Tài xế Pháp cạn kiệt nguồn xăng, giá năng lượng EU còn tiếp tục tăng
Hôm qua (8/10), những người lái xe ở Pháp đã phải xếp hàng nhiều giờ tại các trạm xăng khi nguồn cung tiếp tục cạn kiệt do các cuộc đình công tại các nhà máy lọc dầu.
Bộ trưởng Môi trường Pháp Christophe Bechu cho biết Pháp sẽ không hạn chế xăng cho lái xe như một biên pháp để đối phó vấn đề nguồn cung.
Cuộc đình công của công đoàn CGT tại hãng TotalEnergies, chủ yếu đòi trả lương cao, đã làm gián đoạn hoạt động tại 2 nhà máy lọc dầu và 2 cơ sở lưu trữ. Hai nhà máy lọc dầu của Exxon Mobil cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự kể từ ngày 20/9.
Do phần lớn các trạm xăng xung quanh Paris ngừng hoạt động, nhiều lái xe phải đi lòng vòng mới tìm được trạm xăng hoạt động và xếp hàng trong nhiều giò.
Video đang HOT
Các cuộc đình công, kéo dài sang ngày thứ 11, đã làm giảm hơn 60% sản lượng tại các nhà máy lọc dầu của Pháp.
Trong khi đó, một nhà phân tích tài chính Nga cho biết, việc Liên minh châu Âu áp đặt giới hạn giá đối với dầu của Nga chắc chắn sẽ dẫn đến việc tăng giá năng lượng.
Liên minh châu Âu (EU) hôm 6/10 đã thông qua gói trừng phạt mới nhằm đẩy mạnh và củng cố các biện pháp hạn chế chống lại Nga. Gói trừng phạt đưa ra cơ sở để áp mức trần giá liên quan đến việc vận chuyển qua đường biển dầu của Nga cho các nước thứ 3 và hạn chế hơn nữa việc vận chuyển hàng hải dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ đến các nước thứ 3.
Ông Mikhail Belyaev, nhà phân tích tài chính người Nga cho rằng giới hạn giá mà EU áp đặt sẽ gây ra tình trạng thiếu năng lượng và gây tăng giá ở chính quốc gia của họ.
“Mức trần giá sẽ khiến nhà sản xuất không có lợi nhuận. Hơn nữa, giới hạn giá như vậy sẽ dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng ở một số quốc gia và điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tăng giá. Nói cách khác, khi phương Tây áp đặt trần giá đối với dầu của Nga, điều đó sẽ khiến giá dầu ở nước họ tăng lên. Thứ 3 là Nga vẫn không bị thiệt hại vì giá dầu sẽ tăng. Lấy ví dụ như khí đốt tự nhiên, mặc dù nguồn cung ở Nga đang giảm, nhưng hãng Gazprom, nhà sản xuất khí đốt lớn nhất của Nga đã tăng doanh thu qua hoạt động ngoại thương”./.
Đình công khiến một số trạm xăng tại Pháp không còn hàng để bán
Pháp đã phải mở kho dự trữ nhiên liệu chiến lược để cung cấp năng lượng cho các trạm xăng đã cạn kiệt trong bối cảnh các cuộc đình công của công nhân tại các nhà máy lọc dầu và kho chứa bước sang ngày thứ 9, gây gián đoạn hoạt động sản xuất và vận chuyển.
Bồn chứa xăng của nhà máy lọc dầu cũ ở Mardyck gần Dunkerque, Pháp. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, phát ngôn viên chính phủ Olivier Veran thừa nhận tình hình đang căng thẳng nhưng cho biết hiện nước này không thiếu dự trữ nhiên liệu ở cấp quốc gia. Ông khuyến cáo người tiêu dùng không nên hoảng sợ mà đổ xô đi mua xăng dầu.
"Tất nhiên, chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình cùng với các nhà khai thác. Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sử dụng đến nguồn dự trữ chiến lược để cung cấp cho các trạm", phát ngôn viên Veran trả lời phóng viên.
Các cuộc biểu tình của công đoàn CGT tại tập đoàn sản xuất năng lượng TotalEnergies đã làm ngưng trệ hoạt động tại hai nhà máy lọc dầu và hai cơ sở lưu trữ. Trong khi đó, hai nhà máy lọc dầu của Exxon Mobil cũng phải đối mặt với những vấn đề tương tự từ ngày 20/9. Diễn biến này làm gián đoạn hơn 60% công suất lọc dầu của Pháp.
Phát ngôn viên Veran cho biết cứ 10 trạm xăng dầu dịch vụ trên toàn quốc thì có một trạm thiếu xăng. Ở khu vực miền Bắc, tỷ lệ này là xấp xỉ 1/3.
Tại vùng Hauts-de-France gần biên giới với Bỉ - nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong bối cảnh các cuộc đình công bùng nổ, chính quyền địa phương ra lệnh cấm bán xăng và dầu diesel đựng trong lon jerry và các thùng chứa mang đi khác. Giới chức thành phố Lille cũng yêu cầu một số trạm xăng dầu ưu tiên cho xe cấp cứu.
Nguyên nhân dẫn đến việc công nhân đình công xuất phát từ việc công đoàn CGT yêu cầu ban lãnh đạo TotalEnergies tăng 10% lương để họ trang trải chi phi sinh hoạt trong bối cảnh lạm phát tăng cao. Cho đến nay, ban lãnh đạo tập đoàn đã từ chối tăng lương cho năm 2022 và chỉ muốn thương lượng mức lương năm 2023. "Các cuộc đình công sẽ tiếp tục. Các cuộc đàm phán về tiền lương còn lâu mới chấm dứt", công đoàn cảnh báo.
Cơ quan quản lý ngành dầu khí UFIP cho biết tình trạng thiếu hụt ở các trạm xăng là do công tác hậu cần chứ không do không đủ nguồn cung. UFIP trước đó cho biết Pháp có đủ dự trữ chiến lược các sản phẩm dầu để đáp ứng nhu cầu trong khoảng ba tháng. Về phần mình, TotalEnergies cho biết họ đã tăng cường nhập khẩu và lấp đầy kho dự trữ có thể kéo dài từ 20 ngày đến một tháng.
Các công ty dầu mỏ châu Âu đạt thỏa thuận quan trọng về lưu trữ CO2 3 công ty dầu mỏ lớn của châu Âu đã đạt được thỏa thuận đầu tiên về việc vận chuyển và lưu trữ CO2 từ nhà máy sản xuất amoniac và phân bón Yara Sluiskil ở Hà Lan, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình khử carbon ngành công nghiệp nặng. Công ty dầu khí TotalEnergies của Pháp đã ký kết...