gương mặt khó chịu.
Chúng ta sống chung nhà mà như hai người xa lạ, không quan tâm chia sẻ yêu thương, chỉ toàn cãi vã. Thật sự em mệt mỏi, quyết định buông tay để giải thoát cho mình. Con mới 8 tháng tuổi nhưng em nghĩ sau này khi lớn lên con sẽ hiểu cho em, chắc chắn hai mẹ con em sẽ sống thật tốt. Tạm biệt anh, người em từng xem là tất cả.
Tận dụng những ngày cách ly xã hội để dạy chồng, dạy con
Gia đình đã có thời gian ở gần nhau, bù đắp những khiếm khuyết, gieo vào lòng nhau những hạt mầm vui vẻ và tin cậy.
Ăn sáng xong, thay vì tất tả đến cơ quan thì nay chị Hiền thủng thỉnh ngồi uống ly nước chanh mật ong và phát hiện: Thay vì tô chén phải rửa ngay sau khi ăn thì ba cha con nhà kia quăng cái vèo vào bồn rửa rồi cha sofa, con dưới sàn mỗi người một góc cắm mắt vào điện thoại và ipad.
Rất chăm chú. Ba cha con không hề biết chị còn ngồi đó y cục gì. Hẳn họ nghĩ chị đã đi làm như bình thường. Họ không hề biết từ hôm nay chị ở nhà.
Video đang HOT
Những ngày trước chỉ mình chị đi làm, ba cha con ở nhà trông nhau chị cũng an tâm. Còn nghĩ mình may mắn hơn vài đồng nghiệp khi cả hai vợ chồng vẫn đi làm phải nhốt con ở nhà, hoặc chồng ở nhà nhưng bất lực vì không biết giữ con.
Nhưng nay đến lượt chị ở nhà, có nhìn mới thấy những ngày "yên ả" của cha con anh là như thế nào.
Bữa sáng có chị lo. Bữa trưa đặt của nàng xóm giao tới, bát đũa dồn tới chiều mới rửa, nhà cửa lau dọn quấy quá cho xong bằng cách cái nào giấu được thì giấu, không thì quăng hết vào sọt bỏ tủ, ngày mai chỉ cần mang sọt ra. Đổ ụp xuống là xong.
Chị ngao ngán nhìn ba cha con. Bao quy định này kia ngày trước bị xoá tan không còn dấu tích. Trước kia chị nấu cơm em dọn bàn soạn chén, nay chị nhấc điện thoại lên đặt cơm thì mắc gì em phải lau bàn. Trên bàn ăn đủ thứ từ chai tương cà, tương ớt, xì dầu tới tăm bông, băng keo y tế đến vỏ trái cây, ống hút...
Nhà cửa lau dọn quấy quá cho xong bằng cách cái nào giấu được thì giấu, không thì quăng hết vào sọt bỏ tủ, ngày mai chỉ cần mang sọt ra. Đổ ụp xuống là xong. Ảnh minh họa
Chị nhắc thằng em thì nó ghen tỵ: "Chị Hai có làm gì đâu?" Nhắc con chị thì nó cáo: "Con dọn xong em lại bày, con mệt".
Riêng ông chồng to xác vẫn ngồi im thin thít với lý do: "Anh ở nhà nhưng vẫn phải làm việc, trả lời email trễ một xíu là toi đó em".
Chị không nói thêm, mở máy tính kê ra những việc phải làm. Nào là lau bàn ghế, hút bụi, lau nhà, dọn bếp, lau bàn ăn, rửa chén, tưới cây, nhặt rau, phơi quần áo...
Chị ưu tiên cho anh việc phơi quần áo và tưới cây, còn lại chị gọi hai con vào cho chúng tự chọn việc mình sẽ làm.
Ghen tị so bì nhưng rồi cũng đâu vào đấy. Ảnh minh họa
Cũng ghen tị so bì nhưng rồi cũng đâu vào đấy. Chị mất thêm nửa tiếng đồng hồ để sắp xếp thời gian cho hợp lý, tránh mấy giờ học online của con. Chị in bảng kế hoạch ra, dán ở bàn học và cửa phòng, giờ nào việc đó. Đầu tuần chị tặng cho mỗi con 100 điểm, chậm năm phút bị trừ 1 điểm, chậm 10 phút trừ 2 điểm, làm không đạt yêu cầu trừ 3 điểm... Cuối tuần thống kê một lần.
