Tài xế vào An Giang phải xét nghiệm nhanh tại chốt
100% tài xế, phụ xe phải test nhanh Covid-19 tại các chốt cửa ngõ trước khi vào tỉnh An Giang, trong khi họ có giấy xét nghiệm âm tính trong ngày.
Tài xế xe tải chờ làm thủ tục để test nhanh Covid-19 tại chốt cửa ngỏ vào thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang ngày 14-8. Ảnh: Tâm Phan
Quy định trên khiến nhiều tài xế tỏ ra không hài lòng. Anh Phan Thanh Tâm cho biết đã test nhanh Covid-19 tại TP Thủ Đức (TP HCM) lúc 8h ngày 14/8, sau đó anh lái xe đến An Giang lấy nông sản. Với giấy xét nghiệm, mã nhận diện “luồng xanh” và giấy đi đường, anh chỉ mất 5-10 phút để qua các chốt dọc đường. Tuy nhiên đến chốt vào TP Long Xuyên, anh được yêu cầu xét nghiệm lại.
“Tôi chờ hơn 2 tiếng mới xong. Việc này làm anh em tài xế rất mệt mỏi, vừa tốn thêm chi phí vừa mất thời gian”, tài xế Tâm nói và cho biết, anh dự định lấy hàng xong về TP HCM trong ngày, tối phân loại nông sản để hôm sau có thể gửi tặng các khu cách ly, nhưng việc chờ xét nghiệm khiến anh về không kịp.
Thùng rác chứa tâm bông test nhanh đã qua sử dụng để gần chỗ lấy mẫu làm nhiều tài xế lo ngại bị lây nhiễm. Ảnh: Tâm Phan
Ngoài ra, anh Tâm và nhiều tài xế xét nghiệm nhanh tại chốt rất lo lắng khi nhìn thấy nhiều rác thải y tế vương vãi, đặc biệt tăm bông lấy mẫu đã qua sử dụng để trong thùng rác ngay trước mặt người lấy mẫu và không đậy nắp. “Chỗ đóng tiền thì dồn cục còn mẫu test quăng khắp nơi. Lỡ một trong số các mẫu đó dương tính thì nguy cơ lây nhiễm rất cao”, nam tài xế phản ánh.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh phải thực hiện biện pháp mạnh để đảm bảo phòng chống dịch vì hơn 85% các ca nhiễm Covid-19 của tỉnh bị lây từ tài xế. Trong khi họ đã xét nghiệm âm tính kể cả PCR còn thời hạn, song khi test lại tại chốt vẫn dương tính.
Theo ông Bình, giấy xét nghiệm âm tính chỉ có giá trị tại thời điểm đó nhưng quá trình di chuyển dài, tài xế tiếp xúc nhiều người hoàn toàn có thể bị lây nhiễm. An Giang giáp biên giới, là điểm cuối của các chuyến xe giao, nhận hàng. Ngoài ra, hiện nay đã có tình trạng giấy xét nghiệm giả.
Trong trường hợp xảy ra kẹt xe kéo dài, cơ quan chức năng sẽ giải quyết cho xe có mã nhận diện “luồng xanh” đi mà không cần test lại. Tài xế giao hàng gấp có thể để lại thông tin điểm giao hàng và số điện thoại, ngay khi lấy mẫu xe có thể qua chốt không cần chờ kết quả. Nếu kết quả dương tính, bộ phận phản ứng nhanh sẽ thông tin cho tài xế và nhân viên y tế đến lấy mẫu xét nghiệm PCR.
Nhiều tài xế chờ test nhanh tại chốt thành phố Long Xuyên, có trường hợp mất hơn 2 tiếng mới được qua chốt. Ảnh: Tâm Phan
“Chủ trương này tốn nhiều công sức, thời gian, chi phí rất lớn nhưng để đảm bảo an toàn cho cộng đồng buộc phải làm”, ông Bình nói và mong muốn các lái xe ủng hộ cách làm của tỉnh. Về việc lấy mẫu tại chốt không đảm bảo an toàn, ông Bình cho biết sẽ cho kiểm tra lại nếu đúng như phản ánh sẽ chấn chỉnh ngay.
Tính đến chiều 14/8, Bộ Y tế ghi nhận An Giang 719 ca mắc Covid-19. Trong đó, thành phố Long Xuyên 139 ca, cao thứ hai sau huyện biên giới An Phú 249 ca.
Bộ Y tế triển khai công điện của Thủ tướng, duy trì khám chữa bệnh thông thường
Ngày 13/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký văn bản số 6589/BYT-KCB về việc triển khai công điện 1068/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và bảo đảm duy trì công tác khám chữa bệnh thông thường.
