Talk show đặc biệt trận ĐT Việt Nam – Thái Lan: “Long tranh hổ đấu”, giờ ai sợ ai?
Trước thềm trận “ Siêu kinh điển” Đông Nam Á giữa Việt Nam và Thái Lan trên sân Mỹ Đình vào 20h00 ngày 19/11, hãy cùng hai bình luận viên Quang Huy và Phạm Tấn, MC -Vlogger Minh Hải điểm qua những thông tin nóng nhất về hai đội bóng trên.
Thái Lan chính là đối trọng lớn nhất của Việt Nam tại đấu trường Đông Nam Á, và sự kình địch này lại càng trở nên bùng phát khi HLV Park Hang Seo dẫn dắt đội tuyển “ Sao vàng”. Chiến lược gia Hàn Quốc đã nâng tầm và giúp các đội tuyển Việt Nam chữa “căn bệnh sợ Thái” tồn tại nhiều thập kỷ qua.
Việt Nam không còn e ngại Thái Lan
Dưới thời Park Hang Seo, U23 Việt Nam đánh bại U23 Thái Lan với tỷ số 2-1 tại M150 Cup 2017. Hai năm sau đó, U23 Việt Nam hủy diệt kình địch tới 4 bàn không gỡ tại vòng loại U23 châu Á 2020. Ở giải giao hữu Cúp Nhà vua Thái Lan (King’s Cup) 2019 trên đất Thái Lan, tuyển Việt Nam đánh bại người Thái 1-0 nhờ bàn thắng duy nhất của Anh Đức.
Nhà báo Phạm Tấn cho rằng bóng đá Việt Nam và Thái Lan có nhiều duyên nợ, song Việt Nam đang nợ Thái Lan nhiều hơn là duyên. Tuy nhiên, Việt Nam đang tạo được thế tận tốt trước Thái Lan ở những cuộc đối đầu gần đây, như chiến thắng tại King’s Cup và trận hòa tại Thammasat ở lượt đi vòng loại World Cup 2022.
Đi sâu tìm hiểu vấn đề, nhà báo Phạm Tấn cho rằng lý do để Việt Nam đang dần tiệm cận và vượt Thái Lan về mặt đẳng cấp nằm ở việc chúng ta đang đào tạo trẻ tốt, sự xuất hiện của HLV Park Hang Seo, cùng với đó là những vấn đề nơi hậu trường của bóng đá Thái Lan.
Bên cạnh đó, nhà báo Phạm Tấn cho rằng lý do dẫn đến tâm lý “Việt Nam sợ Thái Lan” là sự khác biệt về mặt trình độ, đặc biệt là ở giai đoạn những năm 2017 đổ về trước. Cầu thủ Việt Nam trước đó không có được kỹ thuật cá nhân cơ bản tốt như hiện tại. Bây giờ Việt Nam không có những cầu thủ quá lắt léo hay nghệ sỹ, nhưng nền tảng kỹ thuật cá nhân tốt giúp thu hẹp khoảng cách về trình độ với Thái Lan.
Trong khi đó, bình luận viên Quang Huy dẫn một câu nói của một cầu thủ thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam, rằng “ngày xưa Thái đá bóng mình đá người”, còn giờ thì ngược lại, đặc biệt là ở trận đấu tại King’s Cup. BLV Quang Huy cho rằng trước đó trình độ của từng cầu thủ Việt Nam không thua kém nhiều Thái Lan, nhưng tuyển Thái Lan được cọ xát nhiều, và trong một số tình huống khi đối đầu với Việt Nam, người Thái thường có may mắn.
Sau cùng, BLV Quang Huy cũng chia sẻ những điều khiến bóng đá Việt Nam phải chờ đợi quãng thời gian quá lâu để cạnh tranh sòng phẳng với bóng đá Thái Lan nằm ở cách điều hành ngây thơ, với “điểm rơi” thường vào những giải giao hữu chứ không phải các giải đấu chính. Câu chuyện này đã được thay đổi với HLV Park Hang Seo, với sự kín kẽ và cẩn trọng cần thiết.
Theo Minh Đức (Khám Phá)
Video đang HOT
Một lời giải oan cho Công Phượng
Những pha bóng bị cho là "tối" của Công Phượng dường như là một lựa chọn cực đoan trong đội tuyển vốn chơi rất hợp lý của ông Park Hang-seo. Nhưng tại sao Phượng vẫn được chọn?
Cũng thật trớ trêu là bàn thắng duy nhất của Nguyễn Tiến Linh trong trận Việt Nam - UAE tối 14/11 lại đến từ một lựa chọn xử lý cực đoan không kém vào cuối hiệp một: Tiến Linh nhận bóng ở trung lộ, với cự ly rất xa khung thành, bất thần tung ra một cú sút ở đẳng cấp thế giới. Đó là tình huống mà nhiều cầu thủ có đẳng cấp cao hơn Tiến Linh rất nhiều cũng không dám mơ ước thực hiện thành công trong một trận đấu chính thức.