Ai còn từ 90 điểm trở lên sẽ được thưởng món quà lớn là năm cuốn truyện, trên 80 nhưng dưới 90 còn ba cuốn. Dưới 80 thì mơ đi cưng, quà không có mà còn bị phạt giảm thời gian chơi điện thoại 2 tiếng trong tuần sau.
Nhìn hai đứa trẻ răm rắp ai việc nấy, chồng nheo mắt thì thào: "Giờ mới thấy mẹ gian nha. Thưởng mà không thưởng!"
Chị nghiêm mặt: "Là do anh dung túng đó. Anh ở nhà, muốn yên tĩnh nên quăng điện thoại ipad cho chúng nó chơi. Trẻ con sức đề kháng yếu, chúng nó cứ mê mải quên hết việc phải làm. Tính tốt học khó chứ thói xấu học nhanh lắm. Anh có bao giờ nghĩ vài năm nữa con mình đi học xa nhà, cơm không biết nấu. Quần áo không biết giặt thì con sẽ sống sao. Vợ chồng mình đâu thể ở bên hai đứa chúng nó hoài?"
Chồng thôi cười: "Em nghĩ xa xôi quá. Lo gì cho nhanh già. Giờ cần gì phải lo toan việc nhà. Giúp việc osin thiếu gì!"
Chị lắc đầu: "Anh nói vậy không được. Cứ cho là sau này chúng nó khá có thể thuê giúp việc nhưng nếu không biết làm thì có thể biết giúp việc đang làm gì không? Ngày giỗ chạp này kia cũng để giúp việc làm hay sao? Chưa kể giúp việc cũng có ngày nghỉ, xin về quê, hoặc tệ hơn là chúng không có khả năng thuê giúp việc thì sao? Nhà có đám có tiệc, anh muốn thấy con mình biết gọt khoai, nhặt rau, chiên chả giò hay muốn nó đứng ôm cột lạ lẫm nhìn, rồi làng xóm sẽ nói mình không biết dạy con. Hoặc nói mùa dịch này xảy ra chuyện xấu, mình còn cơ hội dạy con không?"
"Em nói nghe sợ quá. Thôi em thấy đúng thì cứ làm", anh nói.
Rồi dịch sẽ qua nhanh thôi. Sau đó sẽ là những ngày nắng ấm đầy màu sắc. Ảnh minh họa
Sao lại không đúng, chị mỉm cười nhìn chồng: "Anh đã nói vậy thì từ nay sẽ không bênh vực bao che cho hai đứa đâu đấy!" Chị phải tranh thủ mấy ngày cách ly, tập lại và tạo thói quen cho con. Dạy con chưa bao giờ là sớm và cũng không bao giờ là muộn.
Mất hai ngày "đóng vai ác", giám sát và chỉ dẫn từng tí, hôm nay chị đã có thể yên tâm rằng các con sẽ giờ nào việc nấy, kết quả chưa được 100% như ý nhưng không sao, mỗi ngày sẽ mỗi hoàn thiện hơn.
Cảm ơn những ngày cách ly để gia đình chị có thời gian ở gần nhau hơn, bù đắp cho nhau những khiếm khuyết, gieo vào lòng nhau thêm những hạt mầm vui vẻ và tin cậy. Tự cách ly có gì đáng sợ? Chị không coi đó là hy sinh mà là cách bảo vệ mình.
Rồi dịch sẽ qua nhanh thôi. Sau đó sẽ là những ngày nắng ấm đầy màu sắc.
Bảo Châu
"Ngón cái ôm đồm" trước cơ hội hạnh phúc Có người bên xóm cũng để ý em, người ta mất vợ, nuôi con một mình, có mượn lời hỏi em muốn về ở chung không. Kính gửi chị Hạnh Dung, Em năm nay 48 tuổi, chưa lập gia đình. Hoàn cảnh nhà em khó khăn, nhà có ba chị em gái, hai đứa em đã lập gia đình nhưng cũng không may...