Test nhanh cho trẻ em phòng COVID-19. Ảnh: Mạnh Linh.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương lên phương án, thiết lập cơ sở điều trị, bảo đảm điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, vật tư y tế và tăng cường năng lực chuyên môn, sẵn sàng ứng phó với tình huống dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng tại địa phương (địa phương có mức độ nguy cơ cao và nguy cơ rất cao theo Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19).
Thực hiện nghiêm các biện pháp, nhằm giảm các trường hợp tử vong quy định trong công điện số 1168/CĐ-BYT ngày 7/8/2021 của Bộ Y tế về tăng cường các thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Huy động toàn bộ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước và tư nhân sẵn sàng tham gia phòng chống dịch. Phân công các bệnh viện là cơ sở chuyên tiếp nhận và điều trị COVID-19; giao nhiệm vụ cho các cơ sở còn lại phải dành tối thiểu 40% giường bệnh để thu dung, quản lý, điều trị người bệnh COVID-19 khi dịch lan rộng và trong tình huống địa phương (tỉnh, thành phố) trở thành khu vực "Nguy cơ rất cao".
Bên cạnh việc tăng cường và tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đề nghị giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm duy trì hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thông thường.
Duy trì hoạt động khám, chữa bệnh thường xuyên của tối thiểu 50% số bệnh viện tuyến tỉnh và 50% số bệnh viện tuyến quận, huyện, để thu dung điều trị các ca bệnh cấp tính theo chuyên khoa và quản lý điều trị ca bệnh mạn tính đang được quản lý tại các bệnh viện bị phong tỏa hoặc bệnh viện được huy động thành bệnh viện điều trị COVID-19.
Các cơ sở khám bệnh Nhà nước và tư nhân tuyệt đối không từ chối tiếp nhận người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng, nguy kịch tới khám và điều trị; cần nghiêm khắc xử lý các cơ sở khám, chữa bệnh nếu vi phạm.
Duy trì việc theo dõi, điều trị cho người bệnh có lịch hẹn tái khám, nhưng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị phong tỏa, cách ly y tế; nằm trong vùng thực hiện giãn cách xã hội; thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch và không tiếp nhận người bệnh được hoặc người bệnh trong khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội, cách ly y tế không tới được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo lịch tái khám.
Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), đề nghị thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 6373/BYT-BH ngày 6/8/2021 về việc hướng dẫn thanh toán khám chữa bệnh BHYT liên quan đến dịch COVID-19.
Đối với người bệnh không có thẻ BHYT đề nghị Sở Y tế tham khảo hướng dẫn tại công văn 6373/BYT-BH để hướng dẫn và giao trách nhiệm cho các bệnh viện trên địa bàn hỗ trợ điều trị cho bệnh viện thuộc khu vực phong tỏa, cách ly y tế; nằm trong vùng thực hiện giãn cách xã hội hoặc thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch và không tiếp nhận người bệnh được.
Kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với người mắc bệnh mạn tính đã được điều trị ổn định, thực hiện khám bệnh, kê đơn thuốc điều trị ngoại trú từ 1 - 3 tháng; đồng thời, phải đảm bảo cung cấp đủ thuốc cho người bệnh theo kê đơn thuốc cho đến lịch tái khám dự kiến tiếp theo.
Bảo đảm việc phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện; thực hiện nghiêm việc sàng lọc, phân luồng người bệnh và người ra vào bệnh viện theo quy định, kiểm soát chặt chẽ đối tượng người nhà ở lại chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
Áp dụng các nguyên tắc 5K đối với tất cả nhân viên y tế, người bệnh và người nhà. Tăng cường sàng lọc đối tượng người nghi nhiễm tại tất cả các khoa lâm sàng. Tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên và định kỳ nhân viên y tế, người bệnh trong bệnh viện, đặc biệt tại các Khoa Hồi sức cấp cứu, khoa bệnh truyền nhiễm.
Tăng cường thông khí tự nhiên hoặc cơ học tại tất cả các bệnh phòng. Bố trí khu vực cách ly tạm thời, vùng đệm tại tất cả các khoa lâm sàng để cách ly người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và người bệnh mới vào điều trị nội trú.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát và hỗ trợ việc tuân thủ các quy định, quy trình về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh trong toàn bệnh viện.
Cả xã bị phong tỏa vì 'tự nhiên có 3 ca F0' UBND huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long vừa có quyết định phong tỏa toàn bộ xã Tân Quới Trung. Lãnh đạo xã này cho biết nguyên nhân phong tỏa là do tự nhiên có 3 ca F0' chưa rõ nguồn lây. Trung tâm Y tế Nguyễn Văn Thủ hiện đang tổ chức test sàng lọc cho toàn bộ dân trong khu phong tỏa...