Taliban mời gọi phương Tây “mang tiền đến đầu tư, đừng mang súng”
Taliban đang kêu gọi các nước trở lại giúp quốc gia Trung Nam Á khôi phục kinh tế, sau khi Afghanistan bị tàn phá do cuộc chiến kéo dài 20 năm.
Thống đốc tỉnh Helmand, Afghanistan Talib Mawlawi (Ảnh: Guardian).
Thống đốc mới của tỉnh Helmand, Afghanistan Talib Mawlawi, người đã lãnh đạo lực lượng thuộc Taliban đối đầu với phương Tây trong hàng chục năm tại thị trấn Sangin, tỉnh Helmand vẫn đặt một khẩu súng trên bàn làm việc. Tuy nhiên, ông khẳng định với Guardian rằng, chiến tranh giờ đây đã khép lại sau khi Mỹ và phương Tây rút quân khỏi nước này hồi tháng trước.
Ông kêu gọi các nước thành viên liên minh quân sự NATO rằng, họ hãy thừa nhận Taliban là lãnh đạo chính danh của Afghanistan, và hãy quay trở lại, nhưng với tiền đầu tư, chứ không phải là súng đạn.
“Chúng tôi đã từng đối đầu nhau trong các trận chiến. Giờ đây, quý vị (các nước phương Tây) có thể khiến chúng tôi phấn chấn nếu như quý vị thừa nhận chính phủ này”, ông Mawlawi, ám chỉ chính phủ lâm thời Afghanistan mà Taliban mới lập ra hồi tuần trước.
Giờ đây, khi Taliban kiểm soát thủ phủ Lashkar Gar của Helmand, các cuộc đối đầu đã lần đầu tiên dừng lại sau 20 năm. Giống hầu hết các nơi khác tại Afghanistan, Helmand đang đứng bên bờ vực có thể dẫn tới sự sụp đổ về kinh tế. Và cũng giống như các quan chức Taliban khác trên khắp quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh này, ông Mawlawi cũng kêu gọi chính phủ nước ngoài hỗ trợ cho nỗ lực khôi phục kinh tế.
Ông cho rằng, các quốc gia nước ngoài đã gây ra chiến tranh ở Afghanistan và “cộng đồng quốc tế nên giúp chúng tôi với các nỗ lực viện trợ nhân đạo và tập trung vào việc phát triển giáo dục, kinh doanh và thương mại”.
“Cộng đồng quốc tế thường giúp các quốc gia nhận được sự ủng hộ từ dân thường tại nước đó. Chúng tôi mang lại an ninh và chúng tôi có được sự ủng hộ từ người Afghanistan, vì vậy họ nên giúp chúng tôi và thừa nhận chính phủ của Taliban”, ông Mawlawi nhấn mạnh.
Người dân gặp khó khăn chồng chất
Video đang HOT
Tay súng Taliban đứng gác trên đường phố Lashkar Gah, Helmand (Ảnh: AP).
Theo Guardian , những kêu gọi từ một người từng là kẻ thù không đội trời chung với phương Tây trong 2 thập niên qua dường như cho thấy thực tế là Taliban đang phải đối mặt với khó khăn khi chèo lái một quốc gia nghèo đói, bị tàn phá nghiêm trọng.
Chính phủ chưa thể trả lương trong vài tuần qua. Nhiều người làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã di tản hoặc dự án họ làm việc bị dừng lại. Các nhà hàng vắng khách, và tình hình làm ăn ở các cửa hàng khá chậm chạp.
Tuy nhiên, một câu hỏi lớn đang được đặt ra cho triển vọng liệu nước ngoài có viện trợ cho Taliban hay không là vấn đề quyền của phụ nữ. Dưới áp lực từ cộng đồng quốc tế, Taliban đã cho phép bé gái đi học tiểu học. Các cơ sở đào tạo cấp cao hơn cũng đã cho phép phụ nữ theo học, dù Taliban tuyên bố sẽ áp dụng các quy tắc Hồi giáo cứng rắn như không cho họ học cùng nam giới và phải mặc đồ che kín cơ thể khi đi học.
Những câu hỏi khác về số phận của phụ nữ Afghanistan vẫn còn bỏ ngỏ ví dụ như, liệu ngoài ngành y tế và giáo dục, phụ nữ có được phép trở lại làm việc ở những ngành khách hay không? Phụ nữ sẽ có vai trò gì trong chính quyền mới? Ông Mawlawi nói rằng chính phủ lâm thời do Taliban lập ra đang bàn bạc về việc này.
