Taliban bao vây thành trì phản kháng cuối cùng, ra “tối hậu thư” cho Mỹ
Taliban cho biết, các tay súng của tổ chức đã bao vây lực lượng kháng chiến ở Thung lũng Panjshir, nhưng sẵn sàng đối thoại.
Taliban tuyên bố đã bao vây thành trì cuối cùng ở Afghanistan (Ảnh: Sputnik).
Bao vây lực lượng kháng chiến
AFP dẫn lời người phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid hôm nay 23/8 cho biết, các tay súng của lực lượng này đang “đồn trú” gần Panjshir và đã bao vây khu vực này từ 3 hướng. “Tiểu vương quốc Hồi giáo đang cố gắng giải quyết vấn đề này một cách hòa bình”, ông Zabihullah Mujahid cho biết.
Thông báo được đưa ra sau khi xuất hiện những thông tin về các cuộc giao tranh giữa Taliban và lực lượng kháng chiến Afghanistan vào đêm 22/8. Trên mạng xã hội, những người ủng hộ Taliban nói rằng các tay súng của nhóm đang tập hợp lực lượng. Trong khi đó, những cư dân mạng chống Taliban bác bỏ việc lực lượng kháng chiến bị đẩy lùi. Họ nói, các tay súng Taliban đã bị phục kích và đánh đuổi.
Những thông tin này chưa thể kiểm chứng độc lập do Panjshir là khu vực núi non hiểm trở.
Panjshir, cách thủ đô Kabul chưa đến 100 km, là thành trì cuối cùng ở Afghanistan chưa thuộc sự kiểm soát của Taliban. Một phong trào kháng chiến đang được hình thành ở đây với tên gọi Phong trào Phản kháng Toàn quốc (NRF). Phong trào này do Phó Tổng thống Amrullah Saleh và Ahmad Massoud – con trai chỉ huy tiếng tăm một thời của Afghanistan trong phong trào chống Taliban.
Panjshir được bảo vệ bởi một hẻm núi hẹp, khiến việc xâm nhập hoặc thoát ra vô cùng khó khăn với người ngoài và khiến thế lực bên ngoài dễ bị phục kích. Hôm qua, Taliban cho biết, hàng trăm tay súng của lực lượng này đã tiến về Panjshir sau khi đã chiếm lại quyền kiểm soát 3 huyện bị lực lượng kháng chiến giành kiểm soát vài ngày.
Về phía NRF, một phát ngôn viên của phong trào này cuối tuần trước nói với AFP rằng, NRF đã chuẩn bị sẵn cho một cuộc chiến trường kỳ, nhưng vẫn ủng hộ phương án đối thoại với Taliban để lập một chính phủ toàn diện. “Điều kiện để thỏa thuận hòa bình với Taliban là hệ thống phân quyền giúp đảm bảo công bằng xã hội, bình đẳng, quyền lợi, và tự do cho tất cả”, người phát ngôn NRF cho biết.
Taliban vạch “lằn ranh đỏ” với Mỹ
Taliban yêu cầu Mỹ hoàn tất chiến dịch di tản trước ngày 31/8 (Ảnh: AFP).
Trả lời phỏng vấn hãng tin Sky News hôm nay, người phát ngôn Taliban Suhail Shaheen cho biết, Taliban ra hạn chót đến 31/8 để Mỹ hoàn tất chiến dịch di tản khỏi Afghanistan.
“Đó là lằn ranh đỏ. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo, đến ngày 31/8, họ sẽ rút hết lực lượng quân sự khỏi Afghanistan. Nếu chiến dịch rút quân kéo dài hơn thời hạn đó đồng nghĩa với việc Mỹ mở rộng chiếm đóng mà không có lý do chính đáng”, ông Shaheen nói. Ông tuyên bố, Taliban sẽ nói không nếu Mỹ và Anh kéo dài thời gian sơ tán, đồng thời cảnh báo những nước này phải gánh hậu quả nếu không giữ đúng lịch trình.
