Tài xế ở Hà Nội phải thở máy, viêm phổi nặng do virus
Một tài xế taxi tại Hà Nội phải nhập Bệnh viện Đại học Y Hà Nội do sốt cao nhiều ngày, ho, chảy nước mũi, phải thở oxy, đã được lấy mẫu để xét nghiệm virus corona.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai ngày 1/2, địa bàn phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai đang tiến hành cách ly, điều tra dịch tễ đối với nam tài xế taxi bị viêm phổi nặng, nghi ngờ nhiễm virus corona.
Đó là trường hợp bệnh nhân Trịnh Bảo Toàn (25 tuổi, ngụ phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai). Ngày 24/1, bệnh nhân xuất hiện sốt 38,2 độ C kèm ho, chảy nước mũi, người mệt mỏi, ăn uống kém. Bệnh nhân tự uống thuốc cảm cúm tại nhà.
Ngày 25-26/1, bệnh nhân có đi chúc Tết tại Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Ngày 28/1, bệnh nhân ho nhiều, mệt mỏi kèm khó thở. Tối cùng ngày gia đình đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Không quân. Sau đó, bệnh nhân được chuyển luôn sang Bệnh viện Đại học Y cấp cứu với chẩn đoán viêm phổi nặng do virus.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho hai người nhiễm virus corona vắng người vào sáng 2/1. Ảnh: Duy Hiệu.
PGS.TS BS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho hay nam bệnh nhân đã được xét nghiệm để kiểm tra xem có mắc virus corona hay không. Bệnh nhân vẫn đang thở máy, không tiếp xúc được, đang đợi kết quả xét nghiệm nCoV.
“Đây là một bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh, thông liên thất. Tình trạng đã gặp nhiều lần, ở lần này, bệnh nhân để nặng mới vào viện, lúc này đã phù phổi cấp. Đây là bệnh lý vốn có của bệnh nhân. Chúng tôi không cho rằng bệnh nhân có liên quan tới virus corona”, PGS Hiếu thông tin.
Về tiền sử, bệnh nhân thường xuyên mắc các bệnh hô hấp. Trong 14 ngày gần đây bệnh nhân ở Hà Nội, không đến Trung Quốc. Điều tra dịch tễ tại cộng đồng chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện nghi mắc.
Ngay khi bệnh nhân nhập viện, cán bộ điều tra dịch tễ đã lập danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, giao Trạm y tế Thịnh Liệt theo dõi sát sức khỏe những người này. Xử lý tại gia đình bệnh nhân và các hộ xung quanh bằng dung dịch sát khuẩn Cloramin B 25% hoạt tính.
Đồng thời, trung tâm đã tuyên truyền hướng dẫn cho các gia đình theo dõi tình hình sức khỏe của các thành viên và những người tiếp xúc với bệnh nhân trong vòng 14 ngày. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt). Khi cần tiếp xúc phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách…
Ngày 1/2, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hà Nội Khổng Minh Tuấn, cho biết tính đến 8h sáng nay, trên địa bàn đã và đang theo dõi, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm 19 trường hợp nghi ngờ mắc virus corona (nCoV).
Trong đó, đã loại trừ được 15 trường hợp, 4 trường hợp còn lại đang tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ, chờ kết quả xét nghiệm mẫu bệnh từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Trong 4 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ, có 2 trường hợp là người Trung Quốc, đang cư trú tại quận Hai Bà Trưng; 1 trường hợp là người Mỹ, đang cư trú tại quận Tây Hồ và 1 trường hợp là công dân Việt Nam, đang cư trú tại quận Hà Đông.
Cũng theo Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hà Nội, trong 19 trường hợp nghi ngờ mắc virus Corona (nCoV), có 86 trường hợp tiếp xúc gần các bệnh nhân, tuy nhiên, đến nay, chỉ có 22 trường hợp phải giám sát y tế.
Tất cả trường hợp được quản lý, giám sát cách ly đều là những người trở về từ những vùng dịch và có biểu hiện sốt. Đến nay, chưa có trường hợp nào tại Hà Nội mắc virus nCoV.
Ông Tuấn khuyến cáo người dân cần nâng cao tinh thần phòng bệnh nhưng cũng không nên quá lo lắng, cần trang bị kiến thức vệ sinh cá nhân phòng bệnh đúng cách như mặc ấm và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế tụ tập những nơi đông người.
Bác sĩ Chợ Rẫy đã điều trị thế nào giúp người nhiễm corona khỏi bệnh?
Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết tình hình sức khỏe 2 ca nhiễm virus corona đầu tiên đã dần ổn định, có thể đi lại, không cần thở oxy.
Theo news.zing.vn
Coi chừng biến chứng do bệnh gout ngày Tết
Bệnh gout là bệnh chuyển hóa axit uric trong máu tăng cao và gây nên nhiều biến chứng đặc biệt là biến chứng thận, gan, tim có thể gây đột tử cho người bệnh.
Dấu hiệu của bệnh gout ngày Tết như thế nào?
Khốn khổ vì gout ngày Tết
Anh Nguyễn Văn T. (27 tuổi, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang điều trị bệnh gout tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết cách đây 2 năm, tại các khớp xương ở ngón tay và ngón chân của anh có biểu hiện đau nhức từng cơn, thường kéo dài 3-4 ngày rồi tự mất. Tuy nhiên, cơn đau này lại xuất hiện với mức độ nặng hơn, đặc biệt là sau những cuộc nhậu. Anh đi khám được bác sĩ chẩn đoán rối loạn axit uric.
Anh T. không tin mình còn trẻ đã mắc bệnh gout nhưng sau một thời gian bất chấp cảnh báo của bác sĩ anh phải treo chân vì viêm gout cấp tính không đi lại được. Dịp Tết năm ngoái, anh T. đi liên hoan tất niên, ngày Tết đến nhà ai cũng ăn một vài miếng thịt, dồi. Đến mùng 3 Tết, toàn bộ các ngón chân của anh T. sưng đau, đỏ tấy không đi được giày dép thậm chí đi lại nhẹ cũng đau đến óc.
Cố chờ tới khi hết kỳ nghỉ, anh T. phải lên bệnh viện khám ngay. Bác sĩ yêu cầu anh phải điều trị ngoài ra phải có chế độ ăn kiêng và tuyệt đối kiêng bia rượu.
Người bệnh gout kiêng gì?
PGS Tạ Văn Bình - nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương chia sẻ cứ vào dịp Tết nhất là nhiều năm về trước bệnh lý chuyển hóa lại tăng lên nhất là bệnh đái tháo đường và rối loạn axit uric.
Theo nhiều số liệu thống kê, tỉ lệ người đi xét nghiệm và chẩn đoán gout dịp Tết cao gấp 2-3 lần ngày thường. Lý do là vào dịp tết các món ăn trong mâm cơm đều rất nhiều và phong phú. Chưa kể, bia rượu, chúc tụng năm mới là chuyện khó từ chối, họ vẫn phải đụng đũa, nhấp môi vì sợ mất lòng người thân, bạn bè.
Trong những năm gần đây, bác sĩ Bình cho biết sau Tết số lượng bệnh nhân mắc bệnh gout và liên quan đến gout đến khám và điều trị tại bệnh viện tăng cao. Điều đáng chú ý là bệnh nhân ngày càng trẻ hóa, mắc bệnh vào độ tuổi 20 trở lên nhiều. Mặc dù trước đây bệnh gout chỉ xuất hiện ở những người trên độ tuổi trung niên hoặc ở những người mắc do yếu tố di truyền.
Vì cả nể và "ham vui", không ít người phải "dở khóc dở cười" đón năm mới trong bệnh viện hay nằm bẹp ở nhà do cơn đau gout cấp tấn công.
Nhiều người coi thường bệnh gout vì nghĩ nó chỉ là cơn đau khớp, đau xương nên cố vui vài hôm nhưng không hề biết rằng bệnh gout có thể biến chứng làm lắng đọng axit uric trong thận, trong gan và đặc biệt là trong tim.
Với bệnh nhân bị rối loạn axit uric, việc bình ổn axit uric trong máu là cực kỳ quan trọng. Để thực hiện điều này, ngoài việc dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, điều quan trọng nhất là người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Trước sự hấp dẫn, gọi mời của những món ăn trong mâm cơm Tết hay những bữa tiệc rượu, người bị bệnh gout cần tránh nhiều món ăn. Ví dụ bánh chưng, dưa hành, thịt đông. Ngoài ra, các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt ngựa, thịt chó, thịt dê... Đây là những thực phẩm giàu đạm làm sản sinh và gia tăng acid uric, gây ra các cơn đau gout.
Những loại hải sản, đặc biệt là cua, ghẹ, sò, tôm, cá ngừ...Không ăn nội tạng động vật vì nhóm thực phẩm này rất giàu cholesterol và purin nên có thể gây ra các cơn đau gout cấp bất cứ lúc nào. Các loại trứng lộn có hàm lượng purin cao, do đó bệnh nhân gout nên tránh ăn kẻo "gặp họa".
Đặc biệt là người bị bệnh gout cần kiêng tuyệt đối bia, rượu, đồ uống có gas. Ngày Tết nhưng người bệnh vẫn cần tăng cường ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước nhằm tăng lượng nước tiểu để đào thải chất độc ra ngoài.
Có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý, phù hợp với thể trạng dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Theo infonet
Không phải mổ, bác sĩ "gắp" dị vật qua da từ bụng bệnh nhân Không cần phải mổ bằng phương pháp mới, các bác sĩ bệnh viện Đại học Y Hà Nội lấy dị vật dài 5cm nằm trong ổ bụng cho chàng trai 31 tuổi. Kíp mổ thực hiện "gắp" dị vật từ trong ổ bụng nam bệnh nhân Bệnh nhân nam 31 tuổi, ở Ninh Bình, đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà...