Taliban bán vũ khí Mỹ bỏ lại ở Afghanistan cho Iran?
Những ngày qua, trên mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh một số chiếc xe bọc thép do Taliban thu được của quân đội Mỹ đã xuất hiện ở Iran, làm dấy lên lo ngại lực lượng này đã bán lại cho Tehran.
Xe thiết giáp thép Humvee của Mỹ tại thung lũng Panjshir hôm 19/8. Ảnh: AFP
Theo đài truyền hình Al Arabiya, một số hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter nhiều ngày qua cho thấy một đoàn xe tải chuyên dụng của quân đội Iran vận chuyển thiết bị quân sự của Mỹ, trong đó có xe thiết giáp Humvee, trên đường cao tốc nối trung tâm thành phố Semnan với thành phố Garmsar, phía đông nam thủ đô Tehran.
Các nhà chức trách Iran và Mỹ chưa đưa ra bình luận về những hình ảnh này. Al Arabiya cho biết họ cũng chưa thể xác minh tính xác thực của những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội.
Trong khi đó, một nguồn tin giấu tên cho rằng số thiết bị này được Iran mua lại của Taliban với giá chỉ bằng 1/4 giá gốc. Nguồn tin cho rằng Iran đã mua thiết giáp Humvees và xe bọc thép hạng nhẹ MRAP từ Taliban để nghiên cứu và sao chép thiết kế.
Video đang HOT
Một số nhà quan sát tin rằng Taliban đang cần một khoản ngân sách để thúc đẩy nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh. Bán số vũ khí Mỹ thu được từ lực lượng an ninh Afghanistan có thể đem lại cho Taliban khoản tiền cần thiết để điều hành các lĩnh vực công của Afghanistan và xây dựng lại cơ sở hạ tầng của đất nước.
“Iran có thể đã thực hiện các thỏa thuận với Taliban để mua một số phương tiện và thiết bị này cho mục đích nghiên cứu và tái sản xuất. Vì vậy, nếu các thiết bị trực thăng và máy bay của Mỹ lọt vào tay chính phủ Iran, chúng có thể được hồi sinh và tiếp tục hoạt động”, Goran Kesic, một nhà phân tích tình báo, viết trong một bài đăng trên mạng xã hội.
Kể từ khi giành quyền kiểm soát Afghanistan vào ngày 15/8, Taliban đã nắm trong tay một kho thiết bị quân sự khổng lồ của Mỹ. Mặc dù Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ, Tướng Kenneth Franklin McKenzie, từng khẳng định rằng những chiếc máy bay Mỹ bỏ lại Afghanistan không thể hoạt động được nữa, song chúng vẫn được cho có thể hữu ích trong việc sao chép thiết kế của Iran hoặc các kẻ thù khác của Mỹ.
Hiện vẫn chưa rõ con số chính xác về số lượng thiết bị quân sự bị bỏ lại sau khi Mỹ rút quân. Song theo các quan chức Taliban, 2.000 xe bọc thép, bao gồm Humvee của Mỹ và tới 40 máy bay – có khả năng bao gồm trực thăng Black Hawk, trực thăng tấn công trinh sát và máy bay không người lái quân sự – đang nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng này.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng đang hứng chịu làn sóng chỉ trích của các nhà lập pháp, khi số lượng lớn vũ khí Mỹ rơi vào tay Taliban. Vài ngày trước khi xe thiết giáp Humvee xuất hiện ở Iran, một số nhà lập pháp đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp kế hoạch thu hồi vũ khí Mỹ ở Iran.
Nhiều tháng trước khi chính phủ Afghanistan sụp đổ, Iran đã tăng cường tiếp cận ngoại giao với Taliban. Một số báo cáo khẳng định rằng Iran đã hỗ trợ quân sự cho Taliban trong nỗ lực đẩy nhanh việc Mỹ rút khỏi quốc gia này. Song Tehran đã bác bỏ những tuyên bố đó.
Taliban áp giải nghi phạm khủng bố IS
Taliban áp giải nghi phạm khủng bố IS bị còng tay trên xe bọc thép, sau nhiều lần tuyên bố trấn áp nhóm Hồi giáo đánh bom sân bay Kabul.
Theo bức ảnh được Reuters công bố hôm 5/9, binh sĩ Lực lượng Đặc nhiệm Taliban áp giải thành viên tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trên xe bọc thép tại thủ đô Kabul, Afghanistan. Nghi phạm bị che kín mặt, hai tay quặt ra sau như bị còng.
Nghi phạm khủng bố IS (phải) bị Taliban áp giải ở Kabul, Afghanistan trong bức ảnh được công bố hôm 5/9. Ảnh: Reuters .
Những hình ảnh khác cho thấy lính đặc nhiệm Taliban giơ vũ khí và mang quân trang, phần lớn là những khí tài Mỹ đã cung cấp cho quân đội Afghanistan.
Hiện chưa có thông tin chi tiết nào khác về người bị bắt, bao gồm liệu anh ta có liên quan vụ tấn công sân bay của Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), nhánh hoạt động của IS tại Afghanistan. Taliban nhiều lần tuyên bố sẽ trấn áp IS sau vụ đánh bom tự sát ở sân bay Kabul khiến hơn 180 người thiệt mạng, gồm 28 lính Taliban và 13 quân nhân Mỹ .
IS-K và Taliban "là kẻ thù không đội trời chung", dù IS-K có quy mô tương đối nhỏ, Douglas London, cựu lãnh đạo chống khủng bố của CIA trong khu vực, nói.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki tuần trước thừa nhận vẫn tồn tại mối đe dọa từ IS-K. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ hôm 4/9 cảnh báo nguy cơ nội chiến ở Afghanistan khi các nhóm khủng bố như al-Qaeda và IS trỗi dậy trong ba năm tới nếu Taliban không thể kiểm soát tình hình.
Taliban chiêu mộ lực lượng Afghanistan cũ Taliban kêu gọi các lực lượng của chính phủ bị lật đổ làm việc trong bộ phận an ninh, đồng thời cảnh báo hậu quả với phong trào nổi dậy. "Các lực lượng Afghanistan đã được huấn luyện 20 năm qua sẽ được yêu cầu tái gia nhập các bộ phận an ninh cùng với thành viên Taliban", phát ngôn viên Taliban Zabihullah...