Tài xế nhét tiền lẻ vào chai để “đối phó” với trạm thu phí
Sau khi Trạm thu phí quốc lộ 1 và tuyến tránh thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) đi vào hoạt động, các tài xế ngao ngán cho rằng mức thu phí quá cao. Nhiều tài xế đã phản ứng bằng cách bỏ tiền lẻ vào các chai nhựa để trả khi đi mua vé qua trạm.
Dùng tiền lẻ để phản đối trạm thu phí
Ghi nhận của PV, Trạm thu phí quốc lộ 1 (QL1) và tuyến tránh thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) đi vào hoạt động từ 0h ngày 1/8. Trong ngày trạm khánh thành, lượng xe qua lại khá đông nên phải xếp thành hàng dài để mua vé.
Cảnh xe xếp hàng dài tại trạm thu phí tuyến tránh thị xã Cai Lậy.
Mặc dù mức thu của Trạm thu phí QL1 và tuyến tránh thị xã Cai Lậy đã được Bộ Tài chính phê duyệt, nhưng hầu hết các tài xế và kể cả người dân địa phương khi qua trạm đều cho rằng mức phí này quá cao.
Ngoài ra, người dân còn cho rằng trạm thu phí đặt không đúng vị trí, khi họ không đi vào đường tránh mà vẫn bị thu phí.
Anh T.M.N. (ngụ tỉnh Tiền Giang) cho rằng anh chỉ đi có 12km đường tránh mà bị thu tới 35.000 đồng một lượt, cao gần bằng khoảng 50km đường cao tốc TP HCM – Trung Lương (phí cao tốc TPHCM – Trung Lương là 40.000 đồng một lượt/50km).
Còn ông N.H.Tr. (ngụ TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) thì bức xúc nói, xe tải của ông chỉ có 2,5 tấn, mỗi ngày chở hàng đi Mỹ Thuận một chuyến đi và về đều phải qua trạm thu phí. Mỗi tháng ông phải mất thêm khoảng 3 triệu đồng đóng phí qua trạm. Trong khi đó, hàng tháng xe của ông đã đóng phí bảo trì đường bộ, còn hàng hóa thì không thể tăng giá.
Anh T.V.N. (chủ một xe cứu hộ cứu nạn ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) cho rằng, trạm thu phí này thu bất hợp lý, vì khi anh kéo xe ô tô bị nạn hoặc xe hư qua trạm thì bị thu phí cả 2 xe, dù xe được kéo phía sau chỉ lăn có 2 bánh trên đường.
Tài xế dùng tiền lẻ bỏ vào chai nhựa mua vé qua Trạm thu phí Cai Lậy, nhằm gây khó dễ và phản đối mức phí quá cao.
Những ngày qua, có nhiều lượt tài xế khi qua trạm đã dùng tiền lẻ mệnh giá nhỏ như 200 đồng, 500 đồng,… bỏ vào chai nhựa hoặc bao nhựa để mua vé qua trạm, nhằm gây khó khăn và phản đối trạm thu phí.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Phú Hiệp – Giám đốc Công ty TNHH đầu tư QL1 Tiền Giang – cho biết, công ty đã làm văn bản gửi đến Công an tỉnh Tiền Giang, Sở GTVT tỉnh Tiền Giang và cơ quan chức năng đề nghị xử lý những trường hợp tài xế cố tình dùng tiền lẻ mua vé qua trạm.
Tuy nhiên, Trung tá Huỳnh Thanh Điệp – Trưởng Trạm kiểm soát giao thông Trung Lương, cho biết, theo quy định hiện hành thì không thể xử lý tài xế khi họ dùng tiền lẻ để mua vé qua trạm thu phí.
Theo ghi nhận, hiện nay, mỗi ngày có hàng ngàn lượt xe đi vào 2 đường huyện 63 và 67 của thị xã Cai Lậy để né Trạm thu phí tuyến tránh thị xã Cai Lậy.
Ngày 7/8, ông Trần Văn Bon – Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang – cho biết, đường huyện 63 và 67 có tải trọng thiết kế đến 10 tấn. Theo ông Bon, ngành chức năng chỉ có thể xử phạt nếu xe quá tải trọng đi vào làm hư hỏng đường và xe khách chạy tuyến cố định đi sai tuyến; còn việc xe lưu thông vào 2 đường này là quyền của người tham gia giao thông; không thể buộc họ phải đi trên QL1 qua trạm thu phí.
Quốc lộ 1 có nhiều đoạn bị hư hỏng nặng.
Mức phí của Trạm thu phí tuyến tránh thị xã Cai Lậy:
- Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải công cộng là 35.000 đồng/lượt.
- Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 chỗ ngồi và xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn là 50.000 đồng/lượt.
- Xe từ 31 ghế ngồi trở lên và xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn là 60.000 đồng/lượt.
- Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng Container 20 fit là 100.000 đồng/lượt.
- Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng Container 40 fit là 180.000 đồng/lượt.
Trạm đã thu phí nhưng đường còn bất cập?
Trước đó, ngày 31/7, Công ty TNHH đầu tư QL1 Tiền Giang đã phối hợp với Sở GTVT tỉnh Tiền Giang tổ chức công bố thời gian thu phí của Trạm thu phí tuyến tránh thị xã Cai Lậy và QL1.
