Taiwan Excellence tạo động lực phát triển quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-Đài Loan
Hôm nay (14/7), Cục Thương mại Đài Loan, Hội đồng phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA) đã kết hợp khởi động chương trình Taiwan Excellence 2016 – đánh dấu năm thứ 7 liên tục diễn ra với sự góp mặt của 43 doanh nghiệp lớn đến từ vùng lãnh thổ này.
Ông Richard R. C. Shih (giữa) – đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hoá Đài Bắc tại Việt Nam và ông Tô Quốc Tuấn (trái) – Tổng Thư ký Uỷ ban công tác Đài Loan bấm nút khởi động Taiwan Excellence 2016.
Theo thống kê tới nay, hiện Đài Loan có 2.476 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 29,4 tỷ USD tại Việt Nam. Hiện, Đài Loan đang xếp thứ tư trong tổng số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, cũng là đối tác thương mại lớn thứ 5 của nước ta. Xu hướng tăng cường đầu tư, mở rộng quan hệ này hứa hẹn tạo động lực quan trọng để phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa 2 nước.
Việt Nam đang là điểm đến lý tưởng của nhiều doanh nghiệp Đài Loan – đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Video đang HOT
Những thông tin này được đưa ra tại Lễ khởi động chiến dịch Taiwan Excellence 2016. Trong năm thứ bảy, Đài Loan đã đẩy mạnh quảng bá nhiều thương hiệu đa dạng hiện đang có mặt tại thị trường trong nước. Những thương hiệu này đến từ nhiều lĩnh vực như Công nghệ thông tin (HTC, Transcend, ASUS, D-Link, BenQ, Thermaltake…), Ô tô- xe máy (Luxgen, SYM…), chăm sóc sức khoẻ (Microlife, Miacare, Johnson…), thiết bị gia dụng (Caesar, FECA, LCW…) và nhiều lĩnh vực khác.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Tô Quốc Tuấn – Tổng Thư ký Ủy ban công tác Đài Loan nhấn mạnh, đây là hoạt động mở màn cho chiến dịch quảng bá các sản phẩm rất có ý nghĩa trong việc xúc tiến thương mại, nâng cao quan hệ hợp tác giữa hai nước, do đó đề nghị phía Đài Loan cân nhắc việc mở rộng quy mô các sự kiện sang nhiều vùng, địa phương trên cả nước.
Nhiều sản phẩm thương hiệu Đài Loan sẽ được trưng bày trong các sự kiện trải nghiệm thời gian tới.
Về phần mình, ông Richard R.C.Shih -Trưởng Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự ủng hộ của người tiêu dùng Việt Nam trong những năm qua và khẳng định chiến dịch này sẽ góp phần thắt chặt quan hệ truyền thống lâu đời giữa Việt Nam và Đài Loan trên mọi phương diện, từ kinh tế, văn hoá, giáo dục đến toàn cộng đồng. Nguyễn Thúc Hoàng Linh
Theo_Hà Nội Mới
Xóa bỏ "xin-cho", giảm chi phí ngoài luồng cho doanh nghiệp
Ngày 11-7, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo: "Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới góc nhìn doanh nghiệp". Đây là dự thảo rất được quan tâm vì đội ngũ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động và được coi là động lực phát triển kinh tế.
Phân loại đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ hợp lý
Không nên hỗ trợ dàn trải
Số liệu thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 97,5% tổng số doanh nghiệp hiện nay là vừa và nhỏ. Khoản 1, Điều 2 dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định đối tượng áp dụng đối với Luật này là "Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp".
Vì vậy, luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basisco cho rằng: "Việc quy định hỗ trợ cho quá nhiều doanh nghiệp là không hợp lý. Càng bất hợp lý hơn khi đặt ra các mức hỗ trợ cào bằng như nhau, không hề có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp có quy mô doanh thu gần 100 tỷ đồng với đa số doanh nghiệp còn lại chỉ có doanh thu 10 tỷ đồng. Thậm chí, một tỷ lệ lớn doanh nghiệp chỉ có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm".
Theo vị luật sư này, do nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa "cũng rất vừa và nhỏ", nên cũng cần thu hẹp phạm vi và đối tượng hỗ trợ, để bảo đảm hiệu quả, khả thi. Do đó, cần tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, bao gồm cả hộ kinh doanh (với quy mô từ 10 - 20 tỷ đồng doanh thu và hoặc từ 20 - 30 lao động trở xuống) vì đây là nhóm doanh nghiệp rất yếu thế, gặp nhiều khó khăn, lúng túng, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.
"Doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ với doanh nghiệp vừa có sự khác nhau rất lớn về năng lực và quy mô, nên không thể hỗ trợ cào bằng như nhau" - ông Trương Thanh Đức nói. Theo ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phú Thái, việc xét hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phải dựa trên các doanh nghiệp "có tương lai để không biến các quỹ hỗ trợ thành quỹ từ thiện".
Chấm dứt cơ chế "xin- cho"
Kỳ vọng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tiếp sức cho doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho hay, thời gian qua, Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng những chương trình trên còn tản mạn, nguồn lực hạn chế, tính hỗ trợ chưa cao... nên ít có hiệu quả.
"Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời là động lực để đạt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp như Chính phủ đã đề ra. Xây dựng luật này nhằm thúc đẩy được phong trào khởi nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện có phát triển và kinh doanh bài bản hơn. Cần hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hỗ trợ, giảm chi phí không chính thức, giảm thủ tục hành chính, dứt khoát không có cơ chế "xin-cho"; thay vào đó là cơ chế hỗ trợ trực tiếp tới doanh nghiệp, không "đẻ" thêm bộ phận chuyên trách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa" - ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Ông Phạm Đình Đoàn cũng cho rằng, các cơ quan ở Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực thi ở địa phương lại còn nhiều vấn đề nên cần quan tâm đến việc hỗ trợ doanh nghiệp ở địa phương.
Theo_An ninh thủ đô
Góc nhìn kỹ thuật phiên 23/6: Động lực tăng của VN-Index đang rất yếu Thực tế, nỗ lực tiếp cận mốc kháng cự của chỉ số trong 2 phiên liên tiếp không phải là tín hiệu xấu, nhưng nó đang chứng minh quan điểm cho rằng động lực tăng của chỉ số đang rất yếu. Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên...