Tài xế xe ôm công nghệ than trời: ‘Xe ôm không phải tạp hóa, sáng sớm đi cuốc 5k đưa 500k’
Nghề nào cũng có những vất vả riêng mà không phải người ngoài nào cũng nhìn thấy và thông cảm. Nghề chạy xe ôm công nghệ cũng vậy thôi, niềm vui, nỗi buồn và cả sự bực bội đan xen lẫn nhau.
Mỗi nghề đều có những nỗi vất vả riêng, nhưng mà đâu phải ai cũng dễ dàng thấu hiểu và thông cảm cho người khác. Trong thời đại 4.0 này, xe ôm công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngoài việc nhận chở người thì loại hình giao hàng (shipper) cũng được các tài xế hưởng ứng nhiệt tình, nhằm kiếm thêm thu nhập. Dù tiện lợi cho khách hàng là thế, nhưng nếu gặp phải những vị “thượng đế” khó tính thì các tài xế đôi lúc cũng bực mình không ít. Những câu chuyện “phẫn nộ” như vậy trên mạng xã hội không còn là điều hiếm gặp nữa, và mới đây, trên mạng xã hội Facebook tiếp tục xuất hiện một bài viết như “ bày tỏ nỗi lòng” của cánh tài xế xe ôm công nghệ.
Tôi là một tài xế. Tôi đăng bài này góp ý với cộng đồng có thể có những từ ngữ hơi chói tai một chút nhưng đó là cả tâm huyết để tôi lấy lại công bằng cho anh em xe công nghệ. Chỉ ai có tật xấu mới sợ, còn không thì các bạn cứ giải trí đi ạ
1. Tư tưởng các bạn sinh viên, văn phòng: sang chảnh muốn phục vụ như thượng đế: Tài ở bên này đường cùng chiều đi đến điểm không chịu bước qua đường, bắt tài chạy qua bên kia đón xong quay lại con lươn qua đường đi. Rảnh quá ha!
2. Ngồi ở nhà, đang make up, đang đi toilet, làm văn phòng chưa tan ca chưa ra đã book xe, bắt tài xế đến đợi 10 phút. Thời gian chúng tôi không đáng quý hả?
3. Đặt 2,3 tài xế 1 lúc mặc dù có 1 mình mình đi. Ai tới trước thì đi, người tới sau phải tự hủy cuốc (mất tỉ lệ tài xế). Tiền mọi người lớn quá hả?
4. Đặt xong chú ơi nhanh giúp con. Ok chú qua liền chờ một chút. Vừa gần tới bấm hủy. Ê người ta cũng có thời gian để chạy qua chứ. Hủy rồi đặt lại chuyến khác nhanh hơn không sao hành tài xế vậy.
5. Đặt xe lựa xe đẹp thì đi, thấy xe cũ là hủy. Đi xe rồng đi nha.
6. Lúc trả tiền nhồi một cục hoặc quăng vào nón không nói một lời. Tụi tui đi ăn xin các bạn hả? Việc này xảy ra nhiều với sinh viên.
7. Lúc tài xế không có đủ tiền thối đành phải free cho các bạn. Cũng không 1 lời cảm ơn, như là nghĩa vụ. Xe ôm chứ không phải tạp hoá sáng sớm đi cuốc 5k đưa 500k.
Video đang HOT
8. Văn hoá bo, tip. Chúng tôi không sống nhờ tiền này nhưng các bạn cư xử quá đáng. Đi cuốc 9k đưa 10k tài lỡ không có 1k thói lại bắt người ta đi đổi thói lại cho được, mất bao nhiêu thời gian cả 2 bên. Trong khi sinh viên uống ly trà sữa 50k có khi còn bo cho nhân viên trà sữa mà so đo với tài xế công nghệ.
9. Kêu tới đón gấp. Đợi 10 phút ra hối chạy nhanh. Ủa gấp sao không đứng sẵn đó đợi rồi đi cho lẹ.
10. Ăn nói trổng không với các chú lớn tuổi.
Nói về tật xấu của bạn trẻ thì còn nhiều lắm. Hôm sau tôi đăng thêm. Ngược lại với điều này, nếu tài xế có hành vi không tốt, vui lòng vote 1 sao và báo cáo tổng đài. Thanks. Mong các bạn trẻ có ý thức hơn trong việc đi xe công nghệ.
Ngay sau bài viết đã có vô số bình luận trái chiều, người thì đứng về phía các tài xế, người thì chỉ ra những điều vô lí trong bài viết.
