Tài xế: VKS ‘cố tình loại bỏ chứng cứ’ tại vụ án lùi xe trên cao tốc
Chiều 4/6, Lê Ngọc Hoàng cho rằng VKS “cố tình loại bỏ chứng cứ vật chất” để cáo buộc anh phạm lỗi không giảm tốc độ trong vụ án lùi xe trên cao tốc.
Tự bào chữa trong phiên xét xử vụ án lùi xe trên cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội khiến 5 người chết, Hoàng phủ nhận mọi cáo buộc của cơ quan công tố. Bị cáo lập luận, anh lái xe đầu kéo với tốc độ 62 km/h trên làn đường được phép di chuyển với tốc độ từ 60 đến 100 km/h. Khi phát hiện xe Innova phía trước, anh thấy biển báo nút giao, biển rẽ trái sau đó mới đến biển cảnh báo “đi chậm”. Vì thế, việc VKS cáo buộc anh phải giảm về đúng tốc độ tối thiểu 60 km/h khi thấy biển báo “đi chậm” là rất vô lý.
Hơn nữa, đoạn đường xảy ra tai nạn có rất nhiều biển báo nhưng không có biển nào yêu cầu tài xế phải giảm tốc độ xuống dưới 60 km/h. Dữ liệu giám sát hành trình của xe mất tín hiệu 53 giây nên Hoàng không rõ “VKS căn cứ vào đâu để khẳng định khoảng thời gian này xe anh không giảm tốc độ”.
Theo Hoàng, một trong những nguyên nhân xảy ra tai nạn là do xe Innova của anh Ngô Văn Sơn (42 tuổi) lùi chéo từ làn đường dừng khẩn cấp ra làn giữa – nơi xe container của Hoàng đang di chuyển. Hồ sơ vụ án cũng thể hiện sau khi tai nạn xe của anh vẫn song song, cách mép đường 2,6 mét. “Nếu ông Sơn không lùi chéo vẫn hoàn toàn đủ chỗ để đi và tai nạn đã không xảy ra”, Hoàng trình bày.
Bị cáo Hoàng tại phiên tòa phúc thẩm ngày 4/6. Ảnh: Phạm Dự.
Bào chữa cho Hoàng, luật sư Giang Hồng Thanh nói đường cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội có tốc độ tối đa 100 km/h, tối thiểu 60 km/h. Trước khi xảy ra tai nạn Hoảng điều khiển xe với tốc độ 62 km/h là đúng quy định. Việc VKS cáo buộc Hoàng gặp biển báo “đi chậm” phải giảm tốc độ xuống 60 km/h là không đúng. Biển báo “đi chậm” chỉ có hiệu lực với phương tiện rời khỏi cao tốc để rẽ vào nút giao. Hoàng đang đi thẳng thì biển báo này không có hiệu lực.
Cuối phần bào chữa, luật sư Thanh đề nghị HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội và huỷ án sơ thẩm.
Video đang HOT
Đối đáp, đại diện VKSND tỉnh Thái Nguyên cho biết trong vụ án này “lỗi chính thuộc về bị cáo Sơn, Hoàng lỗi ít hơn”.
Hoàng đã điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhưng không tuân thủ quy định về tốc độ, biển báo. Hoàng không giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép khi găp biển cảnh báo nguy hiểm là “đi chậm”.
Theo VKS, việc kết tội tài xế Hoàng trong vụ án này không phải là “tiền lệ xấu” như nhiều luật sư nêu quan điểm mà đây là “lời cảnh tỉnh với tất cả lái xe tham gia giao thông trên đường”. Cụ thể, cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội cho phép chạy trong khoảng 60-100 km/h nhưng trong trường hợp bình thường. Trong trường hợp không bình thường như gặp xe Innova đi lùi nháy đèn, lái xe phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối thiểu cho phép.
Cho rằng “Hoàng hoàn toàn có lỗi khi không giảm tốc độ dẫn đến xảy ra va chạm với xe Innova đi lùi” nên VKS giữ nguyên quan điểm quy kết của bản án sơ thẩm.
Đây là vụ án gây nhiều tranh cãi suốt 3 năm, trải qua 10 phiên sơ thẩm, bốn lần phúc thẩm và một lần giám đốc thẩm.
Theo bản án sơ thẩm của TAND thị xã Phổ Yên tuyên hồi tháng 2, ngày 19/11/2016, Sơn nhận hợp đồng chở 10 khách bằng ôtô Innova từ Bắc Ninh về thành phố Thái Nguyên. Khoảng 15h30 cùng ngày, trên cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội, Sơn lùi xe và xảy ra va chạm với xe đầu kéo do Hoàng điều khiển. Tai nạn khiến 5 người chết, 5 người bị thương.
Hoàng bị toà sơ thẩm phạt 4 năm 6 tháng tù, Sơn lĩnh 9 năm cùng về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Hoàng kháng cáo kêu oan, Sơn chấp nhận án sơ thẩm.
Tài xế kêu oan trong vụ lùi xe trên cao tốc
Lê Ngọc Hoàng kháng cáo kêu oan, phủ nhận cáo buộc không giảm tốc độ nên va chạm với xe đi lùi trên cao tốc, gây tai nạn làm 5 người chết.
Ngày 4/6, TAND tỉnh Thái Nguyên mở phiên phúc thẩm xét đơn kháng cáo của Lê Ngọc Hoàng (35 tuổi) và gia đình các bị hại trong vụ án lùi xe trên cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội. Phiên phúc thẩm lần một được mở vào ngày 13/5 song bị hoãn do vắng mặt toàn bộ luật sư, bị hại và những người liên quan.
Gần 8h, Hoàng và Ngô Văn Sơn (42 tuổi) bị cùm hai chân, còng tay được cảnh sát dẫn giải đến toà. Trong phòng xử án, gần 20 cảnh sát được phân công túc trực.
Tại phần thủ tục, bị cáo Hoàng và luật sư đề nghị thay đổi kiểm sát viên Lưu Thế Hưng với lý do ông "là kiểm sát viên trong phiên phúc thẩm hồi tháng 11/2018 và từng đề nghị y án với hai bị cáo". Vì thế, vai trò của ông Hưng trong phiên phúc thẩm bị e ngại sẽ không đảm bảo "khách quan".
Trước quan điểm này, kiểm sát viên Hưng cho rằng ý kiến trên "không thuyết phục". Ông thấy mình tham gia phiên phúc thẩm vẫn hoàn toàn khách quan song mọi quyết định đều thuộc về HĐXX.
Sau chừng 5 phút thảo luận, chủ toạ thông báo "dẫn chứng mà Hoàng và luật sư đưa ra về việc thay đổi kiểm sát viên" là không rõ ràng nên không có căn cứ chấp nhận.
Các gia đình bị hại kháng cáo xin giảm hình phạt cho Sơn nhưng bị cáo này không kháng cáo nên sáng nay họ đã rút đơn. HĐXX phúc thẩm vì thế chỉ xem xét kháng cáo kêu oan của bị cáo Hoàng.
Trả lời thẩm vấn trước tòa, Hoàng phản bác mọi cáo buộc và mức án của bản án sơ thẩm. Hoàng khai chiều 19/11/2016 điều khiển xe đầu kéo chở 27 tấn thép đi với tốc độ 62 km/h theo hướng Hà Nội - Thái Nguyên. Khi cách xe của Sơn khoảng 70 m, Hoàng chuyển từ chân ga sang rà phanh để chuyển làn sang trái song bất thành do có xe đầu kéo phía sau đang lao đến.
Khi còn cách 50 m, Hoàng mới phát hiện ôtô Innova đang lùi, nháy đèn nên phanh và đánh lái về bên phải đường. Xe đầu kéo của Hoàng sau đó va chạm vào đuôi xe của Sơn. Hoàng cho biết thêm dù không có lỗi nhưng vẫn đến thăm hỏi gia đình các bị hại và đưa tiền hỗ trợ "vì tình cảm".
Trong phần luận tội, đại diện VKS xác định Hoàng không giảm tốc độ khi gặp biển báo hiệu nguy hiểm "Đi chậm", không giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối thiểu khi phát hiện xe Innova phía trước bật đèn cảnh báo nguy hiểm. VKS đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của Hoàng, giữ nguyên tội danh và hình phạt sơ thẩm.
Lê Ngọc Hoàng tại toà sáng nay. Ảnh: Phạm Dự.
Theo bản án sơ thẩm của TAND thị xã Phổ Yên tuyên tháng 2, Hoàng bị phạt 4 năm 6 tháng tù, Sơn lĩnh 9 năm cùng về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Bản án xác định, ngày 19/11/2016, Sơn nhận hợp đồng chở 10 khách bằng ôtô Innova từ Bắc Ninh về thành phố Thái Nguyên. Khoảng 15h30 cùng ngày, do đi quá lối ra khỏi đường cao tốc thuộc khu vực nút giao Yên Bình (thị xã Phổ Yên), Sơn đã lùi xe theo hướng Thái Nguyên - Hà Nội.
Ở phía sau xe Sơn, Hoàng điều khiển xe đầu kéo đi với tốc độ 62 km/h đi hướng Hà Nội - Thái Nguyên. Cách xe Sơn khoảng 70 m, Hoàng không phanh mà định vượt lên để tránh. Nhìn qua gương bên trái thấy có xe đầu kéo khác đang đến, Hoàng không chuyển làn được.
Khi cách xe của Sơn khoảng 10 mét, Hoàng phanh xe và đánh lái về bên phải đường. Ở khoảng cách quá gần, đầu xe của Hoàng đâm vào đuôi xe của Sơn. Tai nạn khiến ba người lớn và một bé trai tử vong, sáu người bị thương.
Sơn lái ôtô trong hơi thở có nồng độ cồn (0,192mg/lít khí thở), chở quá số người quy định, lùi trên đường cấm lùi. Tài xế Hoàng không giảm tốc độ khi gặp biển báo hiệu nguy hiểm (biển báo "đi chậm") và xe phía trước đã có đèn cảnh báo.
Đây là vụ án gây nhiều tranh cãi suốt 3 năm, trải qua 10 phiên sơ thẩm, bốn lần phúc thẩm và một lần giám đốc thẩm.
Container đâm Innova đi lùi trên cao tốc: Luật sư phân tích 5 điểm chứng minh tài xế container vô tội Luật sư Nguyễn Kiều Hưng phân tích 5 lập điểm chứng minh cơ quan tố tụng không đủ căn cứ buộc tội tài xế container đâm xe chiếc Innova đi lùi trên cao tốc khiến 5 người chết. Liên quan đến vụ container đâm xe Innova đi lùi trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên khiến 5 người chết, ngày 14/2, TAND...