Taliban khởi động chiến dịch “tấn công Mùa Xuân” vào quân Mỹ
Sau khi các thủ lĩnh liên tiếp thiệt mạng, tổ chức khủng bố Taliban đã khởi động chiến dịch tấn công lớn nhằm vào lực lượng quân sự Mỹ ở Afghanistan.
Taliban khởi động chiến dịch tấn công quân đội Mỹ
Ngày 21-5, lực lượng Taliban tuyên bố cuộc tấn công vào đoàn xe của quân đội Mỹ ở quận Bagram, thuộc khu vực miền trung của Afghanistan là do chúng thực hiện, nằm trong khuôn khổ “Chiến dịch Omara”, với hàng loạt cuộc tấn công vào quân đội Mỹ đồn trú ở nước này.
Cùng ngày, hãng Khaama Press đưa tin, một kẻ đánh bom tự sát đã tấn công đoàn xe của quân đội Mỹ ở quận Bagram, nơi đặt căn cứ không quân của quân đội Mỹ. Theo thông tin của các nhân chứng, kẻ đánh bom tự sát đã lao thẳng xe gắn bom vào giữa đoàn xe quân sự cùa quân đội Mỹ.
Ngay sau đó, tổ chức khủng bố Hồi giáo Taliban đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công này và cho biết đã có nhiều nạn nhân trong cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên, nhà chức trách địa phương vẫn chưa đưa ra các thông tin có liên quan về vụ tấn công khủng bố này.
Được biết, vào hôm 12/4 vừa qua, Taliban đã tuyên bố khởi động chiến dịch “tấn công mùa xuân” hàng năm, với tên gọi “Chiến dịch Omara”, để tưởng nhớ thủ lĩnh Taliban là Mullah Omara đã chết.
Theo tin của hãng AP (Associated Press), các tay súng khủng bố tuyên bố sẽ tiếp tục “cuộc thánh chiến” chống những kẻ xâm lược Mỹ và chính thức khởi động chiến dịch tiến hành các cuộc tấn công vào lực lượng Mỹ ở Afghanistan từ lúc 5 giờ địa phương ngày 12/4.
Hiện Taliban đang tiến hành cuộc chiến vũ trang chống chính quyền Afghanistan, đồng thời cũng cạnh tranh khốc liệt với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và cả al-Qaeda. Hiện nay, khu vực kiểm soát chủ yếu của tổ chức này là các khu vực nông thôn của Afghanistan.
NATO chưa muốn quân đội Mỹ rút hết khỏi Afghanistan
Tình hình ở Afghanistan đã xấu đi đáng kể trong thời gian gần đây. Lực lượng Taliban trước đây đã chiếm đóng một phần lớn các vùng nông thôn của đất nước, bây giờ bắt đầu phát động những chiến dịch tấn công quy mô lớn vào các thành phố.
Ngoài ra, trên lãnh thổ Afghanistan, tổ chức khủng bố IS và al-Qaeda cũng gia tăng ảnh hưởng của mình. Thậm chí IS đã đăng tải những hình ảnh thể hiện chúng đã mở một căn cứ huấn luyện “hoành tráng” ở tỉnh Khorasan của nước này.
Video đang HOT
Hàng loạt thủ lĩnh Taliban thiệt mạng
Được biết, trong thời gian qua, các thủ lĩnh của Taliban liên tiếp thiệt mạng do bị lực lượng quân sự Mỹ ở Afghanistan tiêu diệt hoặc bị giết trong các cuộc đấu đá giữa các nhóm khủng bố. Mới đây nhất là vào ngày 22-5, Ban lãnh đạo tổ chức khủng bố Hồi giáo này đã xác nhận về cái chết của thủ lĩnh Ahtar Mansur.
Hãng AP đưa tin dẫn lời một nhân vật thế lực của “Taliban” là Abdul Rauf cho biết, quả thực vị thủ lĩnh của chúng đã thiệt mạng, trong bối cảnh trước đó, giới quân sự Mỹ tuyên bố rằng, thủ lĩnh Taliban là Ahtar Mansur đã bị tiêu diệt trong một cuộc không kích.
Sau đó, Thủ tướng Afghanistan Abdullah Abdullah cũng phát biểu trước báo giới và xác nhận rằng, một trong những thủ lĩnh hàng đầu của Taliban là Ahtar Mansur đã bị tiêu diệt trong một vụ không kích vào ngày 20-5 vừa qua.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông địa phương và tổ chức Taliban cho đến gần đây vẫn bác bỏ thông tin này. Trước đó, truyền thông đã thông báo về việc hai người thiệt mạng trên một chiếc taxi, khi di chuyển trên khu vực biên giới Afghanistan-Pakistan trong đêm 20 tháng 5.
Các tay súng khủng bố Taliban chủ yếu kiểm soát vùng nông thôn Afghnistan
Vào hồi cuối tháng 12 năm ngoái, chính quyền Afghanistan cũng đã xác nhận rằng, thủ lĩnh Taliban Mullah Akhtar Mohammad Mansour thực sự đã chết.
Theo Phó Tổng thống thứ nhất Afganistan, ông Soltan Fayazi, tên này đã bị thương trong một trận đánh mang tính chất nội bộ ở thành phố Quetta (thủ phủ tỉnh Baluchistan, Pakistan-BT), sau đó tên này được đưa tới bệnh viện và chết ở đó vì vết thương.
Phó Tổng thống IRA cũng thông báo trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin “Bokhdi” về cái chết của Mullah Abdullah Sarhadi, một trong những thủ lĩnh cũ của “Taliban”, cũng thiệt mạng trong trận đấu súng trên.
Được biết, đứng trước tình hình ngày càng rối ren của Afghanitan với sự lộng hành của 3 tổ chức khủng bố Taliban, IS và al-Qaeda, giới lãnh đạo NATO cho rằng, cần kéo dài thời gian hiện diện của quân đội Mỹ tại Afghanistan – tờ The Washington Post đưa tin.
Được biết, tại cuộc họp Brussels ngày 19-5, với sự tham gia của chỉ huy các lực lượng Mỹ và NATO tại Afghanistan là tướng John Nicholson, cùng với các quan chức quân đội Afghanistan, các bên đã thảo luận tình hình hiện tại trong khu vực này.
Ông Petr Pavel, người đứng đầu ủy ban quân sự NATO tuyên bố, khối này ngả theo xu hướng quân đội Mỹ nên ở lại Afghanistan; hiện vẫn chưa đủ điều kiện rút hết quân nước ngoài (NATO có khoảng 12.800 binh sĩ ở Afghanistan, trong đó 6900 lính Mỹ).
Toàn Thắng
Theo_Báo Đất Việt
Quân Assad bất ngờ tấn công như vũ bão
Quân đội Syria trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad được cho là đang phát động những cuộc tấn công ở quy mô và cường độ mạnh "chưa từng có". Diễn biến này có nguy cơ phá hỏng nỗ lực của cộng đồng quốc tế đang được dồn cho tiến trình hoà bình ở Geneva sắp tới.
Cuộc chiến ở Syria vẫn tiếp tục leo thang
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ ở ở Anh cho biết, ít nhất 18 dân thường đã thiệt mạng ở tỉnh Aleppo hôm 2/2 trong các đợt tấn công mạnh "chưa từng có".
Thông tin về các cuộc tấn công của quân đội Syria cũng được phe nổi dậy ở nước này xác nhận.
"Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến những cuộc tấn công mạnh như thế kể từ khi cuộc nổi dậy bắt đầu bùng lên", ông Basma Kodmani - phát ngôn viên của nhóm đối lập chính của Syria - Uỷ ban Đàm phán Cấp cao (HNC), cho biết.
Cùng với đó, Nga tiếp tục thả hàng trăm quả bom oanh kích dữ dội các khu vực ở Syria kể từ hồi đầu tuần để hậu thuẫn cho lực lượng của ông Assad trong chiến dịch tấn công mạnh mẽ đang diễn ra.
Quân đội Syria và các đồng minh của họ đã tiến những bước tiến mạnh mẽ trên chiến trường ở Aleppo và biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ kể từ hôm 2/2, giúp họ cắt đứt các tuyến đường cung cấp hậu cần và tiếp viện chính cho phe đối lập ở những khu vực này.
Chiến dịch tấn công ồ ạt vào Aleppo và khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ của quân đội là nhằm để phá vỡ hàng rào phòng thủ của phe nổi dậy ở đây, giúp họ tiến sâu vào hai ngôi làng Nubul và alZahraa của người Hồi giáo dòng Shiite. Đây là cộng đồng những người trung thành với Damascus và họ đã bị bao vây bởi các phe nhóm đối lập ở Syria trong suốt thời gian qua.
Đây là chiến dịch tấn công lớn đầu tiên của quân đội vào phía bắc Aleppo - một thành phố vốn bị chia cắt làm hai với một bên do chính quyền kiểm soát và bên kia do phe nổi dậy chiếm đóng.
Damascus và các đồng minh của họ đang tiến hành các cuộc tấn công ồ ạt ở các mặt trận trên khắp đất nước Syria và đang giành những chiến thắng ý nghĩa, giúp họ có khả năng chiếm ưu thế trên bàn đàm phán khi tiến trình này dự kiến sắp được khởi động ở Geneva, Thuỵ Sỹ.
Cuộc chiến ở Syria đang đảo chiều một cách ngoạn mục theo hướng có lợi cho chính quyền Tổng thống Assad. Không thể phủ nhận rằng, thành công của quân đội Syria có được phần lớn là nhờ sự can thiệp của Nga vào chiến trường này.
Moscow chính thức tham chiến ở Syria từ hôm 30/9 theo lời đề nghị chính thức từ chính quyền của Tổng thống Assad. Nga đã đưa hàng loạt chiến đấu cơ thiện chiến vào chiến trường Syria và thực hiện chiến dịch không kích mạnh mẽ, quyết liệt nhằm vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Phương Tây cáo buộc, chiến dịch của Nga không nhằm chống lại IS mà nhằm để tiêu diệt phe nổi dậy đang chống lại đồng minh Assad của Moscow. Nga bác bỏ cáo buộc này, khẳng định mục tiêu của họ là diệt trừ IS.
Hơn 260.000 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc chiến ở đất nước này nổ ra cách đây gần 5 năm.
Trước tình hình Syria mỗi lúc một nghiêm trọng khi có thêm nhân tố đáng sợ là IS, các cường quốc thế giới đang nỗ lực thúc đẩy tiến trình hoà bình nhằm tìm một giải pháp chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu ở nước này. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hoà bình mà Liên Hợp Quốc dự định khởi động từ tuần trước đang liên tiếp bị trì hoãn do nhiều trục trặc nảy sinh, trong đó có việc phe đối lập ban đầu từ chối ngồi vào bàn đàm phán nếu các điều kiện của họ không được đáp ứng.
Tiến trình đàm phán hoà bình bắt đầu có tia hy vọng khi phe nổi dậy bất ngờ chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán và bản thân Nga cũng đồng ý để đại diện của các phe đối lập cực đoan ở Syria tham gia.
Đặc phái viên của Syria tại Liên Hợp Quốc - ông Staffan de Mistura tin rằng, các cuộc đối thoại lần này có thể là cơ hội cuối cùng cho việc tìm kiếm một giải pháp nhằm kết thúc cuộc xung đột ở đất nước Trung Đông. Tuy nhiên, người ta lo ngại, tiến trình hoà bình cho Syria một lần nữa phải đối mặt với nguy cơ đổ vỡ khi các cuộc xung đột tiếp tục leo thang mạnh mẽ trên chiến trường.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Quân đội Syria ra tối hậu thư cho phiến quân ở Đông Ghouta Chiến đấu cơ Syria ngày 9/5 đã thả truyền đơn cho phiến quân Hồi giáo ở Đông Ghouta cơ hội cuối cùng trước khi tiến hành chiến dịch quân sự quy mô lớn. Theo Fars News, hàng ngàn truyền đơn được thả xuống thành trì của các nhóm khủng bố tại các ngôi làng và thị trấn khác nhau ở miền Đông Ghouta....