Ảnh chụp màn hình
Có người còn phản bác lại, “khách hàng có tật xấu thì xế cũng không vừa đâu nhé”:
1. Nhận cuốc rồi tự hoàn thành chuyến đi rồi không đón khách.
2. Nhận cuốc rồi cứ để thế xong chẳng đón cũng không liên lạc rồi tự hủy.
3. Nhận cuốc xong bảo địa chỉ xa quá không đi, huỷ.
4. Địa chỉ trả cách rõ xa mà cứ đi một tí là đến nơi chưa em, trả ở đây hả, hỏi liên tục với giọng khó chịu.
5. Nhận cuốc xong cứ ở mãi một chỗ không thấy di chuyển, mình đợi 15p vẫn thấy như thế trên ứng dụng, gọi điện hỏi thì bảo đợi em gọi thì anh mới đi, ủa kì vậy?
6. Vẫn là xế trên số 5, lúc đi đến đón mình cứ bảo là anh sắp đến rồi nhe và mình đợi thêm gần 30p nữa cũng không thấy đâu, gọi lại thì bảo là anh không đón nữa em bắt xế khác đi :)) ủa troll nhau hay gì, bắt khách đứng đợi 45p chỉ là câu anh không đón nữa hả?????
Và thêm bao nhiêu câu chuyện ti tỉ mà mình không nhớ nữa, haiz
Nhiều người nói, xe ôm công nghệ sung sướng hơn xe ôm truyền thống biết bao nhiêu, có công ty, có phần mềm điện thoại, có lượng khách hàng đông đúc ổn định, thì lo gì khổ, lo gì đói. Vậy mà có mấy ai biết được, đằng sau mỗi nghề đều tồn tại một mặt trái chua chát, họ cũng không tránh khỏi những khó nhọc, những bực bội cả những buồn tủi vì gặp phải kiểu khách hàng ẩm ương chướng khí, kì kèo ăn chặn.
Như câu chuyện bị “bùng” hàng chẳng còn xa lạ gì với cánh shipper hay xe ôm công nghệ nữa. Có nhiều trường hợp còn bị boom hàng trắng trợn, đi tong cả ngày làm việc mà không biết chia sẻ cùng ai. Tuy không ít lần phải bù tiền hoặc nhờ những người xung quanh mua dùm mong lấy lại được vốn nhưng nhiều tài xế vẫn phải chấp nhận rủi ro để tiếp tục công việc hàng ngày bởi không phải ai cũng may mắn gặp được vị khách tốt.
Thời gian gần đây, việc bom trà sữa, bánh mì, cơm gà… khiến cánh tài xế phải điêu đứng diễn ra rất nhiều. Nhiều người đặt cho vui, chờ ship lâu quá không muốn ăn nữa hoặc tự nhiên đổi ý, thế là hủy, có người còn chẳng thèm hủy, để shipper phải than trời. Quả thực, dù lí do là gì đi nữa nhưng những trường hợp “thượng đế” bỏ bom như thật thật khó chấp nhận bởi công sức của người khác không được tôn trọng. Sau câu chuyện này, mong rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có ý thức hơn trong việc đặt, giao hàng.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, không phải lúc nào khách hàng cũng là người có lỗi. Trên mạng xã hội cũng đã xuất hiện những trường hợp nhiều khách hàng bày tỏ thái độ bức xúc với các tài xế xe ôm công nghệ. Khi có khách đặt cuốc, tài xế dù ở xa vẫn nhận chuyến. Khách chờ đợi một thời gian dài không thấy, họ đành phải tự hủy chuyến đi, có trường hợp tài xế chủ động nhắn tin yêu cầu khách hủy chuyến. Việc làm này khiến khách hàng mất thời gian chờ đợi, ảnh hưởng đến công việc và cả quyền lợi của khách trong quá trình sử dụng ứng dụng này. Không chỉ thế, thời gian gần đây, tài xế thường có thói quen “lựa cuốc xe” chọn những chuyến đi có số tiền cao, di chuyển dài, tuyến đường dễ đi còn những tuyến ngắn, khuyến mãi cao thì rất khó để khách hàng bắt xe. Nếu có nhận cuốc thì tài xế sẽ viện lí do để đón trễ, yêu cầu tips cao, liên tục hỏi điểm trả khách, chạy ẩu cho kịp giờ…
Mối quan hệ giữa tài xế xe công nghệ và khách hàng vẫn chưa đi đến hồi kết. Ai cũng cho rằng mình đúng, cũng có lí do riêng bao biện cho hành động của mình. Ai cũng nên hiểu rằng, công việc của mỗi người đều chất chứa những khó khăn và rủi ro riêng, vì vậy đứng ở vị thế của người mua, chúng ta nên cân nhắc thật kỹ lưỡng để có những hành động đúng mực nhất để có thể “thuận mua vừa bán” nhé. Còn bạn, bạn có gặp phải rắc rối gì khi đi xe ôm công nghệ không?
Theo bestie.vn
Xót xa hình ảnh anh shipper cố ăn 3 phần cơm trị giá 150k do bị khách bom hàng
Một mình ngậm ngùi ăn 3 suất cơm gà 150k.
