Taliban bắt hai công dân Malaysia đầu quân cho ISIS-K ở Kabul
Hai phiến quân người Malaysia được cho là chiến đấu trong hàng ngũ của chi nhánh Nhà nước Hồi giáo tại Afghanistan ( ISIS-K) đã bị lực lượng Taliban bắt giữ.
Các tay súng Taliban dùng xe bọc thép Humvee để chắn ngang đường gần sân bay Kabul ngày 28/8. Ảnh: AFP
Tờ The Times của Anh dẫn lời quan chức tình báo của Taliban Maulawi Saifullah Mohammed tuyên bố lực lượng Hồi giáo này đã bắt giữ 6 phiến quân, gồm 4 người Afghanistan và hai người Malaysia, trong một trận đấu súng ở phía Tây Kabul đêm 26/8. Tuy nhiên, thông báo không nêu rõ danh tính của hai công dân Malaysia trên.
Người đứng đầu lực lượng cảnh sát Malaysia ngày 28/8 cho hay quốc gia này đang tìm kiếm sự giúp đỡ của các cơ quan an ninh nước ngoài để xác định thông tin về hai công dân bị Taliban bắt ở Afghanistan vì tham gia tổ chức khủng bố IS.
Tổng Thanh tra Cảnh sát Acryl Sani Abdullah Sani cho biết nhà chức trách Malaysia hiện không có thông tin về sự tham gia của bất kỳ người Malaysia nào trong nhóm chiến binh ở Afghanistan.
Trong thập kỷ qua, hàng chục công dân Malaysia đã ra nước ngoài để tham gia hàng ngũ IS ở Syria cùng các nước khác. Một số đã được phép quay về Malaysia dưới các điều kiện của chính quyền, song không rõ còn bao nhiêu người vẫn tham gia các phong trào cực đoan ở nước ngoài.
Video đang HOT
Tình trạng xung đột giữa Taliban và ISIS-K đã leo thang tại Kabul sau vụ tấn công khủng bố sân bay Kabul hôm 25/8 khiến khoảng 200 người thiệt mạng.
ISIS-K đang hoạt động ở Nam và Trung Á nhằm mục đích thành lập một tổ chức Hồi giáo ở khu vực từng được gọi là Khorasan.
Thông điệp IS gửi Taliban qua vụ đánh bom sân bay Kabul
Vụ đánh bom tự sát tại sân bay Kabul được coi là nỗ lực của IS nhằm khẳng định vị thế ở Afghanistan và cảnh báo Taliban không nên xích lại gần Mỹ.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), nhánh hoạt động tại Afghanistan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, thừa nhận họ tiến hành vụ đánh bom tự sát ở sân bay Kabul ngày 26/8, khiến hơn khoảng 170 người thiệt mạng.
Người thân khiêng linh cữu nạn nhân vụ đánh bom tại sân bay ở Kabul lên xe ngày 26/8. Ảnh: AFP .
Cuộc tấn công diễn ra sau cảnh báo của Mỹ và các quốc gia khác về nguy cơ IS tấn công sân bay quốc tế Hamid Karzai, nơi Mỹ đang sơ tán hàng nghìn công dân, người dân các nước đồng minh và người Afghanistan có thị thực đặc biệt, trong bối cảnh Mỹ sắp rút toàn bộ quân khỏi nước này.
Sau khi nắm quyền kiểm soát, Taliban đang cố thể hiện rằng họ không còn là nhóm mà thế giới nhớ đến 20 năm trước. Chính quyền mới đã cam kết sẽ không cho phép các cuộc tấn công khủng bố diễn ra và không ai bị tổn hại ở Afghanistan.
Yang Shu, cựu trưởng khoa nghiên cứu về Trung Á tại Đại học Lan Châu, Trung Quốc, đánh giá IS-K đang cố gắng chứng tỏ nhóm này vẫn có ảnh hưởng ở Afghanistan, khi Taliban dường như xích lại gần các chính phủ nước ngoài.
"IS-K vốn cho rằng Taliban cũng đối đầu với Mỹ giống họ, nhưng giờ đây có vẻ như Taliban đang từ bỏ lập trường đó và sẽ làm việc với Mỹ. IS-K gửi đi thông điệp rằng họ sẽ không từ bỏ đối đầu với Mỹ giống như Taliban", Yang nói.
Cuộc tấn công sẽ làm phức tạp tình hình cho Taliban, lực lượng đang đối mặt với lời kêu gọi từ các cường quốc bao gồm Trung Quốc và Nga, thúc giục họ cắt quan hệ với các nhóm khủng bố.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo có thể xảy ra thêm các cuộc tấn công ở Kabul và tuyên bố sẽ tìm cách trả đũa. "Chúng tôi sẽ truy lùng các người và bắt các người phải trả giá", ông cảnh báo chiến binh IS trước khi bảo vệ quyết định của chính quyền ông về việc tiếp tục rút quân khỏi Afghanistan - điều đã được thống nhất giữa chính quyền của người tiền nhiệm Donald Trump và Taliban.
Zhu Yongbiao, chuyên gia về các vấn đề Afghanistan từ Đại học Lan Châu, cho rằng sự hỗn loạn do việc rút quân của Mỹ là cơ hội cho IS-K.
"Một Afghanistan ổn định không phải là điều tốt cho những nhóm cực đoan này. Họ đang tận dụng sự hỗn loạn để âm mưu tấn công. IS-K đang mở rộng ảnh hưởng, nhận được nhiều sự ủng hộ hơn từ các nhóm khủng bố khác để duy trì cạnh tranh với Taliban và duy trì vị thế là nhóm cực đoan lớn thứ hai ở Afghanistan".
Các chiến binh tuyên bố trung thành với IS-K bắt đầu xuất hiện ở miền đông Afghanistan, gần biên giới với Pakistan, vào cuối năm 2014 và phong trào Hồi giáo dòng Sunni cực đoan này nhanh chóng mở rộng.
Theo các cơ quan tình báo phương Tây, IS khét tiếng là rất tàn bạo khi chiến đấu với Taliban, vì sự trái ngược trong ý thức hệ cũng như nhằm cạnh tranh để kiểm soát các tuyến đường buôn lậu và buôn ma túy tại địa phương.
Richard Barrons, tướng về hưu quân đội Anh, cho rằng cách duy nhất để phương Tây đối phó với IS-K là bắt tay với Taliban để chặn đứng nhóm khủng bố này, bởi Mỹ và các đồng minh không còn đại sứ quán, binh sĩ hay lực lượng an ninh hỗ trợ trên mặt đất tại Afghanistan.
Tuy nhiên, nghị sĩ Anh Tom Tugendhat, cựu binh từng tham chiến ở Afghanistan, nhận định Taliban sẽ không vội vàng bắt tay với phương Tây. "IS-K là tổ chức từng được Taliban dung dưỡng bằng cách này hay cách khác, giờ đây họ chỉ có thể tự trách mình về con chó quay sang cắn chủ", Tugendhat nói.
Nga dự báo về cuộc chiến giữa Taliban và IS Nguy cơ xung đột giữa lực lượng Taliban hiện kiểm soát gần như toàn bộ đất nước Afghanistan và ISIS-K, chi nhánh của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng tại nước này, là gần như không thể tránh khỏi. Đại sứ Nga tại Afghanistan - ông Dmitry Zhirnov - đã đưa ra nhận định trên ngày 28/8. Hiện...