Taliban ra sắc lệnh về quyền của phụ nữ
Ngày 3/12, chính quyền Taliban ở Afghanistan đã ban hành sắc lệnh về quyền của phụ nữ, trong đó nêu rõ không được coi phụ nữ là “tài sản” và việc kết hôn phải được sự đồng ý của phụ nữ.
Phụ nữ Afghanistan đợi rút tiền bên ngoài một ngân hàng ở Kabul, ngày 15/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Sắc lệnh quy định không được ép buộc phụ nữ kết hôn và người vợ phải được chia tài sản chung khi người chồng qua đời. Sắc lệnh yêu cầu các tòa án phải căn cứ các quy định mới về quyền của phụ nữ khi ra phán quyết, đồng thời các bộ phụ trách thông tin và tôn giáo phải nỗ lực thúc đẩy các quyền này. Tuy nhiên, sắc lệnh không đề cập quyền của phụ nữ được tiếp cận giáo dục hoặc ra ngoài làm việc.
Video đang HOT
Sau khi giành kiểm soát Afghanistan vào giữa tháng 8 vừa qua, Taliban tuyên bố sẽ không áp dụng các chính sách hà khắc như thời kỳ Taliban nắm quyền lãnh đạo từ năm 1996-2001. Theo đó, Taliban đã cho phép mở trường học dành cho nữ sinh tại một số tỉnh và đưa ra những thông điệp ôn hòa như khuyến khích phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội, thậm chí tham gia chính quyền mới. Tuy nhiên, trong chính phủ tạm quyền của Taliban công bố hồi đầu tháng 9, tất cả các vị trí cấp cao không có đại diện của nữ giới.
Taliban đang đứng trước sức ép của cộng đồng quốc tế ra điều kiện chỉ hợp tác với chính quyền Taliban nếu chính quyền này tôn trọng các quyền cơ bản ở Afghanistan, bao gồm quyền của phụ nữ.
Taliban ngăn nữ viên chức Kabul đi làm
Taliban yêu cầu các nữ nhân viên chính quyền thủ đô Kabul chưa quay lại đi làm vào tuần tới, song vẫn trả lương cho họ.
Neamatullah Barakzai, lãnh đạo cơ quan nâng cao nhận thức cộng đồng Kabul của Taliban, hôm 21/10 cho biết nhiều nữ viên chức chính quyền thủ đô được yêu cầu không đi làm, trong khi Taliban lên kế hoạch mới cho họ. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy Taliban sẽ tiếp tục hạn chế quyền của phụ nữ tại Afghanistan.
Lệnh cấm không áp dụng với các nữ nhân viên làm việc trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Barakzai cho biết thêm Taliban vẫn sẽ đảm bảo trả lương cho toàn bộ nữ viên chức chính quyền dù họ không đến công sở.
Sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan, Taliban cam kết sẽ đảm bảo quyền lợi của phụ nữ trong khuôn khổ luật Hồi giáo. Trong giai đoạn nắm quyền năm 1996-2001, Taliban áp đặt nhiều biện pháp hà khắc với nữ giới, như không cho đi học, đi làm và không được ra ngoài nếu không có nam giới đi kèm.
Binh lính Taliban chạm mặt nhóm phụ nữ Afghanistan biểu tình ở Kabul hôm 8/9. Ảnh: Los Angeles Times.
Phó thủ tướng chính quyền lâm thời Taliban Abdul Salam Hanafi trong chuyến thăm Nga tuần này cũng cam kết sẽ cho phụ nữ Afghanistan tiếp tục làm việc tại đồn cảnh sát và văn phòng hộ chiếu.
"Chúng tôi đang cố gắng cung cấp các điều kiện làm việc cho phụ nữ ở những lĩnh vực cần tới họ, theo luật Hồi giáo", Hanafi nói, đảm bảo phụ nữ Afghanistan "không bị phân biệt đối xử".
Nhiều phụ nữ Afghanistan vẫn thường xuyên biểu tình trên khắp cả nước để phản đối những hạn chế về công việc và học tập do chính quyền Taliban áp đặt. Phụ nữ Afghanistan còn yêu cầu được tham gia vào chính phủ mới, sau khi Taliban công bố nội các lâm thời toàn nam giới hồi tháng 9.
Afghanistan đang rơi vào khủng hoảng kinh tế sau khi Taliban giành quyền kiểm soát đất nước. Một số nước từng tài trợ hàng tỷ USD viện trợ cho Afghanistan đang kêu gọi Taliban thể hiện tiến bộ trong chính sách với phụ nữ và quyền công dân trước khi nối lại dòng tiền.
Taliban sẽ tạm thời áp dụng hiến pháp quân chủ, trao quyền cho phụ nữ Chính quyền Taliban tại Afghanistan ngày 28/9 cho biết sẽ tạm thời áp dụng bản hiến pháp năm 1964, văn bản lần đầu tiên trao quyền bầu cử cho phụ nữ và mở cánh cửa cho phụ nữ tham gia chính trị tại quốc gia Nam Á này. Phụ nữ Afghanistan trong trang phục Burqa tại bệnh viện Wazir Akbar Khan ở Kabul,...