Tầm bắn mới của Iskander bao phủ 80% diện tích châu Âu
Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF và phát triển vũ khí mới, Nga cũng lập tức gia tăng tầm bắn cho tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander.
Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander sẽ được trang bị một loại đạn tấn công tầm xa độc đáo có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 2.000 km, mặc dù cho đến nay khả năng của hệ thống vũ khí này chỉ giới hạn trong phạm vi 500 km.
Những thông tin trên mới được Tập đoàn nhà nước Rostec trình bày trong một bản đồ họa, trong đó giới thiệu chung về tất cả các phiên bản hệ thống tên lửa Iskander của Nga, cả loại đã và sẽ được đưa vào trang bị trong tương lai.
Trong đó bao gồm biến thể cơ bản của hệ thống tên lửa Iskander là 9K720, một phiên bản hiện đại của Iskander-M và phiên bản trang bị 2 tên lửa hành trình Iskander-K có khả năng bao quát khoảng cách lên tới 2.000 km.
Infographic được Tập đoàn nhà nước Rostec của Nga giới thiệu về các phiên bản tên lửa chiến thuật Iskander
Video đang HOT
Với khả năng mới của tổ hợp Iskander được trang bị tên lửa tầm xa, hệ thống vũ khí này khi được triển khai tại khu vực Kaliningrad sẽ đủ sức bắn trúng mục tiêu trên 80% diện tích châu Âu, chỉ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là ngoại lệ.
Cần làm rõ rằng có khá nhiều tranh cãi liên quan đến tầm bắn của tên lửa Nga đối với phiên bản Iskander-K, bởi vì phía Mỹ tin rằng đây không phải là tên lửa hành trình mà là tên lửa đạn đạo có mã định danh 9M729.
Đáng chú ý là sự xuất hiện của các tên lửa tầm xa trang bị cho tổ hợp Iskander-K đã được Bộ Quốc phòng Nga công khai vào năm 2018, tuy nhiên không rõ lý do vì sao những dữ liệu này không được báo chí phương Tây chú ý.
Tầm bắn mới của tên lửa Iskander sẽ bao trùm lên tới 80% diện tích châu Âu
Theo diễn biến kể trên, rất dễ nhận thấy Nga đã có bước đi rõ ràng nhằm đáp trả việc Mỹ rút chân khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung – INF và bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung thế hệ mới.
Tuy nhiên như Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố, Moskva sẽ chưa triển khai tên lửa mới có tầm bắn vượt ngoài phạm vi của Hiệp ước INF trong trường hợp Mỹ chưa thực hiện bước đi tương tự.
Nhưng trên hết, cuộc đối đầu giữa Nga và Mỹ sẽ khiến các quốc gia châu Âu thành viên của NATO cảm thấy lo ngại nhất, bởi họ sẽ trở thành đối tượng bị ảnh hưởng rõ ràng trong cuộc đua tranh giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Tùng Dương
Theo vtc.vn
NATO cáo buộc Nga có "hành động gây hấn", cảnh báo sẽ đáp trả đầy đủ
Theo RIA Novosti, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp đáp trả việc Nga triển khai tên lửa mới tầm trung.
"Chúng tôi đang phản ứng và sẽ tiếp tục phản ứng một cách hợp lý đầy đủ trách nhiệm, đáp trả việc Nga triển khai tên lửa mới tầm trung, phá hủy Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn, gây rủi ro đáng kể cho an ninh của châu Âu-Đại Tây Dương", theo tài liệu tại cuộc họp của lãnh đạo các nước thành viên NATO tại Anh.
Biểu tượng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ảnh: RIA
Các nhà lãnh đạo các nước thành viên NATO nhấn mạnh rằng, "hành động gây hấn" của Nga là mối đe dọa đối với an ninh của châu Âu-Đại Tây Dương.
Trước đó, ngày 02/8/2019, Mỹ chính thức kích hoạt quá trình rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Nga nhiều lần tuyên bố, Nga không vi phạm nội dung và tinh thần của Hiệp ước INF và ngược lại, sẽ tiếp tục cáo buộc Mỹ vi phạm Hiệp ước INF và đã có cơ sở cho điều này. Phát ngôn viên của Tổng thống Nga tuyên bố: "Dù Hiệp ước INF đã bị hủy hoại bởi sai lầm của Mỹ, Tổng thống Putin vẫn thúc đẩy những nỗ lực nhằm ngăn chặn gia tăng căng thẳng và sự mất ổn định tình hình liên quan tới an ninh và ổn định toàn cầu, nếu các tên lửa tầm trung và ngắn từng bị cấm trước đây được triển khai".
Hiệp ước INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 08/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/1988. Theo INF, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình trên mặt đất tầm ngắn và tầm trung (từ 500 đến 5.500 km). Đây là hiệp ước đầu tiên giữa Washington và Moscow về giải trừ vũ khí hạt nhân và được xem là "hòn đá tảng" cho việc duy trì hòa bình thế giới suốt hơn 3 thập kỷ qua.
Thanh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet.vn
Triển khai tên lửa đạn đạo Iskander ở Kaliningrad, Nga kề 'lưỡi kiếm' vào 'yết hầu' phương Tây? Quân đội Nga đã triển khai tên lửa đạn đạo Iskander kiểu mới tại khu vực Kaliningrad, hành động này không khác gì kề dao vào yết hầu các nước phương Tây và là đòn răn đe có hiệu quả những tư tưởng chống Nga. Truyền thông Nga mới đưa tin, Tư lệnh Binh chủng tên lửa và pháo binh Nga, tướng Mikhail...