Chính quyền Tổng thống Biden đã đặt ra mục tiêu hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan trong tháng 8 này. Tuy nhiên, tuần trước, Tổng thống Biden cho biết, binh sĩ Mỹ có thể ở lại Afghanistan sau thời hạn 31/8 cho đến khi hoàn tất sơ tán công dân Mỹ và công dân Afghanistan có nguyện vọng di tản.
Tính đến cuối tuần qua, trong vòng khoảng một tuần, Mỹ đã sơ tán được khoảng 17.000 người. Hoạt động sơ tán gặp một số trở ngại do tình trạng hỗn loạn ở sân bay Kabul, các tay súng của Taliban đã chặn các lối vào sân bay, ngăn người Afghanistan sơ tán.
Một nguồn thạo tin cho hay, để đẩy nhanh chiến dịch sơ tán, quân đội Mỹ có kế hoạch điều 33 máy bay vận tải C-17 của Không quân Mỹ đến sân bay Hamid Karzai ở thủ đô Kabul trong vòng 24h tới. Mỗi máy bay này có thể chở được khoảng 400 người sơ tán. Hiện tại, vẫn còn khoảng 20.000 người chờ được sơ tán ở sân bay.
Nguồn tin cho biết thêm, Mỹ cũng đang thay đổi chính sách sơ tán, theo đó, chỉ công dân Mỹ, công dân các nước NATO và người có “thẻ xanh” mới được qua cổng sân bay để sơ tán.
Sân bay Afghanistan hỗn loạn, người chết trước khi kịp sơ tán
Điều gì xảy ra nếu Taliban tấn công "pháo đài kháng chiến" Afghanistan?
Hàng trăm tay súng Taliban đang tiến về thung lũng Panjshir, thành trì cuối cùng của Afghanistan. Nếu Taliban tổng tấn công, thành trì kháng chiến này khó trụ vững trong vài tháng.
Lực lượng kháng chiến được tập hợp tại Panjshir dưới sự dẫn dắt của một số quan chức cấp cao của chính quyền Afghanistan (Ảnh: Facebook).
Sputnik dẫn lời ông Ahmad Massoud, một trong những lãnh đạo kháng chiến của Afghanistan, cho biết sau khi lực lượng này từ chối trao lại quyền kiểm soát các khu vực mà phong trào kháng chiến còn giữ, Taliban tuyên bố "hàng trăm tay súng của Taliban đang tiến về Thung lũng Panjshir".
"Hàng trăm tay súng Taliban đang hướng về Panjshir hòng chiếm quyền kiểm soát khu vực này sau khi các lãnh đạo địa phương từ chối trao lại quyền kiểm soát trong hòa bình. Chúng tôi muốn Taliban nhận ra rằng cách duy nhất để giải quyết vấn đề là thông qua hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh nổ ra", ông Massoud cho biết.
Ông Massoud cũng nhấn mạnh, những người ủng hộ ông đã sẵn sàng chiến đấu nếu Taliban tìm cách chọc phòng thủ của Panjshir. "Chúng tôi đang bảo vệ cả đất nước ở một tỉnh", ông Massoud nói.
Tỉnh Panjshir là một trong những tỉnh nhỏ nhất trong số 34 tỉnh của Afghanistan và cũng là tỉnh còn lại duy nhất ở nước này mà Taliban chưa động đến.
Nổi tiếng với địa hình hiểm trở Panjshir cộng với phong trào chống Taliban mạnh mẽ, Panjshir một lần nữa được coi là pháo đài, thành trì cuối cùng ở Afghanistan trước đà tấn công của Taliban. Mặc dù rất gần Kabul, nhưng không thế lực nào cả trong nước và nước ngoài có thể kiểm soát Panjshir bằng vũ lực.