Trong buổi họp, nhiều đại biểu băn khoăn về vấn đề an toàn giao thông trên tuyến tránh thị xã Cai Lậy, như: Một số đoạn cong chưa có đèn chiếu sáng; đường hoàn trả khi thi công chưa được chủ đầu tư thi công hoàn trả cho địa phương khi thi công tuyến tránh gây hư hỏng, ùn tắt giao thông khi Trạm thu phí đi vào hoạt động; mặt đường QL1 xuống cấp, xuất hiện ổ gà gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, nhất là xe 2 bánh…
Đại diện chủ đầu tư tuyến tránh và nâng cấp QL1 ghi nhận các ý kiến của đại biểu. Riêng vấn đề hoàn trả đường cho địa phương, đại diện chủ đầu tư cho biết đang lập dự toán và làm thủ tục báo cáo xin ý kiến Bộ GTVT, sau đó sẽ triển khai thi công hoàn trả đường.
Không đồng tình với ý kiến của chủ đầu tư dự án, ông Trần Văn Bon – Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang – gay gắt yêu cầu chủ đầu tư phải ứng vốn ngay cho địa phương thi công hoàn trả 4 tuyến đường mà nhà đầu tư đã mượn chở vật tư thi công làm hư hỏng đường, gây bức xúc cho người dân địa phương.
Theo Sở GTVT tỉnh Tiền Giang, tuyến tránh thị xã Cai Lậy còn thiếu nhiều biển báo và đèn chiếu sáng. Tính đến hiện tại, trên tuyến tránh này đã xảy ra ít nhất 7 vụ tai nạn giao thông, làm nhiều người chết và bị thương.
Cũng tại buổi họp, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Tiền Giang cảnh báo và nhấn mạnh với chủ đầu tư về việc khi xảy ra ùn tắc thì phải lập tức xả trạm thu phí theo quy định, nếu không sẽ bị phạt nặng.
Được biết, Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy và nâng cấp QL1 được khởi công xây dựng vào tháng 2/2014, với tổng chiều dài khoảng 38 km (trong đó, chiều dài tuyến tránh được đầu tư mới là hơn 12 km).
Tổng kinh phí của dự án là gần 1.400 tỷ đồng. Thời gian thu phí là 6 năm 4 tháng và sau khi hết hạn, dự án sẽ được bàn giao lại cho Nhà nước tiếp tục khai thác quản lý.
Nguyễn Vinh
Theo Dantri
Tổ chức phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm theo từng mùa?
Thành ủy Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án tổ chức phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm theo thời gian của từng mùa trong năm, phù hợp với đặc điểm thời tiết của Thủ đô Hà Nội và nhu cầu thực tiễn của du khách.
Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa đưa ra chủ trương tiếp tục tổ chức không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Thông báo nêu rõ, qua 10 tháng (từ tháng 9/2016) triển khai thí điểm, việc tổ chức phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã tạo ra không gian văn hóa đặc biệt phục vụ người dân cả nước và du khách quốc tế; giúp quảng bá hình ảnh của Thủ đô; hạn chế dần phương tiện giao thông cá nhân trong khu vực nội đô...
Du khách đến khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm ngày càng đông đúc vào dịp cuối tuần
Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp cùng sở, ngành liên quan xây dựng quy chế quản lý và đề xuất kế hoạch, lộ trình cụ thể việc mở rộng không gian phố đi bộ trong khu vực phố cổ, phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khả thi trong công tác quản lý.
Các đơn vị liên quan cũng có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất phương án tổ chức phố đi bộ theo thời gian của từng mùa trong năm, phù hợp với đặc điểm thời tiết của Thủ đô Hà Nội và nhu cầu thực tiễn của du khách.
Tăng cường tổ chức, các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian. Chủ động rà soát, bố trí địa điểm tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, ẩm thực đặc trưng của Thủ đô, các vùng miền trong nước và thế giới.
Xây dựng phương án khả thi và đẩy nhanh tiến độ di dời các hộ dân khu vực xung quanh Đền Bà Kiệu và xây dựng phương án cải tạo, chỉnh trang đô thị trong khu vực phố đi bộ. Tăng cường lực lượng, phương tiện thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Công an thành phố phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, xử lý triệt để tình trạng cướp giật, móc túi, buôn bán hàng rong, tự ý nâng giá, đeo bám, chèo kéo khách du lịch. Có phương án tổ chức phân luồng giao thông hợp lý đối với các tuyến phố xung quanh khu vực phố đi bộ nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong khu vực và lân cận.
Sau 10 tháng (từ tháng 9/2016) thí điểm tổ chức phố đi bộ, Ban chỉ đạo tổ chức thí điểm không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận nhận thấy vào các mùa Xuân, mùa Thu, mùa Đông (từ 1/9 đến 30/4) thời tiết thuận lợi, thời gian tổ chức không gian đi bộ từ 19h thứ Sáu đến 24h Chủ nhật hàng tuần như hiện nay là phù hợp.
Tuy nhiên, vào mùa hè (từ 30/4 đến 31/7 hoặc đến 31/8) do thời tiết nắng nóng hay mưa bão, nên ban ngày có rất ít khách đến tham gia tuyến phố đi bộ.
Do vậy, Ban tổ chức đề xuất với thành phố, vào mùa hè chỉ tổ chức không gian đi bộ vào các tối (từ 18h đến 2h sáng) thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần.
Quang Phong
Theo Dantri
Sẽ công khai kết luận về tài sản của Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái Nguồn tin riêng của PV Dân trí vừa xác nhận, Thanh tra Chính phủ sẽ tổ chức họp báo công khai kết luận thanh tra nguồn gốc tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái Phạm Sỹ Quý vào giữa tuần này. Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy sẽ được mời tham dự. Theo nguồn...