Quan chức này giờ đây khẳng định rằng, người dân địa phương nơi ông quản lý có thể xây dựng lại những gì đã mất trong hòa bình và mọi người có thể kiếm sống. “Đã chiến tranh 20 năm rồi và giờ đây sẽ cần một khoảng thời gian để mọi thứ trở lại bình thường”, ông Mawlawi cho biết.
Với người dân ở Lashkar Gah, tỉnh Helmand, họ ủng hộ tình hình an ninh ổn định hiện tại sau khi Taliban lên nắm quyền. Những cuộc chiến kéo dài hàng chục năm đã tàn phá nơi họ sinh sống. Họ cũng lo ngại về tình hình kinh tế và liệu Taliban có tiếp tục áp dụng đường lối quản lý hà khắc theo luật Hồi giáo như 2 thập niên trước hay không.
Samiullah, 26 tuổi, chủ một cửa hàng bán trang sức và đồ trang trí, kêu gọi phương Tây hỗ trợ kinh tế cho Afghanistan, đồng thời bày tỏ hy vọng Taliban sẽ không can thiệp vào đời sống cá nhân của người dân.
Khatera, người mẹ 4 con, trở thành góa phụ khi người chồng là cựu quân nhân Afghanistan thiệt mạng hồi đầu năm nay. Cô phải đi làm giúp việc cho các gia đình giàu có hơn để nuôi con, nhưng giờ đây họ đã rời hết đi sau khi Taliban lên nắm quyền. Khoản tiền ít ỏi cô được nhận định kỳ sau cái chết của người chồng quân nhân giờ cũng chấm dứt. Không còn tiền bạc, gia đình cô giờ đây phải ngủ trong chợ.
“Tôi không có vấn đề với Taliban nhưng các con tôi cần được ăn. Chính phủ trước đã được thế giới công nhận nên tôi mong quốc tế sẽ công nhận chính phủ mới để họ có thể giúp chúng tôi”, Khatera nói.
Báo cáo chỉ ra sai lầm của Mỹ dẫn tới 20 năm sa lầy ở Afghanistan
Văn phòng Tổng Thanh tra đặc biệt về tái thiết Afghanistan (SIGAR) của Mỹ đã chỉ ra những sai lầm chiến lược khiến Washington lún sâu trong cuộc chiến kéo dài 20 năm tại Afghanistan.
Trực thăng Mỹ quần thảo trên bầu trời Kabul hôm 15/8 làm nhiệm vụ sơ tán nhà ngoại giao, vài giờ trước khi chính quyền Afghanistan sụp đổ (Ảnh: AP).
Ngày 17/8 - tức 2 ngày sau khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan, SIGAR - một cơ quan do quốc hội Mỹ lập ra vào năm 2008 về điều tra việc tái thiết Afghanistan - đã công bố một bản báo cáo đánh giá các hoạt động và chiến lược của Mỹ ở Afghanistan trong hàng chục năm qua.
Bản báo cáo đã vạch ra những "sai lầm" trong suốt 20 năm dẫn tới việc Mỹ bị sa lầy tại Afghanistan.
"Hai mươi năm trôi qua, nhiều việc đã được cải thiện, nhiều điểm vẫn chưa. Nếu mục tiêu của Washington (tham chiến ở Afghanistan) là tái thiết và để lại một quốc gia Afghanistan có thể tự lực và gây ra mối đe dọa rất nhỏ cho lợi ích an ninh quốc gia Mỹ thì kết quả rất ảm đạm. Nếu quý vị nhìn vào số tiền chúng ta đã chi và những gì chúng ta đã nhận được, nó thật sự khiến mọi người giật mình", SIGAR kết luận.
Ngoài ngân sách gần 1.000 tỷ USD chi cho các hoạt động tham chiến và tái thiết Afghanistan, Mỹ cũng hứng chịu những thiệt hại về người, với 2.443 quân nhân thiệt mạng. Ngoài ra, 66.000 quân nhân và 48.000 thường dân Afghanistan cũng thiệt mạng vì cuộc chiến.
Mục tiêu của Mỹ khi tham chiến ở Afghanistan là tiêu diệt nhóm khủng bố khét tiếng Al-Qaeda, lật đổ Taliban - nhóm bảo vệ trùm khủng bố Osama Bin Laden khi đó, ngăn mầm mống khủng bố trỗi dậy ở Afghanistan và cuối cùng là hỗ trợ việc thiết lập một chính phủ Afghanistan mới.
SIGAR đánh giá, với mục tiêu cuối cùng, Mỹ đã đạt được một số thành tựu, nhưng cũng mắc nhiều sai lầm. Những điểm sáng được chỉ ra là, tuổi thọ trung bình ở Afghanistan trong 20 năm qua đã tăng lên, tỷ lệ biết chữ và GDP bình quân đầu người đã tăng, trong khi tỷ lệ tử vong ở trẻ em giảm.
Những sai lầm
Theo giới chuyên gia, nền tảng cho bất cứ nền tảng xây dựng đất nước là an ninh. Nếu người dân không cảm thấy an toàn, thì sự bất ổn và nạn tham nhũng sẽ ngày càng leo thang trong khi nền kinh tế lao dốc.
Vào năm 2001, nền kinh tế Afghanistan bị ảnh hưởng nặng nề vì sau nhiều năm chiến tranh. Hai mươi năm sau, dù Mỹ đã đổ hàng nghìn tỷ USD vào Afghanistan, nước này vẫn là một trong những nền kinh tế yếu kém nhất thế giới. Năm ngoái, cựu Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani thừa nhận rằng, 90% dân số nước này có mức sống dưới 2 USD mỗi ngày.
Mỹ được cho không hiểu rõ quy mô của sự tham nhũng ở Afghanistan. Giới tinh hoa Afghanistan đã lợi dụng sự hào phóng của Washington để làm giàu cho bản thân, gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong đất nước và làm giảm tính hợp pháp của chính phủ Afghanistan mà Mỹ muốn củng cố cho vững mạnh hơn. Tệ nạn "binh sĩ ma" trong quân đội Afghanistan là một ví dụ. Theo các chuyên gia, quân đội Afghanistan tồn tại những quân nhân chỉ tồn tại trên giấy tờ, nhằm mục tiêu hưởng lương và khoản tiền này rót vào túi các chỉ huy cấp cao.
SIGAR chỉ ra rằng, trong một thời gian dài, Mỹ đã tin rằng họ ủng hộ một chính phủ Afghanistan minh bạch, tuân thủ quy tắc và sẽ mang lại lợi ích cho công chúng, nhưng điều này là không chính xác. Một ví dụ rõ ràng nhất cho thấy một số quan chức Afghanistan đã lợi dụng các nguồn tài trợ của Mỹ để làm lợi cho bản thân, rồi đem chia phần cho các nhóm phiến quân nổi dậy để họ không thực hiện các vụ tấn công. Điều này khiến cho ngân sách của Mỹ bỏ ra đã bị sử dụng sai mục đích và không giải quyết được mục tiêu cốt lõi.
Quân nhân Mỹ và Afghanistan trong một nhiệm vụ ở Marjah, tỉnh Helmand tháng 2/2010 (Ảnh: Reuters).
Một trong những khoản đầu tư "thua lỗ" nhất của Mỹ là 88,3 tỷ USD mà họ dành để huấn luyện và trang bị cho quân đội Afghanistan từ tháng 5/2002 tới tháng 3 năm nay. Thực tế trên chiến trường đã cho thấy, đội quân hùng hậu, trang bị khí tài áp đảo của Afghanistan đã nhanh chóng buông bỏ vũ khí tại nhiều khu vực khi đối thủ Taliban tiến tới. Chiến dịch quân sự của Taliban thành công một cách chớp nhoáng một phần là do tinh thần chiến đấu rệu rã của quân đội Afghanistan trong những ngày cuối.
Mỹ dường như đã đánh giá sai thực lực của đội quân mà họ đã huấn luyện trong 20 năm qua và cũng như áp dụng sai chiến thuật đào tạo. Ví dụ, Mỹ cố gắng kết hợp các hệ thống khí tài tiên tiến và hệ thống quản trị của phương Tây vào một đội quân có phần lớn binh sĩ vẫn còn mù chữ. Điều này đã gây ra sự phụ thuộc của quân đội Afghanistan vào Mỹ, dẫn tới việc khi Washington rời đi, phía Afghanistan đưa ra hàng loạt quyết sách sai lầm trên chiến trường, dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng trước Taliban.
Taliban phát hiện kho vàng khổng lồ trong nhà cựu Phó Tổng thống Afghanistan Các tay súng Taliban đã tìm thấy nhiều tiền mặt và lượng vàng khổng lồ trong nhà của cựu Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh. Ảnh: Sputnik Theo đài Sputnik (Nga), hôm 13/9, hãng thông tấn Afghanistan Khaama Press đã chia sẻ một đoạn video lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy các tay súng Taliban khoe số tài sản...