Đấy là tình huống mà khoảng trống ở cánh phải là rất rõ ràng, và Trọng Hoàng đã sẵn sàng băng xuống đáy biên để căng ngang hoặc tạt bổng. Một tiền đạo "hợp lý" sẽ xử lý theo bài không thể rõ ràng hơn: đưa bóng ra biên cho tiền vệ phải trước khi xâm nhập vòng cấm để đón lõng quả tạt, hoặc chạy chỗ chiến thuật nếu có thêm nhiều tiền vệ tham gia tạo các "điểm cắt" trong vòng cấm.
Sau khi vào sân, Phượng thực hiện 3 tới 4 pha đột phá trong đó có 2 lần đưa được bóng vào vòng cấm đối thủ.
Khi xử lý pha bóng cực khó ấy, Tiến Linh có lẽ đã xác định sẽ phải nhận chỉ trích nếu bóng đi ra ngoài. Xác suất ăn bàn là vô cùng thấp. Nhưng cuối cùng thì chính lựa chọn rủi ro ấy đã biến anh thành người hùng, với bàn thắng duy nhất.
Phân tích vậy để thấy bản chất của pha bóng đó là hết sức ngẫu nhiên và thiếu hợp lý, cho dù khi đó UAE chỉ còn 10 người. Không có chút tính chiến thuật nào trong đó cả. Đơn giản đấy là tình huống mà một cầu thủ đã tự quyết định "trồi" ra ngoài hệ thống và cũng xác định sẽ tự chịu trách nhiệm với lựa chọn điên rồ của anh ta. Được ăn cả, ngã về không. Một bàn thắng, xét bản chất, mang phong cách rất... Công Phượng.
Lựa chọn đánh đổi của ông Park Hang-seo
Sau khi vào sân, Công Phượng thực hiện 3-4 cú đi bóng xộc thẳng vào hàng thủ đông người của đối phương. Nhìn rất "tối", nhất là khi đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo luôn nổi tiếng với sự hợp lý, chặt chẽ. Chỉ một trong số đó mang lại hiệu quả: Phượng trả bóng và Quang Hải sút sạt cột dọc.
Thực ra, đó là điều không mới trong lối chơi của Công Phượng: từ khi nổi danh trong màu áo đội U19 cách đây 5-6 năm, trận nào anh cũng chơi như thế cả, và đôi khi thành công thì anh lại làm cả nước vỡ òa. Theo dõi Phượng rê bóng như đang nhìn một nghệ sĩ xiếc đi trên dây không có bảo hộ: khi rơi xuống, sẽ không ai đỡ nổi anh ta.
Các HLV có vài lựa chọn: một, huấn luyện để anh ta chơi hợp lý hơn; hai, phủ nhận anh ta, thay luôn mỗi khi rê bóng rườm rà; ba, không thay đổi gì cả, hoặc chỉ điều chỉnh một chút, và sử dụng phong cách ấy phù hợp với thế trận.
Lựa chọn một có vẻ hợp lý nhất, nhưng khó khả thi dựa trên thực tế: phong cách "cứng đầu" cực đoan này đã hình thành và đeo bám Phượng từ khi bắt đầu sự nghiệp tới giờ, và bản thân anh không có khả năng ra quyết định tốt đủ để chơi hợp lý hơn. Nếu ông Park chọn hai, chúng ta sẽ không có Công Phượng trên tuyển, không cần phải bàn, và cũng là lựa chọn dễ dàng nhất. Ba là một lựa chọn mang tính chất "tự nhiên": để cho anh ta là chính mình, và áp dụng đúng hoàn cảnh.
Anh không được hỗ trợ nhiều trong các tình huống bóng ấy khi tuyển Việt Nam đã chuyển sang trạng thái phòng thủ.
Đó cũng là lựa chọn của HLV Park Hang-seo, với tính hai mặt mà đôi khi nhà cầm quân phải chấp nhận. Một khán giả bình thường cũng nhận ra rằng tung Phượng vào sân sẽ tốn bóng như nào, cũng như Phượng chưa bao giờ là một người giỏi trong việc ra quyết định (đặc biệt là tình huống xử lý cuối cùng), không có lý gì ông Park không nhận ra những hạn chế ấy.
Có thể trong 6-7 lần đi bóng, ông chỉ cần Phượng thành công một lần. Hoặc ông muốn Phượng làm đối phương tiêu hao thể lực. Hoặc đơn giản là khi đội bạn thiếu người, chúng ta cần thêm những giải pháp khó đoán hơn. Không ai biết ông Park thật sự nghĩ gì, nhưng có lẽ là trong một vài bối cảnh cụ thể của trận đấu, ông sẵn sàng chấp nhận những hạn chế của Phượng. Một canh bạc linh hoạt.
