Taliban nói IS không phải là mối đe dọa đối với Afghanistan
Phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid vừa khẳng định tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) không phải là mối đe dọa đối với Afghanistan dù chân rết của IS mới đây tiến hành vụ đánh bom đẫm máu ở thủ đô Kabul.
Các tay súng ISIS-K trong một hình ảnh tuyên truyền của tổ chức này. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH NY POST
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo Bild của Đức hôm nay 6.9, ông Mujahid đã đưa ra nhiều lý do để giải thích cho quan điểm của ông rằng IS không gây ra mối đe dọa cho Afghanistan, theo hãng tin TASS.
Ông Mujahid nói rằng IS ở Afghanistan không đến từ Iraq hay Syria, và chỉ một số lượng nhỏ người Afghanistan chịu ảnh hưởng của IS, chống lại các lực lượng nước ngoài đóng tại Afghanistan. Ông còn khẳng định tình trạng không có chính quyền Hồi giáo đã thúc đẩy IS tại Afghanistan chống lại lực lượng nước ngoài.
Phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid phát biểu trước một đơn vị của Taliban tại sân bay ở Kabul ngày 31.8. Ảnh REUTERS
Ông Mujahid cam đoan rằng sau khi binh sĩ nước ngoài rút khỏi và Taliban lên nắm quyền, hệ tư tưởng cực đoan của IS sẽ không lan truyền khắp Afghanistan và đất nước này sẽ an toàn.
Ông Mujahid cũng nhấn mạnh một sự khác biệt lớn giữa Taliban và IS. Đó là Taliban “không bao giờ có ý tưởng tấn công nước ngoài hay các nhà ngoại giao nước ngoài và can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác”. “Những gì chúng tôi làm trong 20 năm qua là nhằm đem lại độc lập cho đất nước chúng tôi”, ông Mujahid nhấn mạnh.
Lãnh đạo phe đối lập Afghanistan sẵn sàng đối thoại với Taliban
Ông Mujahid đưa ra khẳng định trên sau khi tổ chức khủng bố ISIS-K, một nhánh trung thành với tổ chức IS, nhận trách nhiệm vụ đánh bom đẫm máu bên ngoài sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul vào chiều 26.8. Vụ đánh bom đó đã khiến hơn 170 người chết, trong đó có 13 binh sĩ Mỹ, theo tờ The New York Times dẫn lời giới chức y tế ở Kabul. Một quan chức Taliban cũng cho hay có 28 thành viên của lực lượng này nằm trong số người thiệt mạng, theo Reuters.
ISIS-K do các tay súng tách ra từ lực lượng Taliban thành lập vài tháng sau khi IS tuyên bố lập nhà nước tự xưng ở Iraq và Syria vào năm 2014. Một năm sau đó, ISIS-K được giới lãnh đạo IS công nhận khi bắt đầu cắm rễ ở đông bắc Afghanistan, cụ thể là các tỉnh Kunar, Nangarhar và Nuristan.
Theo AFP, tổ chức ISIS-K đứng sau nhiều vụ tấn công chết chóc nhất trong vài năm qua, nhằm vào dân thường ở cả Afghanistan lẫn Pakistan, tại các thánh đường, quảng trường và thậm chí bệnh viện. Nhóm này đặc biệt nhằm vào những người Hồi giáo dòng Shiite.
Taliban muốn thiết lập quan hệ tốt đẹp với Mỹ sau 20 năm chiến tranh
Taliban kêu gọi thiết lập quan hệ hữu nghị với Washington khi binh lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Afghanistan sau cuộc chiến kéo dài 20 năm.
Người phát ngôn của Taliban Zabihullah Mujahid (Ảnh: AFP).
Phát biểu trước các phóng viên hôm 31/8 tại sân bay quốc tế Hamid Karzai, Zabihullah Mujahid, người phát ngôn của Taliban, nói rằng lực lượng này "muốn có một mối quan hệ ngoại giao và tốt đẹp với người Mỹ".
Tuyên bố của Taliban được đưa ra sau khi những quân nhân Mỹ cuối cùng lên máy bay rời khỏi thủ đô Kabul, khép lại chiến dịch sơ tán hỗn loạn và đánh dấu chấm hết cho 20 năm can thiệp quân sự của Mỹ tại Afghanistan.
