Tài xế có quyền yêu cầu CSGT cho nghỉ, đo lại nồng độ cồn nếu nghi ngờ
Theo Cục CSGT (C08) Bộ Công an, tài xế có quyền đề nghị CSGT cho nghỉ 5 – 10 phút, đồng thời uống nước cho sạch khoang miệng trước khi đo định lượng nồng độ cồn nếu cho rằng mình không sử dụng rượu bia mà vẫn có cồn.
Vi phạm nồng độ cồn vẫn cao
Theo thống kê của C08, trong 45 ngày qua, CSGT toàn quốc phát hiện, xử lý 99.135 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. C08 cho hay đây là con số rất cao, tăng 23,6% so với 45 ngày liền kề trước đó, dù vẫn trong thời gian cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Tài xế có quyền nghỉ ngơi, đề nghị đo lại nồng độ cồn. Ảnh DUY HOÀNG
Đại diện C08 cho hay, trong số các trường hợp vi phạm, có tới 31% tài xế vi phạm ở mức 3 (mức kịch khung theo Nghị định 100, trên 0,4 mg/lít khí thở). Ngoài ra, thống kê cho thấy có tới 1.438 tài xế không chấp hành việc kiểm soát, những trường hợp này đều vi phạm ở mức kịch khung.
“Số người bị xử lý nồng độ cồn rất cao như vậy cho thấy thói quen chưa thay đổi, do đó thời gian tới lực lượng CSGT vẫn sẽ tiếp tục xử lý kiên quyết”, đại diện C08 cho hay.
Tài xế có quyền yêu cầu CSGT cho nghỉ, đo lại nồng độ cồn nếu nghi ngờ
Theo C08, trong năm 2023, lãnh đạo Bộ Công an xác định quan điểm thiết lập kỷ cương, bảo đảm trật tự an toàn trên các tuyến giao thông toàn quốc. Trong đó, tài xế có nồng độ cồn là một trong 3 hành vi vi phạm được tập trung xử lý để giảm tai nạn, cùng với hành vi chở quá tải trọng và chạy quá tốc độ.
Thời gian tới, lực lượng CSGT sẽ tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn
DUY HOÀNG
Đại diện C08 cho hay, việc kiểm soát nồng độ cồn được lực lượng CSGT thực hiện trên cả nước, đặc biệt tập trung tại các đô thị, nhằm răn đe nhưng cũng là giúp người dân hình thành thói quen “đã uống rượu bia thì không lái xe”.
Quá trình xử phạt cũng “không có vùng cấm và không có ngoại lệ”. Cụ thể, lực lượng CSGT đã tham mưu hơn 40 thành ủy, tỉnh ủy có văn bản chỉ đạo cơ quan, ban, ngành, đảng viên, công chức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, đã uống rượu bia thì không lái xe và không được can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm.
Ngoài ra, theo đại diện C08, các cán bộ CSGT làm nhiệm vụ phải ghi rõ nhật ký ca công tác, trong mỗi máy đo nồng độ cồn cũng lưu trữ toàn bộ dữ liệu để chỉ huy đơn vị đối chiếu với các biên bản xử lý. Bên cạnh đó, một số địa phương CSGT còn phải kiểm tra chéo địa bàn nhằm tránh có sự quen biết, xin bỏ qua vi phạm.
Xử lý để người dân tâm phục khẩu phục
Trước những lo ngại của tài xế về việc ăn hoa quả, uống thuốc dạng siro sẽ có nồng độ cồn khi kiểm tra, đại diện C08 khẳng định, ngay khi Nghị định 100 ra đời, C08 đã có những thử nghiệm với nhiều loại hoa quả, thuốc ho, nước trái cây lên men… kết quả cho thấy người ăn, uống đều không có nồng độ cồn.
Theo đại diện C08, quy trình kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng CSGT có 2 bước, đầu tiên là đo định tính để xác nhận có cồn hay không, sau đó mới đo định lượng để xác định chính xác mức cồn trong hơi thở.
“Trường hợp kiểm tra định tính xác định có nồng độ cồn, nếu lái xe có sử dụng một số đồ ăn lên men trước đó thì họ có quyền đề nghị CSGT cho nghỉ ngơi 5 – 10 phút, đồng thời uống nước cho sạch khoang miệng trước khi đo định lượng. Ngoài ra, tài xế đã đo định lượng xác định có cồn cũng được phép đề nghị lực lượng chức năng cho thổi lại để đảm bảo tính khách quan”, đại diện C08 cho hay.
Cảnh báo tình trạng dùng tem kiểm định giả
Theo đại diện C08, ngoài tình trạng tài xế vi phạm nồng độ cồn có chiều hướng gia tăng thì tình trạng lái xe dùng giấy tờ giả, đặc biệt làm giả tem kiểm định cũng đáng báo động trong thời gian gần đây.
Thống kê của C08 cho thấy, từ cuối năm 2022 tới nay, toàn quốc đã phát hiện 40 trường hợp dùng tem kiểm định giả. CSGT đã chuyển cơ quan điều tra 20 trường hợp, trong đó 4 vụ bị khởi tố và 9 trường hợp bị xử lý hành chính.
CSGT niêm phong phương tiện dùng tem kiểm định giả để bàn giao cho Công an TP.Thái Nguyên xử lý. Ảnh DUY HOÀNG
Để dẫn đến tình trạng này cũng một phần do công tác đăng kiểm thời gian qua gây khó khăn cho chủ phương tiện, đặc biệt là chủ xe kinh doanh vận tải. Không đăng kiểm được, nhiều tài xế đã lên mạng mua tem giả để dán vào xe nhằm tránh bị CSGT xử lý.
“Nhiều người cho rằng đây là hành vi bình thường nhưng chúng tôi khuyến cáo đây là vi phạm rất nghiêm trọng. Tài xế có thể bị khởi tố hình sự”, đại diện C08 nói, và cho hay, trường hợp phương tiện gặp tai nạn giao thông trên đường mà nguyên nhân liên quan tới yếu tố an toàn kỹ thuật thì chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Vi phạm nồng độ cồn ở TP.HCM khó 'thoát' CSGT?
Công an TP.HCM đang có các giải pháp quyết liệt để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn và chống người thi hành công vụ.
Đó là thông tin được thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM đưa ra trong buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, diễn ra vào chiều 23.2.
Theo thượng tá Lê Mạnh Hà, trong năm 2022, toàn thành phố có 55.555 vụ vi phạm nồng độ cồn và 11 vụ chống người thi hành công vụ, phạt hành chính trên 400 tỉ đồng.
Vào đợt cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông từ ngày 15.11.2022 - 5.2.2023, Công an TP.HCM đã xử lý hơn 17.000 vụ vi phạm về nồng độ cồn, giữ hơn 16.000 phương tiện tham gia giao thông, tước hơn 11.000 giấy phép lái xe và 3 trường hợp chống người thi hành công vụ. Tổng cao điểm đã xử phạt 146 tỉ đồng, xử phạt tiền vi phạm nồng độ cồn trên 66 tỉ.
"Sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tai nạn giao thông. Quy định của pháp luật hiện nay xử lý rất nghiêm, tuy nhiên qua tổng kết kết quả xử lý cho thấy số vi phạm trên địa bàn thành phố còn nhiều", thượng tá Hà cho biết.
CSGT TP.HCM lập chốt kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh BÍCH NGÂN
Kiểm soát triệt để người vi phạm nồng độ cồn
Chia sẻ về các giải pháp hạn chế vi phạm nồng độ cồn trong thời gian qua, thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết, Công an TP.HCM đã tiến hành tuyên truyền trực tiếp, thành lập các tổ công tác đến các điểm hàng quán kinh doanh rượu bia để vận động cam kết, treo bảng rộng "không lái xe sau khi đã uống rượu bia".
Khuyến cáo thực khách sử dụng xe taxi/xe công nghệ sau khi sử dụng đồ uống có cồn tại quán và tiến hành niêm yết thông tin tai nạn giao thông tại các tuyến cao điểm.
"Tránh trường hợp người điều khiển xe có sử dụng rượu bia đi một đoạn đường dài mà không kiểm soát, gây tai nạn", Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM nhấn mạnh về các phương án kiểm soát triệt để, tuần tra, xử lý vi phạm.
Về các giải pháp xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, thượng tá Hà cho biết, Công an TP.HCM thường xuyên quán triệt, tuyên truyền để lực lượng cán bộ cơ sở thực thi công vụ phải giữ vững tư thế, tác phong, lời nói chuẩn mực.
Lực lượng tuần tra kiểm soát được trang bị đầy đủ vũ khí, công cụ hỗ trợ; thường xuyên bố trí các đội hình tuần tra kiểm soát phù hợp, kết hợp các lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự.
Bên cạnh đó, Công an TP.HCM tăng cường trang bị hệ thống camerabody ghi nhận hình ảnh, clip trong hoạt động tuần tra kiểm soát...
Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với ô tô
Tài xế ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm.
Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe máy
Tùy vào mức nồng độ cồn vi phạm mà tài xế xe máy, ô tô, xe đạp, máy kéo, xe máy chuyên dùng sẽ bị CSGT xử lý, lập biên bản với các mức phạt khác nhau.
Mức vi phạm nồng độ cồn nặng nhất, thì bị phạt kịch khung từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người lái xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng.
Phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp
Vi phạm nồng độ cồn nặng nhất, mức phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.
Xử phạt hơn 600 tài xế vi phạm nồng độ cồn trong ngày mùng 2 Tết Trong ngày 22/1 (tức mùng 2 Tết), lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 646 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn. Chiều 23/1 (tức mùng 2 Tết), Cục Cảnh sát giao thông (CSGT, Bộ Công an) cho biết, toàn quốc đã xảy ra 18 vụ tai nạn giao thông, làm chết 10 người và bị thương 13 người. So...