Tài xế 9x lái hàng nghìn chuyến xe 0 đồng chở bệnh nhân nghèo ở Hà Giang
Đặng Xuân Hiếu từ khi 20 tuổi đã bắt đầu hành trình làm “tài xế 0 đồng” rong ruổi khắp cao nguyên, giúp đỡ hàng nghìn bệnh nhân nghèo Hà Giang.
Lâu nay, nhiều người dân nghèo ở Hà Giang đã quen thuộc với hình ảnh chàng thanh niên Đặng Xuân Hiếu (SN 1998, quê Phú Cường, Ba Vì, Hà Nội) với gương mặt dễ mến lái chiếc xe cứu thương đi khắp mọi nẻo đường để chở những bệnh nhân nặng chuyển lên tuyến trên hoặc bệnh nhân về nhà lần cuối. Họ là những người nghèo ở tỉnh Hà Giang và những vùng lân cận.
Hàng ngày, chàng trai trẻ trực xe cứu thương tại am Vô Vi (xã Tân Thành, huyện Bắc Quang, Hà Giang), 24/24, tiếp nhận thông tin từ bệnh viện để lập tức lên đường.
Một ngày làm việc của Xuân Hiếu có thể bắt đầu lúc nửa đêm, có khi là từ 1, 2 giờ sáng, bất kể giờ nào khi nào bệnh viện báo có ca bệnh chuyển biến nặng.
Cơ duyên đến với công việc tài xế xe cứu thương “không chuyên” của chàng trai trẻ hết sức tình cờ. Hiếu chia sẻ: “Khi còn nhỏ, em là một cậu bé mải chơi nên chỉ học tới lớp 6 thì em được mẹ gửi trong chùa, mẹ em cũng là một phật tử.
Năm 2014-2015, em được tham gia những chuyến thiện nguyện phát quần áo cho bà con dân nghèo tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, khi tận mắt thấy bà con vùng núi rạng rỡ, phấn khởi với những chiếc áo được tặng, em rất xúc động và tự nghĩ sau này mình nhất định sẽ làm gì đó giúp họ.
Năm 2018, được sự trợ duyên của các thầy trên chùa, hệ thống xe cứu thương 0 đồng đã được mở, địa điểm chính đặt tại Am Vô Vi (Hà Giang).
Hồi ấy sư ông gọi em đến và nói em hãy đi phát tâm làm công đức 3 năm phục vụ bà con dân nghèo. Em đồng ý ngay, chẳng do dự điều gì”.
Trong hành trình gần 4 năm chạy xe cứu thương 0 đồng hỗ trợ bà con nghèo, chàng trai 9X không nhớ nổi suốt 4 năm qua đã bao nhiêu lần giữa đêm bất kể mưa gió, nghe tin có bệnh nhân nặng cần chuyển tuyến trên là ngay lập tức anh lên đường. Hối hả cùng nhân viên y tế từng giây phút để giành giật mạng sống cho bệnh nhân không quen biết nhưng anh cũng lo cho họ như người thân. Nhanh phút nào thì cơ hội sống với họ nhiều hơn chừng đó. Nghĩ vậy nên Xuân Hiếu luôn gắng sức nhanh nhất có thể. Với sức trẻ, Hiếu không nề hà việc khiêng cáng bệnh nhân, mang vác đồ, giúp người nhà đưa người bệnh lên bệnh viện tuyến trên nhanh nhất.
Những cung đường mà Xuân Hiếu từng đi qua trên hành trình lái xe cứu thương 0 đồng suốt 4 năm qua anh bảo đã thuộc lòng như bàn tay. Giờ bất cứ khi nào có cuộc gọi, Hiếu có thể lên đường nhanh như gió để người nhà bệnh nhân không phải chờ đợi lâu.
Video đang HOT
Nhiều người nghe tiếng, nghe tên nhưng chưa một lần gặp mặt anh, họ cảm động khi một người xa lạ không quản đêm hôm, xa xôi đến giúp đỡ mình và người thân lúc nguy nan nhất. Những tình cảm như vậy không gì đo đếm được.
Niềm vui với Hiếu là khi kịp chở người bệnh lên bệnh viện tuyến trên để y bác sĩ kịp thời cứu chữa. Một sinh mạng được giữ lại là một lần Hiếu thấy vui, cuộc đời có ý nghĩa hơn.
Chàng trai 9X trùng xuống, trầm ngâm khi nhớ về những chuyến xe chở người nghèo về ngôi nhà của họ lần cuối.
“Có người quê Hà Giang bị tai nạn và mất tại Bắc Ninh, đã để trong nhà xác 2 ngày. Khi vừa tiếp nhận thông tin, em thay quần áo và lên đường ngay vì biết tất cả các trường hợp gọi đến Am Vô Vi là gấp lắm rồi.
Khi chở bệnh nhân đã mất vài ngày, đương nhiên khó tránh khỏi cảm giác ngột ngạt, bồn chồn nhưng em vẫn kiên nhẫn uốt 12 tiếng để đưa được người xấu số về đến nhà.
Chuyến xe ấy em đi liên tục từ điểm tập kết xe xuống Bắc Ninh, rồi từ Bắc Ninh chở bệnh nhân về suốt 18 tiếng đồng hồ”, chàng trai 9X kể lại.
Xuân Hiếu chia sẻ, những ca như thế thì “siêu mệt” vì dọc đường không được nghỉ, tất nhiên việc ăn uống cũng qua loa.
Chở người đã qua đời về nhà trên những chuyến xe 0 đồng cũng có những áp lực vì chạy không ngừng nghỉ, xuyên đêm, thậm chí có những lúc chạy qua đồi núi mưa gió, vắng hiu chỉ có mình và người xấu số”, Hiếu hơi rùng mình khi nhớ lại những khoảnh khắc đó.
Một chuyến xe khác cũng khiến Xuân Hiếu thực sự bị ám ảnh. Chàng trai nhớ lại: “Có một bệnh nhân không qua khỏi, nhà ở xã Du Tiến (huyện Yên Minh, Hà Giang), cả mẹ và con. Em chở người xấu số về gần đến nhà, vì đường lên dốc cao quá, xe không thể lên nổi. Xe phải dừng phía dưới chân dốc, người nhà cùng hàng xóm phải chạy xuống khiêng mẹ con chị ấy lên nhà.
Em rất ám ảnh hình ảnh 2 đứa trẻ con chạy theo thi thể mẹ với nước mắt lưng tròng. Em từng chứng kiến nhiều cái chết đau thương nhưng có lẽ hoàn cảnh những đứa trẻ mồ côi chạy theo mẹ ở con dốc cao hôm đó là hình ảnh đau đớn, ám ảnh nhất mà không bao giờ em quên được”.
Không chỉ lái xe cứu thương 0 đồng cho bà con dân nghèo vùng cao nguyên đá Hà Giang, chàng trai 9X còn tham gia rất nhiều chuyến thiện nguyện phát quần áo cho học sinh vùng cao, chở gạo hỗ trợ người nghèo. Xuân Hiếu tham gia các hoạt động thiện nguyện, phát quà cho trẻ em vùng cao với tâm niệm “trên xe còn đồ là sẽ tặng”.
Kể về công việc giúp đời, chàng trai 9X không quên cảm ơn các thầy trên chùa vì cho mình nhân duyên được làm việc phúc. ‘Từ khi được giúp đỡ mọi người, em cảm thấy cuộc đời thêm ý nghĩa hơn hẳn nên hễ cứ có người gọi là sẵn sàng lên đường bất kể sáng hay chiều, đêm hay ngày.
Trên mỗi chuyến xe em đều chở theo 50kg gạo từ chum gạo nghĩa tình của Am Vô Vi, bởi vì sư ông biết những trường hợp này rất khó khăn, gia đình không có gì cả nên em mang gạo hỗ trợ họ”, Xuân Hiếu nói thêm.
Theo chia sẻ của Xuân Hiếu, hiện tại hệ thống xe cứu thương 0 đồng do các quý thầy phát duyên cùng phật tử gồm 5 xe. 2 xe đặt tại Hà Nội chuyên chở bệnh nhân nghèo đã qua đời hoặc bệnh nhân nặng bệnh viện trả về do không còn cơ hội cứu chữa. 3 chiếc xe khác được đặt tại xã Tân Thành (huyện Bắc Quang, Hà Giang) để chở bệnh nhân nghèo chuyển tuyến từ tuyến tỉnh về các bệnh viện trung ương tại Hà Nội điều trị, phục vụ cấp cứu 24/24 trong phạm vi địa bàn.
Trải qua hành trình cầm lái trên những chuyến xe thiện nguyện 0 đồng, Xuân Hiếu cảm thấy cuộc sống có niềm vui khi được cống hiến và làm những việc có ý nghĩa. Với chàng trai trẻ, làm bất cứ việc gì, kể cả chở bệnh nhân nghèo cũng phải tâm huyết thực sự mới có thể làm được.
Khi được hỏi về những dự định trong tương lai, Hiếu cho biết đã từng học nghề sửa chữa điện thoại với thu nhập khá, nhưng hiện nay chưa nghĩ đến khi nào dừng công việc làm tài xế trên những chuyến xe 0 đồng giúp người nghèo. Chàng trai khẳng định: “Còn duyên thì sẽ làm hết mình”.
“Em luôn nghĩ rằng mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ tình người là còn mãi. Cuộc sống thật hạnh phúc khi ta được sống và làm những việc ý nghĩa, mọi sự sẻ chia trong lúc khó khăn là điều quý giá nhất trên đời. Nhờ những tâm niệm đó mà em có động lực cống hiến, không hề cảm thấy mệt mỏi trên hành trình giúp đỡ đồng bào nghèo vùng cao trên khắp mọi bản làng”, Hiếu bộc bạch.
Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Mốc cao nhất Hà Giang
Nhiều người nhầm tưởng các mốc giới ở địa đầu Lũng Cú (H.Đồng Văn) là cao nhất Hà Giang.
