Tái xuất phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu đang tồn đọng
Theo văn bản chỉ đạo từ Tổng cục Hải quan, chỉ cho phép tái xuất đối với các lô hà ng phế liệu tồn đọng sau khi có kết quả giám định xác định là phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu. Việc tái xuất thực hiện ngay tại cửa khẩu nhập và không được thực hiện tái xuất qua cửa khẩu đường bộ và đường thủy nội địa.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc xử lý phế liệu tồn đọng tại cảng biển.
Tái xuất phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu đang tồn đọng tại cảng biển.
Theo đó, đối với phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu các hãng tàu thực hiện tái xuất toàn bộ các lô hà ng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Đồng thời, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo danh sách các lô hàn g, danh sách các hãng tàu đề nghị tái xuất gửi về Tổng cục để thực hiện rà soát, đảm bảo việc sau khi tái xuất phế liệu không quay trở lại Việt Nam.
Video đang HOT
Việc tái xuất sang nước thứ ba có khả năng bị từ chối nhận hàng, hàng hóa có thể bị trả lại Việt Nam, dễ dẫn đến phản ứng không tốt của các nước nhập khẩu, do quy định về nhập khẩu phế liệu là khác nhau. Đồng thời, việc chuyển hàng hóa sang vỏ container khác để tái xuất sang nước thứ ba và việc tái xuất qua của khẩu đường bộ, đường thủy nội địa tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn số 6595 (ngày 13/10/2020) chỉ đạo Cục Hải quan TP. HCM, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định thực hiện giám sát việc tái xuất phế liệu tồn đọng theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và các quy định của nhà nước.
Cụ thể, chỉ cho phép tái xuất đối với các lô hà ng phế liệu tồn đọng sau khi có kết quả giám định xác định là phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu. Việc tái xuất thực hiện ngay tại cửa khẩu nhập và không được thực hiện tái xuất qua cửa khẩu đường bộ và đường thủy nội địa.
Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tái xuất theo từng vận tải đơn khi nhập khẩu (không được chia nhỏ lô hàn g, không chia nhỏ số lượng container, không tái xuất theo từng container cho từng lần vận chuyển).
Hãng tàu ký biên bản cam kết tái xuất toàn bộ các lô hà ng phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu đang tồn đọng tại cảng biển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, các container phế liệu tồn đọng tại cảng biển phải được lưu giữ nguyên trạng trong container ban đầu, không được chuyển hàng hóa sang vỏ container khác. Các hãng tàu tái xuất toàn bộ các lô hà ng phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu về nước xuất khẩu.
Để tạo điều kiện cho các hàng tàu, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố xem xét, chấp nhận gia hạn thời hạn tái xuất phế liệu thêm 30 ngày kể từ ngày hết hạn tái xuất lần thứ nhất và thông báo cho các hãng tàu về việc gia hạn chỉ thực hiện 1 lần.
91 doanh nghiệp phải cổ phần hóa trong năm 2020
Số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch trong 3 tháng còn lại năm 2020 là 91 doanh nghiệp. Như vậy, kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước năm 2020 là khó khả thi.
Mới có 7 doanh nghiệp báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa trong năm nay.
Theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) trong 9 tháng của năm 2020, đơn vị nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 7 doanh nghiệp; trong đó có 1 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15-8-2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến năm 2020 là Công ty TNHH một thành viên Giống gia súc Hải Dương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp của 1 tổng công ty là Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2 (EVENGENCO2).
Lũy kế giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9-2020, có 178 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.503 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 207.116 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong 178 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 37/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10-7-2017 về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo từng năm giai đoạn 2017-2020 và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg (đạt 28% kế hoạch).
Số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch trong 3 tháng còn lại năm 2020 là 91 doanh nghiệp (trong đó triển khai xác định và công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa là 90 doanh nghiệp).
Như vậy, tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp còn chậm. Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 là: Thành phố Hồ Chí Minh cổ phần hóa 38 doanh nghiệp (11 Tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; thành phố Hà Nội cổ phần hóa 13 doanh nghiệp (4 tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa 6 doanh nghiệp (3 tập đoàn, 3 tổng công ty); Bộ Công Thương cổ phần hóa 4 doanh nghiệp (3 tổng công ty, trong đó đã công bố giá trị 1 tổng công ty); Bộ Xây dựng cổ phần hóa 2 tổng công ty.
Về tình hình thoái vốn, trong 9 tháng của năm 2020, đã thoái được 899 tỷ đồng, thu về 1.845 tỷ đồng; lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 đến tháng 9-2020, thoái được 25.669 tỷ đồng, thu về 172.917 tỷ đồng.
Như vậy, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong 9 tháng qua là chậm.
Cục Tài chính doanh nghiệp đánh giá, việc triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn đối với các doanh nghiệp theo kế hoạch trong 3 tháng còn lại năm 2020 là khó khả thi.
Được nhập khẩu phế liệu sắt, thép, nhựa, xỉ hạt lò cao làm nguyên liệu sản xuất Đó là một số nội dung có trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm Quyết định số 28/2020 vừa được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký ban hành. Ảnh: Ng.Nga Theo đó, các phế liệu sắt, thép như phế liệu và mảnh vụn của gang; mảnh vụn của thép hợp kim...