Về chuyên môn, điều này không hiếm ngay cả trên thế giới, dù bóng đá hiện đại ngày một đòi hỏi các cầu thủ phải toàn diện hơn. Chúng ta từng thấy những mẫu tiền đạo chơi vật vờ và làm cả đội phải chơi như "chấp người" cả trận (Filippo Inzaghi là điển hình), nhưng vô cùng hiệu quả ở khâu dứt điểm; hoặc ngược lại là những mẫu trung phong chơi rất tốn bóng và cũng bị CĐV nhà chỉ trích rất nhiều vì khả năng dứt điểm (dù đôi khi chỉ là cảm tính), nhưng lại có khả năng quấy rối và cường độ hoạt động cao.
Tất nhiên, mọi so sánh đều có sự khập khiễng, nhưng khi sử dụng con người, các HLV đều đã sẵn sàng "sống chung" với cả hai mặt đặc tính của một cầu thủ. Và có một vài người thì "biên độ đánh đổi" rõ ràng đến mức các khán giả sẽ phải phát bực nếu sự đánh đổi hạn chế của anh ta trên sân chưa đem lại hiệu quả, như Công Phượng.
Một trong các pha bóng bị cho là "tối" của Công Phượng đã tạo ra cơ hội ngon ăn cho Quang Hải.
Tiếng kèn Vuvuzela trong dàn hợp xướng
Tối 14/11, nhìn chung thì phong cách của Công Phượng cũng cung cấp cho đội tuyển Việt Nam một giải pháp khác khi UAE mất người và chơi lùi xuống: đi bóng xộc thẳng vào hàng thủ đối phương, gây rối loạn, tận dụng tình huống lập bập, hoặc gián tiếp tạo bóng hai.
Văn Toàn là tiền đạo tốc độ nhưng cần khoảng trống để bứt phá. Quang Hải rê bóng và xử lý hợp lý hơn Phượng rất nhiều, nhưng phong cách ngày một mẫu mực của anh cũng dẫn đến việc là Hải không phải lựa chọn tối ưu để quấy rối đối phương kiểu "nhây" như Phượng. Tiến Linh chuộng các pha xử lý đơn giản (nhưng tối 14/11 thì anh lại ghi bàn theo đặc tính rất... Công Phượng: xử lý cá nhân bất chấp và sẵn sàng đón nhận "hậu quả").
Tất nhiên, lựa chọn mang tính cực đoan, như đã nói, đồng nghĩa với sự đánh đổi: bộ kỹ năng của Công Phượng có các cụm từ "đi bóng xộc thẳng hàng thủ đối phương", và "vô cùng kiên định, quyết tâm", nhưng đi kèm với nó có thể là sự "thiếu hợp lý", "ra quyết định kém", "tốn bóng", thậm chí "gây khó chịu cho người xem".
Việc đưa Phượng vào sân đơn giản là một động thái mà ông Park có thể "gạt" mức độ ngẫu hứng trong các pha xử lý của đội tuyển lên mức rất cao, nhưng cũng đồng nghĩa luôn với việc tạo ra sự lộn xộn, và rất thiếu... logic. Trong hệ thống vốn rất hợp lý của tuyển Việt Nam, những cú đi bóng của Công Phượng quả là như tiếng kèn Vuvuzela.
Trong hệ thống vốn rất hợp lý của tuyển Việt Nam, những cú đi bóng của Công Phượng quả là như tiếng kèn Vuvuzela.
Đến đây có một câu hỏi: sự đánh đổi là không nhỏ, vậy liệu rằng có thể có các lựa chọn vừa phá cách vừa hài hòa cho đội tuyển được không? Câu trả lời là có và không. Nhưng đấy là một lựa chọn mà cho đến giờ vẫn cho thấy sự "mát tay" của ông Park nhiều hơn là thất bại. Và đấy cũng là quyết định dũng cảm, của một người hiểu rõ khó khăn với lựa chọn của mình, nhưng vẫn chấp nhận để có thể tập hợp được lực lượng vì mục tiêu chung.
Tất nhiên, để chơi theo phong cách cứng đầu, thậm chí "tối tăm" như thế, Phượng cũng đã chấp nhận đánh đổi, không chỉ trên sân, mà còn dưới bão táp chỉ trích sau khi trận đấu đã kết thúc.
Về bản chất, đấy cũng chỉ là một lựa chọn. Không có đúng sai. Chúng ta xem bóng đá đều kỳ vọng vào sự hợp lý, nhưng chính chiến thắng đêm 14/11 cũng cho thấy rằng đôi khi sự bất hợp lý có thể đẹp đẽ đến như thế nào.
Theo Zing
CĐV Việt Nam lo sốt vó về lối đá "hời hợt" của Công Phượng Trong trận đấu ĐT Việt Nam gặp ĐT UAE tại vòng loại World Cup 2022 trên sân Mỹ Đình tối qua (14/11), Công Phượng vào sân từ ghế dự bị nhưng không thể hiện được nhiều. Cuộc so tài với UAE có ý nghĩa rất quan trọng với ĐT Việt Nam trong cuộc đua tranh suất vào vòng loại cuối cùng World Cup...