Cuộc chiến dài nhất của Mỹ tại Afghanistan khiến gần 2.500 lính Mỹ và khoảng 240.000 người Afghanistan thiệt mạng, tiêu tốn khoảng 2 nghìn tỷ USD.
Theo người phát ngôn Mujahid, cuộc họp kéo dài 3 ngày của hội đồng lãnh đạo Taliban đã diễn ra dưới sự dẫn dắt của lãnh đạo tinh thần hàng đầu của nhóm, Hibatullah Akhundzada, ở thành phố phía nam Kandahar - nơi được xem là thành trì của Taliban.
"Một số quyết định đã được đưa ra liên quan đến việc bảo vệ tài sản công và cơ sở hạ tầng cũng như đối xử tốt với người dân và cung cấp cơ sở vật chất cho họ", người phát ngôn của Taliban cho biết.
Ngoài ra, Taliban cũng tổ chức các cuộc tham vấn "về việc thành lập một chính phủ Hồi giáo và nội các mới".
Taliban đã ăn mừng chiến thắng, gọi khoảnh khắc Mỹ rời đi là ngày độc lập trọn vẹn của Afghanistan. Tuy vậy, lực lượng này đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới khi lên nắm quyền điều hành đất nước.
Ban lãnh đạo của Taliban sẽ phải xây dựng một chính phủ hoạt động hiệu quả, tìm cách để sân bay Kabul tiếp tục hoạt động sau khi Mỹ rút đi, ngăn chặn việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu, đẩy lùi một cuộc khủng hoảng kinh tế sau khi Mỹ cắt viện trợ và tránh một cuộc nội chiến với lực lượng vũ trang của các nhóm sắc tộc và nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ngày 31/8, cuộc sống dường như trở lại bình thường ở thủ đô Kabul.
Các nhà hàng và hiệu thuốc mở cửa trở lại, với đám đông xuất hiện ở các khu chợ và ùn tắc giao thông làm tắc nghẽn các tuyến đường ở thủ đô. Lực lượng an ninh Taliban có vũ trang mặc quân phục Mỹ tuần tra trên xe bán tải.
Trong khi các ngân hàng và ATM đã mở cửa trở lại, người dân vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tiền của họ. Người dân Kabul cho biết giá thực phẩm và dược phẩm thiết yếu đã tăng tới 50% trong vài tuần qua.
Các chuyến bay tới Afghanistan tạm dừng hoạt động. Việc Mỹ rút quân khiến cơ quan kiểm soát không lưu ở Kabul không có người vận hành.
Mặc dù Taliban đã tuyên bố ân xá, song những người từng là thành viên của chính phủ cũ vẫn cảm thấy lo sợ. Một người từng làm việc cho chính phủ Afghanistan trước đây cho biết ông đã lẩn trốn trong 2 tuần qua để tránh cuộc truy lùng của Taliban. Người này cho biết một số chiến binh Taliban đã tìm đến nhà ông và một trong những đồng nghiệp của ông đã bị giết.
Taliban đã cho thấy hình ảnh ôn hòa hơn kể từ khi lên nắm quyền, tuyên bố phụ nữ và trẻ em gái có thể đi làm và đi học trong khuôn khổ luật Hồi giáo Sharia, ân xá cho tất cả những người từng làm việc cho chính phủ Afghanistan, và kêu gọi quan hệ tốt với cộng đồng quốc tế.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết mối quan hệ của Mỹ với Taliban hiện phụ thuộc vào hành động của lực lượng này. Trong khi đó, Trung Quốc ngày 31/8 kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ Taliban.
Lính Taliban mặc quân phục Mỹ sục sạo sân bay Kabul Các thành viên Taliban mặc quân phục Mỹ kiểm tra những thiết bị còn lại ở sân bay Kabul, sau khi lực lượng Mỹ rút hoàn toàn khỏi Afghanistan. "Lực lượng Taliban tràn vào sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, tiếp quản những trang thiết bị, vũ khí và quân phục Mỹ sau khi quân đội Mỹ hoàn thành quá trình...