Gần đây, 1 bạn đã chia sẻ câu chuyện về 1 anh shipper tại Đà Nẵng, ngậm đắng, nuốt cay ăn 1 lúc 3 suất cơm gà gần 150k vì vừa bị bỏ bom - bữa cơm trị giá cả ngày công.
"Hầu hết các tài xế giao hàng, xe ôm đều là người nghèo, sinh viên, vì họ mong muốn kiếm được đồng tiền nên chọn mưu sinh bằng chạy xe ôm công nghệ. Họ dãi nắng dầm mưa để kiếm đồng tiền bằng mồ hôi, công sức của mình. Thế nhưng, có không ít khách hàng, khi đặt đồ ăn đã bom hàng, đặt xong thì không lấy. Thậm chí, có nhiều khách hàng xem bom hàng là niềm vui".
Nụ cười của anh shipper khắc khổ đến xót xa.
"Họ đâu biết rằng, 1 lần bom hàng như thế, tài xế phải chấp nhận thanh toán toàn bộ đơn hàng. Chỉ cần 1 đơn hàng bị bom, tài xế có thể phải bù lại cả ngày hoặc vài ngày làm việc.
Có thể 150k là số tiền không lớn với 1 số người nhưng lại là miếng cơm manh áo và công sức lao động vất vả của 1 vài người. Vậy nên có tiền, có nhu cầu hãy đặt hàng, xin đừng bom hàng. Xin đừng vì chút niềm vui của mình mà đẩy đau khổ cho người khác. Thất đức lắm ạ!"
Có 1 loại sở thích, đó là bom hàng
Chắc chắn những kẻ bom hàng thất đức kia sẽ không bao giờ cảm thấy xấu hổ, sẽ không bao giờ nghe những lời khuyên và cả lời năn nỉ. Sẽ chẳng ai làm được gì chúng, chúng cứ tự do oanh tạc, đặt rồi có người chịu.
Chuẩn mực đạo đức xã hội giờ xuống cấp đến vậy? Những người có tâm tính bị đục khoét nhiều tới mức mà các shipper bị bỏ bom nhiều như cơm bữa, đến chai mặt, đến chán nản, nó trở thành tai nạn nghề nghiệp chẳng tránh khỏi mà ai cũng sẽ gặp và có khi gặp hoài. Buồn nhất là lý do bom hàng còn là vì "thích", 1 sở thích kỳ cục.
Từ bao giờ bom hàng trở thành sở thích của nhiều Thượng đế? Ảnh minh họa.
Làm gì khi bị khách bỏ bom, hủy nhận đơn hàng?
Những thành phần bỏ bom đông, nguy hiểm, không rõ danh tính nên chưa thể giải quyết triệt để, chỉ có những cách hạn chế, giảm thiểu sau:
- Khi nhận được đơn đặt hàng từ khách điều đầu tiên nên gọi điện xác nhận, nhiều tài xế chủ quan đến thẳng quán mua hàng và cuộc gọi duy nhất là: "Mình giao đồ ăn đến rồi, bạn xuống lấy giúp mình". Đây cũng là cách giúp bạn tránh được vài thành phần.
- Trong giai đoạn đến nơi mua hàng nên gọi điện thêm 1 lần nữa xem khách hàng có nghe máy không với nội dung kiểu như: "Mình đã đến nơi mua hàng, mong bạn đợi giây lát". Đây là cách để dò la khách hàng có sẵn sàng nghe máy không.
- Khi thấy đơn hàng đột biến với số lượng lớn thì nên thận trọng nghĩ cách giải quyết như nhờ đồng nghiệp hỗ trợ rồi chia nhau tiền đơn hàng, nếu không còn cách nào khác nên từ chối đơn hàng khéo léo để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Bom hàng đã dần trở thành vấn nạn mà các shipper thì lo ngại, người chứng kiến thì lắc đầu ngán ngẩm, không biết trò ấy vui ở đâu. Hy vọng khách hàng sẽ có trách nhiệm hơn trong mỗi đơn hàng để tình trạng đáng buồn này không còn tiếp tục diễn ra nữa.
Nguồn ảnh: Hóng, Oh!man
Theo ohman
Giao đồ ăn tặng kèm bịch bánh tráng, nhắc khách 'ăn khuya ít thôi không mập', chàng Grab nhận về 5 sao Không chỉ giao đồ ăn theo đúng yêu cầu mà chàng grab đáng yêu này còn tặng kèm bịch bánh tráng trộn cho khách, không quên dặn dò 'ăn khuya ít thôi không mập'. Câu chuyện về chàng xe ôm công nghệ đáng yêu mới đây được tài khoản facebook có tên Yến Thanh đăng tải trong một nhóm mạng xã hội đã...