Những ngày qua, các lãnh đạo chính trị và quân sự của chính quyền Afghanistan cũ, trong đó có Phó Tổng thống Amrullah Saleh, đã đổ về đây để tập hợp một lực lượng kháng chiến nhằm chống lại Taliban. Phong trào kháng chiến đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn người bao gồm các binh sĩ quân đội, lính đặc nhiệm Afghanistan không chịu đầu hàng Taliban, các nhóm du kích địa phương. Họ cũng sở hữu vũ khí mà các binh sĩ đưa tới và đang kêu gọi sự hỗ trợ của phương Tây.
Trong một bước tiến đáng kể đầu tiên, phong trào kháng chiến do ông Saleh và ông Massoud dẫn đầu đã giành lại quyền kiểm soát 3 huyện gồm Pul-e-Hisar, Deh Salah và Banu ở tỉnh Baghlan, miền Bắc Afghanistan. Tuy nhiên, đến ngày 22/8, Taliban đã chiếm lại toàn bộ 3 huyện này.
Ông Massoud cho biết, các lãnh đạo kháng chiến đã đề nghị lập một chính phủ toàn diện với Taliban thông qua đàm phán chính trị, ngược lại một chính phủ cực đoan là không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn Al Arabiya, ông Massoud nói: "Taliban đã từ chối đối thoại nhằm chấm dứt chiến tranh... Chúng tôi muốn chấm dứt chiến tranh ở Afghanistan và theo đuổi đối thoại. Taliban sẽ không kiểm soát được lâu nếu họ tiếp tục hành xử như vậy".
Điều gì xảy ra nếu Taliban tổng tấn công Panjshir?
Taliban hiện kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan (Ảnh: Reuters).
Giới phân tích cho rằng, nếu Taliban tổng tấn công vào Panjshir, lực lượng kháng chiến chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.
"Nếu Taliban bao vây Panjshir từ mọi phía, tôi nghĩ, lực lượng của ông Massoud khó cầm cự được quá vài tháng. Hiện tại, ông ấy chưa thực sự có nhiều sự ủng hộ", Abdul Sayed, một nhà nghiên cứu độc lập bình luận với AFP.
Chuyên gia về Afghanistan của Đại học Sorbonne (Pháp), ông Gilles Dorronsoro, cũng chỉ ra một yếu tố nữa làm hạn chế sức mạnh của phong trào kháng chiến là sự khác biệt giữa hai thủ lĩnh phong trào Amrullah Saleh và Ahmad Massoud.Massoud, con trai của cựu chỉ huy phong trào chống Taliban những năm 1995-2001, sống nhiều năm ở Anh và Iran, có rất ít tầm ảnh hưởng chính trị, ngược lại, ông Saleh là một nhân vật chính trị quan trọng ở Afghanistan. "Ngay từ đầu, giữa họ đã có những căng thẳng, bất đồng", chuyên gia Dorronsoro nói.
Ngoài ra, giữa phong trào kháng chiến và Taliban có sự chênh lệch rõ rệt về kho vũ khí chiến đấu. Trong khi Taliban chiếm giữ một lượng lớn vũ khí do quân đội Afghanistan bỏ lại, phong trào kháng chiến hiện chỉ dựa vào kho vũ khí hạn chế. Mặc dù đã kêu gọi phương Tây hỗ trợ và cung cấp vũ khí, nhưng lúc này, một số nước phát tín hiệu sẵn sàng thỏa hiệp với chính quyền do Taliban lập ra nếu chính phủ đó bao gồm cả các nhân vật chính trị của Afghanistan.
Lực lượng biệt kích có thể đảo ngược tình thế ở Afghanistan Một phong trào kháng chiến với sự tham gia của lực lượng tinh nhuệ còn lại của Afghanistan và các nhóm dân quân địa phương đang hình thành và bước đầu giành lại kiểm soát một số khu vực từ Taliban. Lực lượng kháng chiến tập hợp tại Thung lũng Panjshir cùng với nhiều vũ khí (Ảnh: AFP). Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov...