Tài xế thở phào khi qua trạm thu phí bỏ hoang từng xảy ra nhiều tai nạn
Sau hơn một tuần thi công, việc tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng tại Trạm thu phí Cầu Rác trên quốc lộ 1A (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã hoàn thành, tạo độ êm, an toàn cho người và phương tiện qua lại.
Sáng 27/11, ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Giám đốc Công ty CP 456 – cho hay, sau gần 10 ngày, đơn vị đã hoàn thành việc tháo dỡ Trạm thu phí Cầu Rác đặt ở Km539 040 quốc lộ 1, đoạn qua xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên.
Theo đó, phần mái che, cột trụ và khối bê tông ở các luồng đi của Trạm thu phí Cầu Rác đã được phá bỏ. Toàn bộ phần xà bần được dọn sạch sẽ. Đơn vị thi công đang thảm lại mặt đường bằng bê tông để tạo độ êm thuận, an toàn cho người và phương tiện qua lại.
Mặt bằng tại Trạm thu phí Cầu Rác đã được hoàn trả sau khi tháo dỡ (Ảnh: CTV).
“Dự kiến trong vài ngày nữa, nếu trời không có mưa, mặt đường khô ráo hoàn toàn thì đơn vị sẽ tiến hành sơn kẻ vạch đường và thông tin tới Cục Quản lý đường bộ II – Tổng cục Đường bộ Việt Nam để nghiệm thu công trình” – ông Nguyễn Thanh Bình cho biết.
Tài xế Nguyễn Minh Thành (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thường xuyên qua lại tại Trạm thu phí Cầu Rác cho biết, từ khi trạm thu phí trên bỏ hoang đã xảy ra nhiều vụ tai nạn, khiến anh luôn có cảm giác lo sợ, mất an toàn khi lưu thông qua đây.
“Việc tháo dỡ trạm thu phí, hoàn trả lại mặt bằng giúp tôi và các tài xế khác hết lo lắng khi không còn các trụ bê tông án ngữ có thể vấp phải bất cứ lúc nào. Hiện mặt đường ở đây đã thông thoáng, tạo cảm giác an toàn cho người và phương tiện qua lại” – anh Thành nói.
Video đang HOT
Sau hơn 2 năm bỏ hoang, tại Trạm thu phí Cầu Rác đã xảy ra nhiều vụ tai nạn (Ảnh: CTV).
Trạm thu phí Cầu Rác thuộc dự án đầu tư xây dựng quốc lộ 1 tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh, đầu tư theo hình thức BOT và từng giao cho Công ty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà quản lý, khai thác.
Trạm này tạm ngưng thu phí từ tháng 2/2019 nhưng không được tháo dỡ, lại không có lực lượng điều tiết, cảnh báo giao thông nên hạ tầng Trạm thu phí Cầu Rác trở thành điểm gây mất an toàn giao thông.
Dự án tháo dỡ Trạm thu phí Cầu Rác do Cục Quản lý đường bộ II làm chủ đầu tư với kinh phí hơn 400 triệu đồng. Công ty CP 456 là đơn vị thi công và bắt đầu tháo dỡ từ ngày 18/11 vừa qua.
Đề xuất đầu tư công 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam
Theo tin từ Bộ Giao thông Vận tải, Chính phủ vừa có Tờ trình Quốc hội về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025.
Cụ thể, theo tờ trình 519/TTr - CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ, để hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, trong giai đoạn 2021 - 2025 cần đầu tư toàn bộ 12 dự án thành phần, chiều dài khoảng 729km, gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị (267km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353km) và Cần Thơ - Cà Mau (109km), đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Túy Loan. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Theo đó, Chính phủ đề xuất đầu tư toàn 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam bằng hình thức đầu tư công, gồm: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong, Vân Phong - Nha Trang, Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau.
Sơ bộ tổng mức đầu tư theo quy mô phân kỳ 4 làn xe khoảng 146.990 tỷ đồng, gồm: chi phí xây dựng và thiết bị 95.837 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư 19.097 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác 12.015 tỷ đồng, chi phí dự phòng 20.041 tỷ đồng.
Đáng chú ý, phương án đầu tư và tổng vốn đầu tư của dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 trong Tờ trình 519/TTr- CP của Chính phủ đã có sự thay đổi so với hai phương án trước đó. Cụ thể, tại Tờ trình 11792/TTr-CP ngày 6/11/2021 gửi Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất triển khai đầu tư 729km cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 với 8 dự án đầu tư công và 4 dự án theo hình thức PPP (hợp tác công tư), tổng mức đầu tư khoảng 148.492 tỷ đồng.
Trước đó, tại Tờ trình 334/TTr- CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ gửi đến Quốc hội, Chính phủ đề xuất giai đoạn 2021 - 2025 sẽ triển khai đầu tư 9 dự án thành phần theo hình thức PPP dài khoảng 552km. Còn lại 3 dự án thành phần Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ sẽ chỉ triển khai trước công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, tổng mức đầu tư khoảng 124.619 tỷ đồng.
Tại Tờ trình 519/TTr-CP ngày 15/11/2021, Chính phủ đề xuất triển khai toàn bộ 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 bằng hình thức đầu tư công, tổng vốn đầu tư khoảng 146.990 tỷ đồng.
Trên cơ sở tiến độ triển khai, sơ bộ nhu cầu vốn và giải ngân trong giai đoạn 2021 - 2025 cần bố trí khoảng 139.640 tỷ đồng (khoảng 95% tổng mức đầu tư), phần còn lại khoảng 7.350 tỷ đồng (khoảng 5% tổng mức đầu tư, chi phí giữ lại bảo hành công trình) chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026 - 2030.
Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 29/NQ-CP ngày 28/7/2021, dự kiến bố trí cho dự án khoảng 47.169 tỷ đồng, trong giai đoạn 2021 - 2025 cần bổ sung khoảng 92.471 tỷ đồng, Chính phủ kiến nghị cân đối từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Về lộ trình triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ dự kiến công tác chuẩn bị dự án thực hiện trong năm 2021 - 2022; giải phóng mặt bằng, tái định cư năm 2022 - 2023; khởi công giữa năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2025.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Chính phủ tập trung đầu tư cho hạ tầng giao thông, đường sá là cần thiết bởi thực tế đang chứng minh giao thông đi đến đâu kinh tế sẽ phát triển đến đó. Trong bối cảnh hiện nay, cần tăng vốn đầu tư công cho các dự án vì giai đoạn vừa qua, vấn đề giải ngân đầu tư công quá kém, quá chậm. Do đó, cần phải lấy vốn đầu tư công ở những nơi giải ngân chậm tăng cường cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải phải theo dõi, giám sát, cam kết giải ngân đúng tiến độ, đúng lộ trình, đúng chất lượng, giúp cho kinh tế phát triển đồng đều giữa các vùng miền, tăng cường sự lưu thông, giao lưu giữa các vùng kinh tế.
Theo PGS. TS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), nếu đầu tư toàn bộ 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 bằng hình thức PPP sẽ rất rủi ro, khi nhiều quy định, cơ chế, chính sách trong đầu tư PPP hiện chưa được tháo gỡ. Đây chính là nguyên nhân chính khiến 5 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 không thể lựa chọn được nhà đầu tư.
Ngay cả 3 dự án đã được ký hợp đồng giữa Bộ Giao thông Vận tải và nhà đầu tư hiện cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về việc huy động vốn tín dụng. Chủ tịch VARSI cũng cho rằng, dù triển khai theo hình thức đầu tư nào, để đảm bảo hiệu quả đầu tư của cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, cơ quan có thẩm quyền cần lưu ý giải quyết các điều kiện. Cụ thể, phải giải phóng mặt bằng sạch trước khi tổ chức thi công; khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào dự án; hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính...
Đại diện một doanh nghiệp đang tham gia thi công nhiều gói thầu cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2016-2021 cho hay, việc Chính phủ quyết định đầu tư 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam trong giai đoạn tới là hợp lý. Đặc biệt, về nguồn vốn, cần thiết Nhà nước có thể phát hành trái phiếu để đầu tư. Bởi, lãi suất trái phiếu thấp hơn rất nhiều so với lãi suất nhà đầu tư đi vay vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, từ đó sẽ tiết giảm rất lớn chi phí đầu tư của các dự án. Khi dự án hoàn thành, Nhà nước sẽ tiến hành thu phí hoặc bán quyền thu phí để thu hồi vốn đã đầu tư.
Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có phạm vi từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Cà Mau, tổng chiều dài khoảng 2.063 km, quy mô từ 4 - 6 làn xe, các đoạn cửa ngõ đô thị quy mô từ 8 - 10 làn xe.
Đến nay, trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã đưa vào khai thác 478 km, đang đầu tư 829 km, còn lại 756 km chưa đầu tư. Trong đó, đoạn Lạng Sơn (cửa khẩu Hữu Nghị) - Hà Nội dài 167 km đã đưa vào khai thác 124 km đoạn Hà Nội - Lạng Sơn và đang đầu tư 43 km đoạn Lạng Sơn - Cửa khẩu Hữu Nghị.
Đoạn Hà Nội - Cần Thơ dài 1.772 km đã đưa vào khai thác 354 km , đang đầu tư 786 km, còn lại khoảng 632 km chưa đầu tư gồm đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị và Quảng Ngãi - Nha Trang. Đặc biệt, đoạn Cần Thơ - Cà Mau dài 124 km chưa đầu tư.
Trình hai phương án mở rộng Quốc lộ 9 qua Quảng Trị bằng vốn ODA Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết vừa trình Bộ Giao thông Vận tải hai phương án đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn nối cảng Cửa Việt với Quốc lộ 1 thuộc tỉnh Quảng Trị. Quốc lộ 9 đoạn qua thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh. Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN Theo đại diện Tổng cục Đường bộ Việt...