Tại VN, 99% MMORPG bạo lực mức 3, 99% MMOFPS bạo lực mức 4!
Theo bảng tiêu chí đánh giá của Sở TT&TT TP HCM, ngay cả các game casual như Gunny cũng sẽ được xếp vào mức bạo lực cấp 4 do có yếu tố “bắn giết cá nhân bằng vũ khí nóng như súng”.
Mới đây, Sở Thông tin – Truyền thông TP.HCM vừa có văn bản gửi 14 NPH tại TP.HCM đề nghị liệt kê các hành vi mang tính đối kháng và tự phân loại mức độ bạo lực của từng hành vi trong các game online đang vận hành và phải gửi kết quả đánh giá về Sở trước ngày 21/07/2010.
Mức độ bạo lực trong game được đánh giá theo 3 nhóm tiêu chí: tiêu chí bạo lực căn cứ theo vũ khí sử dụng và hoạt động đâm chém bắn giết đơn lẻ hay có tổ chức trong trò chơi, căn cứ theo đối tượng bị bắn giết và căn cứ vào góc độ nhập vai của người chơi.
Các NPH sẽ nộp lại bảng tự đánh giá mức độ bạo lực trước ngày 21/07/2010.
Bên cạnh bản tự đánh giá của doanh nghiệp, Sở cũng sẽ thẩm định độc lập 65 trò chơi này. Tùy theo mức độ bạo lực trong game sẽ có biện pháp xử phạt cụ thể để ngăn chặn game online độc hại lan tràn trên thị trường và nạn “nghiện game” như hiện nay.
3 nhóm tiêu chí với 6 mức độ bạo lực cơ bản theo quy định của Sở Thông tin – Truyền thông TP.HCM:
1. Nhóm tiêu chí bạo lực căn cứ theo vũ khí sử dụng và hoạt động đâm chém bắn giết đơn lẻ hay có tổ chức trong trò chơi: gồm 6 mức độ bạo lực.
- Mức 1: đánh nhau tay không (không có vũ khí), bao gồm cả đánh nhau đơn lẻ và đánh nhau có tổ chức (tập hợp thành băng nhóm, bang hội).
- Mức 2: đâm chém cá nhân, đơn độc (sử dụng vũ khí lạnh như dao, kiếm,…).
- Mức 3: đâm chém có tổ chức (tập hợp thành băng nhóm, bang hội,…, sử dụng vũ khí lạnh như dao, kiếm,…).
- Mức 4: bắn giết cá nhân, đơn độc (sử dụng vũ khí nóng như súng,…).
- Mức 5: bắn giết có tổ chức (tập hợp thành băng nhóm, bang hội,…., sử dụng vũ khí nóng như súng,…).
Video đang HOT
- Mức 6: giết người hàng loạt.
2. Nhóm tiêu chí bạo lực căn cứ theo đối tượng bị chém giết trong trò chơi: 3 nhóm đối tượng:
- Tiêu diệt các vật thể (máy bay, tàu vũ trụ,…).
- Tiêu diệt ác quỷ, quái vật.
- Tiêu diệt con người.
3. Nhóm tiêu chí bạo lực căn cứ vào góc độ nhập vai của người chơi: 3 góc độ:
- Góc độ nhập vai tích cực: cảnh sát, người tốt,…
- Góc độ nhập vai tiêu cực: kẻ khủng bố, người xấu,…
- Góc độ nhập vai không rõ ràng (đâm chém bắn giết không cần phân biệt tốt xấu – Ví dụ trong các game kiếm hiệp, giữa bang này với bang kia).
Theo phân loại sơ bộ, có thể thấy rõ với bảng tiêu chí trên thì 99% MMORPG đang vận hành tại Việt Nam sẽ bị xếp vào mức bạo lực cấp 3 do đa phần đều có các cuộc tranh tài giữa các bang hội, đánh chiếm thành quách bằng gươm, đao… (chỉ có Maple Story là không có tính năng PK).
Các game casual tương tự Gunbound cũng có thể xếp vào mức độ bạo lực cấp 4.
Còn với 3 MMOFPS hiện tại, chắc chắn không thể thoát được khỏi mức bạo lực thứ 4 do có yếu tố bắn giết cá nhân bằng súng (đó là chưa kể tới một số item như dao, kiếm). Nhưng điều khá khó hiểu ở đây là với tiêu chí này, ngay cả các MMO casual bắn súng tương tự như Gunny cũng sẽ ở mức bạo lực cấp 4?
Vẫn chưa rõ cuối cùng Sở Thông tin – Truyền thông TP.HCM sẽ đưa ra quyết định ngăn chặn game online độc hại dựa trên cấp độ bạo lực bao nhiêu, đối tượng bị chém giết là như thế nào.
Theo Gamek
Sẽ ra sao nếu WoW về được Việt Nam?
Khả năng WoW cập bến Việt Nam là gần như con số 0, tuy nhiên nếu về được thì tương lai trò chơi sẽ như thế nào?
Không ai có thể phủ nhận vị trí số một thế giới của WoW tại thời điểm này. Với cốt truyện thu hút, gameplay tuyệt đỉnh trên một nền đồ họa kha khá, WoW đã chinh phục hàng chục triệu con tim trên thế giới. Với con số hơn 12 triệu tài khoản đăng ký chỉ riêng tại server chính thức và doanh thu 1 tỷ USD năm 2009, WoW thực sự là một tượng đài khó "đạp đổ" trong làng MMORPG thế giới.
Tuy nhiên, không phải ở đâu WoW cũng là số một bởi lẽ mỗi vùng có một văn hóa chơi khác nhau. Hãy cùng dự đoán xem những viễn cảnh nào sẽ xảy ra một khi trò chơi về được Việt Nam.
Miễn phí giờ chơi - không thể tránh khỏi
Trước tiên, tương lai chờ đợi WoW tại Việt Nam là phải miễn phí giờ chơi để thu hút khách hàng. Với thị trường cạnh tranh quá lớn như hiện tại, bất kỳ tựa game nào P2P cũng thất bại nhanh chóng do chỉ tận dụng được lượng gamer hard-core và dư dả. Và chính vì miễn phí giờ chơi, hàng loạt nguy cơ dưới đây sẽ xảy ra không sớm thì muộn.
Đối mặt với hack
Một trong những "rào cản" lớn nhất của game thủ khi muốn hack là khoản tiền không nhỏ phải bỏ ra để tạo tài khoản và phí trong quá trình chơi game. Nếu hack và bị phát hiện, người chơi ngoài mất đi nhân vật của mình sẽ tốn thêm một khoản tiền không nhỏ để tạo và chơi lại tài khoản mới.
Rõ ràng, đây là một rào cản hữu hiệu trong cuộc chiến chống hack vốn lâu nay "nhức nhối" với đa số game online Việt nhưng khi cập bến nước nhà, nhiều khả năng rào cản này sẽ bị loại bỏ và không có gì đảm bảo WoW sẽ đứng vững trước số lượng hacker hùng hậu và "cập nhật" rất nhanh.
Gia tăng dân cày vàng
Không phải vô cớ mà Blizzard cấm các giao dịch tiền vàng bằng tiền thật trong game. Cho dù đã cấm và có thu phí giờ chơi, WoW vẫn phải đối mặt với một lượng "gold spammer" khủng khiếp đến từ khắp nơi trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc.
Nếu miễn phí giờ chơi cộng thêm sự "cần cù" vốn có của gamer Việt chắc chắn WoW sẽ biến thành một bãi "cày vàng" khổng lồ mà không một NPH nào có thể ngăn cản được. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến độ cân bằng trong game.
Liều thuốc nào cho cơn sốt bot
Vốn từ lâu, game online Việt không lạ gì với khái niệm auto và bot trong game. Thậm chí, thời điểm này đa số các game online trong nước thậm chí còn tích hợp trực tiếp auto vào game. Điều này không ảnh hưởng quá lớn đến các game online trong nước bởi đặc điểm riêng biệt của nó.
Tuy nhiên, với WoW, việc xuất hiện Bot là điều không thể chấp nhận được và nó sẽ ảnh hưởng quá nhiều đến sự cân bằng game. Cũng như hack, việc loại bảo rào cản thu phí chắc chắn sẽ làm "vấn nạn" bot phát triển như nấm mọc sau mưa.
Đi đâu sự cân bằng PvE/PvP
Phải biết rằng một trong những điểm thú vị nhất của WoW là sự cân bằng tuyệt vời trong PvE và PvP. Tuy nhiên với việc F2P, chắc chắn NPH sẽ phải bán đồ trong shop, điều này sẽ tạo ra sự mất cân bằng giữa các class và việc "đánh quái" sẽ trở nên quá dễ dàng.
Có điều này bởi lẽ WoW được xây dựng sự cân bằng trên nền "thu phí" và việc miễn phí chắc chắn sẽ "phá hoại" điều này.
Cày top - vấn nạn không thể tránh của game online Việt
Phải biết rằng trong WoW việc lên cấp là rất đơn giản và nhanh chóng. Một game thủ trình độ khá cũng chỉ mất 1 vài tuần là max level. Tuy vẫn biết level chỉ là một phần rất nhỏ trong trò chơi nhưng với game thủ Việt thì đây lại là một vấn đề lớn.
Với tốc độ cày "kinh hoàng" của gamer Việt, thời gian game thủ đạt max level chắc chắn là rất ngắn. Sau khi max, game thủ sẽ lại "chán" game và rao bán tài khoản. Quan điểm này thể hiện rõ ràng qua việc các game thủ Việt luôn "kêu gào" đòi mở cấp.
Tóm lại, tương lại của WoW tại Việt Nam (nếu có) cũng rất đen tối và nếu là một fan của siêu phẩm này, bạn đừng nên mơ về ngày đó.
Theo Gamek
Những chuyện dở khóc dở cười chỉ có tại GO Việt Nam Sự cố là điều không thể tránh khỏi trong thế giới ảo trực tuyến, tuy nhiên mỗi quốc gia lại có bản sắc riêng và Việt Nam cũng có những sự cố rất... đặc biệt đã quá quen thuộc với gamer nước nhà. Game online Việt luôn chứng tỏ sự "độc đáo" của mình ở mọi khía cạnh. Ngay cả những "rủi ro"...