Thực tế mốc cao nhất tỉnh này là mốc 295.
Buổi trưa một ngày cuối tháng, chúng tôi xuất phát từ Trạm kiểm soát biên phòng Cao Mã Pờ (Đồn biên phòng Tùng Vài) lên mốc 295. Xã biên giới Cao Mã Pờ thuộc H.Quản Bạ nằm cách trung tâm huyện lỵ hơn 30 km, ở độ cao trung bình 1.600 m nên quanh năm hầu như bị mây mù bao phủ. Mùa đông, nhiệt độ có khi hạ xuống 0 độ C và băng tuyết phủ kín 8 thôn bản nằm lưng chừng dãy núi Chín Chu Lìn.
Mốc giới số 295 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi, có độ cao là 2.150,06 m, tọa độ địa lý 2306'54,182" vĩ độ Bắc - 10448'04,109" kinh độ Đông.
Gần 2 tiếng đồng hồ vượt qua những vách đá dựng đứng, sườn núi trơn trượt, rừng nguyên sinh mờ ảo mù mịt, chúng tôi cũng lên đến đỉnh núi Chín Chu Lìn, nhìn xuống dưới Cao Mã Pờ dày đặc biển mây.
Thiếu úy Nông Tuấn Anh kiểm tra mốc giới 295. Ảnh M.T.H - N.Đ.L
Vượt qua những nương rẫy của bà con đang chuẩn bị trồng cây ấu tẩu, thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Mua Đại Sèo chỉ đỉnh núi đá cao ngất phía trước: "Trèo thêm đỉnh cuối, mới tới mốc cao nhất Hà Giang".
Kéo tay nhau, đẩy lưng nhau vượt qua từng hõm đá, cuối cùng cũng lên tới đỉnh 2150, nơi đặt mốc giới 295 ở độ cao 2.150,06 m. Khu vực đặt mốc quá hẹp, chỉ đủ chỗ cho đội tuần tra của Đồn biên phòng Tùng Vài làm các thủ tục chào mốc, kiểm tra... nên khi chụp hình, phải để góc rộng.
Ông Nguyễn Đình Sơn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Cao Mã Pờ, cho biết đây là xã biên giới đặc biệt khó khăn, núi non hiểm trở của H.Quản Bạ. Xã có 17.052 m đường biên giới giáp Trung Quốc (ở phía bắc và phía tây) với 35 mốc giới (24 mốc chính và 11 mốc phụ), từ mốc giới số 289 đến mốc 312.
Bộ đội Đồn biên phòng Tùng Vài và dân quân xã Cao Mã Pờ bên mốc giới số 295
"Năm 2001, tỉnh Hà Giang triển khai phân giới cắm mốc đoạn biên giới Việt Nam - Trung Quốc trên địa bàn, tất cả bà con trong xã đều tình nguyện giúp đỡ các nhóm phân giới cắm mốc, nhất là việc di chuyển các mốc đá hoa cương lên các điểm cắm mốc", ông Sơn kể và nhớ lại: "Mốc 295 là số lẻ nên do Trung Quốc cắm. Bên ta cắm mốc 294 (cách mốc 295 khoảng 0,294 km), do ở độ cao 2.030,25 m, đường đi lại cực kỳ khó khăn, toàn phải cắt rừng, nên gần 100 đồng bào thay nhau khênh vác, suốt mấy ngày mới lên tới điểm cao cắm mốc".
Đội tuần tra Đồn biên phòng Tùng Vài kiểm tra khu vực biên giới mốc 295
Khi chúng tôi xuống núi, màn đêm đã dần đen đặc. Do liên tục tuần tra đường biên mốc giới, có quá nhiều kinh nghiệm công tác ở địa bàn khắc nghiệt, bất thường về thời tiết, đi lại gian nan vất vả, nên đại úy Quách Ngọc Dũng (Trạm trưởng kiểm soát biên phòng Cao Mã Pờ) lôi ngay mấy chiếc đèn pin trong ba lô đưa cho chúng tôi. Đại úy Dũng cẩn thận đi trước dẫn đường, chốc chốc lại gọi ới điểm danh từng người.
Đỉnh núi đá đặt mốc 295
"Có nhiều lúc, chúng em đi tuần tra theo tuyến - cụm mốc từ sáng sớm đến tận đêm khuya mới về tới trạm", đại úy Dũng nói. Riêng chúng tôi, khi xuống đến đường bê tông, cả 2 chân muốn khụy xuống, phải ngồi nghỉ rất lâu mới đứng dậy được và lên xe, về Đồn biên phòng Tùng Vài lúc 20 giờ đêm.
Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Mốc đầu - mốc cuối Là tỉnh địa đầu Tổ quốc với địa hình, thời tiết đặc biệt khắc nghiệt, Hà Giang có hơn 277 km đường biên giới giáp với 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) và 442 mốc giới phân định lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc. Phóng viên Thanh Niên đã đi dọc biên giới Hà Giang, ghi nhận công tác...