Tài tử gốc Việt: ‘Cơn ác mộng châu Á’
Cung Lê không chỉ được biết đến qua hàng loạt chức vô địch thế giới môn võ tự do MMA, anh còn là một ngôi sao võ thuật trong nhiều phim bom tấn của điện ảnh Hollywood và Hoa ngữ.
Sự nghiệp điện ảnh
Năm 2009, Cung Lê từng khiến khán giả Châu Á ngưỡng mộ khi anh tham gia bộ phim hành động có kinh phí 23 triệu USD của điện ảnh Hoa ngữ, mang tên Thập nguyệt vi thành (Bodyguards and Assassins) do đạo diễn Trần Đức Sâm dàn dựng. Trong phim này, Cung Lê đóng chung với nhiều ngôi sao nổi tiếng châu Á như Vương Học Kỳ, Lương Gia Huy, Chân Tử Đan, Tạ Đình Phong, Hồ Quân, Phạm Băng Băng….
Nói về khả năng thực hiện những cảnh hành động của Cung Lê, Chân Tử Đan cho biết, anh rất khâm phục những cú đấm của võ sĩ gốc Việt này.”Giao đấu với Cung Lê như đánh vật với bò tót vậy. Cung Lê là đối thủ mạnh nhất mà tôi từng đối mặt trong tất cả những cảnh giao đấu từ trước đến nay. Vì cậu ấy có võ nghệ cao cường và mạnh nên tôi phải đặc biệt cẩn trọng” – Chân Tử Đan nói.
Cung Lê tập luyện võ thuật với Chân Tử Đan trên trường quay.
Ngoài ra, Cung Lê cũng là gương mặt quen thuộc của nhiều bộ phim võ thuật Hollywood nổi tiếng khác như Fighting, Pandorum, Tekken, True Legend, The Man with the Iron Fists…hợp tác cùng với các diễn viên tên tuổi thế giới như Russell Crowe, Lucy Liu, Dave Bautista, Ngô Ngạn Tổ, Triệu Văn Trác, Châu Tấn, Lưu Đức Hoa, Châu Kiệt Luân…
Cung Lê thủ vai cao thủ Tiệt quyền đạo Marshall Law trong Tekken.
Năm 2012, bộ phim Mắt rồng(Dragon Eyes) của Hollywood có kinh phí 3 triệu USD do đạo diễn John Hyams dàn dựng, Cung Lê được mời thủ vai nam chính Hong, một cao thủ kungfu có sứ mạng giúp người dân thường chống lại các băng đảng xã hội đen.
Năm 2013, Cung Lê được đạo diễn nổi tiếng Hong Kong Vương Gia Vệ (Wong Kar Wai) mời thủ vai phụ Tuco Salamanca trong bộ phim bom tấn của điện ảnh Hoa ngữ Nhất đại tông sư (The Grandmaster), sánh vai cùng những ngôi sao lừng danh như Lương Triều Vỹ (Tony Leung), Chương Tử Di, Trương Chấn, Song Hye Kyo…
Trong phim, Cung Lê có màn giao đấu đẹp mắt nhưng vô cùng dữ dội và ác liệt với nam tài tử Lương Triều Vỹ giữa trời mưa tầm tã, đậm chất võ thuật sử thi của đạo diễn họ Vương. Dù vậy, hình ảnh nhân vật Tuco Salamanca của Cung Lê trong phim đã bị của Lương Triều Vỹ đánh cho tơi tả, phần nào khiến fan của Lê cảm thấy không thực sự thỏa mãn.
Cung Lê giao tranh ác liệt cùng Lương Triều Vỹ trong Nhất đại tông sư.
Màn đấu võ của Cung Lê – Lương Triều Vỹ
Cung Lê từng xuất hiện trong chương trình truyền hình nhiều kỳ của MỹJourney of a Champion. Ngoài ra, bộ phim tài liệu Cung Le, The Making of a Champion về con người tán thủ gốc Việt cũng đã cho thấy mức độ nổi tiếng của anh trên đất Mỹ.
Học võ từ để tự vệ khỏi chúng bạn ức hiếp
Video đang HOT
Cung Lê siêu sao vô địch võ tự do MMA hạng cân 84kg có tên thật là Lê Liệt Cung hay Lý Khang, nghệ danh Cung Le, là một võ sĩ chuyên nghiệp gốc Việt, sinh ra tại Sài Gòn và sinh sống ở San Jose, Mỹ.
Từ nhỏ, Cung Lê đã là một cậu bé có vóc dáng còi cọc, yếu ớt và thường bị những đứa trẻ lớn hơn bắt nạt. Chính vì lý do này, năm 10 tuổi mẹ anh đã cho cậu bé Cung học võ để tự vệ. Ban đầu Cung Lê đến với môn taekwondo, sau đó anh bắt đầu đam mê và tìm hiểu các môn võ thuật khác nhau như Đô vật, Việt Võ Đạo, Brazilian Jiu-Jitsu, Tán Thủ, Muay Thai.
Thành công vang dội sàn đấu MMA thế giới
Với tài năng thiên bẩm và sự chịu khó phấn đấu vươn lên, Cung Lê đã trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp với hơn 35 giải thưởng võ thuật, 20 trận thắng liên tiếp, trong đó có 15 trận anh hạ đo ván đối thủ và ba lần đoạt chức vô địch thế giới. Anh còn là đội trưởng Mỹ tham dự giải vô địch Võ thuật Thế giới tổ chức tại Ý năm 1997 và ở Hong Kong năm 1999.
Cú đá trời giáng của Cung Lê (phải) về phía Scott Smith.
Cung Lê bất khả chiến bại trên võ đài San Shou Kickboxing với thành tích 17- 0, là vô địch International Kickboxing Federation ở hạng cân Light Heavyweight trước khi chuyển qua thi đấu Mixed Martial Arts (sàn đấu võ tự do), đồng thời liên tiếp chiến thắng, đánh bại các cao thủ lừng lẫy như Tony Fryklin, Sam Morgan, Brian Warren…
Năm 2001, anh đoạt danh hiệu vô địch Tán thủ chuyên nghiệp hạng nhẹ thế giới của Liên đoàn Kickboxing Quốc tế. Đáng nhớ là trận Cung Lê đấu với Brian Warren tại giải Strikeforce: Revenge tháng 6/ 2006. Sau khi bị gãy mũi, Cung Lê đã tấn công Warren một cách điên cuồng khiến đối thủ ngã gục trên sàn đấu, mang lại chức vô địch Technical Knockout.
Một trận đấu khác vang danh tên tuổi võ sĩ gốc Việt khi anh từng đánh bại Frank Shamrock (Shamrock không chỉ là nhà vô địch thế giới mà còn được xem là đấu thủ giỏi nhất thế giới ở tất cả các môn võ phối hợp và có thể lực không ai sánh bằng trong hạng cân này) và đoạt đai vô địch hạng trung của Strikeforce hồi tháng 3/2008, trước khi từ chức để theo đuổi sự nghiệp điện ảnh và tham gia giải UFC, giải đấu võ tự do lớn nhất thế giới.
Cung Lê khiến Frank Shamrock ngã nhào trên sàn đấu.
Đồng thời mang về đai vô địch hạng trung của Strikeforce.
Cung Lê đã từng đánh bại võ sĩ người Trung Quốc Na Sun, biệt danh “Mongolian King”. Sau trận thắng này, anh được giới truyền thông Mỹ đặt biệt danh là “Cơn ác mộng Châu Á” (The Nightmare of Assia). Anh được cho là võ sĩ có lối tấn công đa dạng, hiệu quả và chính xác.
Đặc biệt, những cú đá của anh (dựa trên phong cách chiến đấu của Taekwondo và Muay Thai) được gọi là vũ khí nguy hiểm nhất (The most dangerous weapon). Wrestler Bill Goldberg mô tả cú đá hậu quay vòng của anh như “đụng phải xe tải” và cũng là cách đá tấn công nguy hiểm nhất của Cung Lê.
Cung Lê xuất hiện trên bìa các tạp chí võ thuật uy tín thế giới.
Cung Lê còn được tạp chí Inside Kungfu (1995) và tạp chí Black Belt (2007) bầu chọn và vinh danh là “Võ sĩ hay nhất của thời đại”. Các kênh truyền hình Discovery, UPN San Francisco… đều đã làm phim tư liệu về sự nghiệp võ thuật của Cung Lê.
Với những thành tích vang dội đó, Cung Lê đã được lên bìa những tạp chí võ thuật nổi tiếng như Inside Kungfu, Black Belt Magazine, và Martial Arts Illustrated. Năm 2004, anh được tôn vinh là “Võ sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất thế giới” tại lễ trao giải thưởng Asia Entertainment Awards.
Theo Zing
Kiệu xoay rước nước sông Hồng
Trên đường mang nước về đình, hàng chục nam nữ chạy rầm rập trên mặt đê rước kiệu quay tít và tin rằng, Thánh đang ngự trong kiệu chia vui cùng dân làng...
Nghi thức lấy nước từ giữa dòng sông cái để dành cúng lễ quanh năm được coi là quan trọng nhất trong lễ hội cổ xưa của làng Thổ Khối (nay là phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội). Trên đường mang nước về đình, hàng chục nam nữ chạy rầm rập trên mặt đê rước kiệu quay tít và tin rằng, Thánh đang ngự trong kiệu chia vui cùng dân làng.
Hội mở từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm, chính hội là mùng 9 với nhiều hoạt động đặc biệt.
Đám rước của làng đi trên 2 thuyền lớn ra giữa sông Hồng để lấy nước về cúng lễ.
Ông chủ tế Đặng Đình Tờ múc đủ 37 gáo nước sông cái cho vào chóe trong thời điểm thuyền đang ngược dòng.
Chóe nước sau đó được rước về đình Thổ Khối bởi 4 người cùng đoàn tùy tùng hàng trăm người.
Đình làng Thổi Khối thờ 6 vị thần Thành hoàng: Đào Thành hoàng Đại vương (Đào Duy Trinh); Bố Cái đại vương (Phùng Hưng); Linh Lang đại vương; Cao Sơn đại vương; Bạch Đa đại vương và Dị Mệ đại vương. Người làng trịnh trọng đặt nước sông cái vào đình Thổ Khối để làm nước cúng lễ quanh năm.
Đoàn rước gồm 6 kiệu Bát Cống, một kiệu Long Đình và một kiệu Song Loan.
Kiệu Long Đình được rước bởi các thanh niên chưa vợ.
Đặc biệt, kiệu luôn ngả nghiêng, quay tít trên vai đám thanh niên như không biết mệt.
Hai kiệu Song Loan và Long Đình cùng xoay ở đình Thổ Khối.
Kiệu Song Loan được rước bởi những cô gái chưa chồng.
Kĩ thuật nước kiệu khá đặc biệt, kiệu nhiều lúc nằm ngang nhưng không được chạm đất.
Người dân tin rằng nghi thức xoay kiệu là lúc Thánh về vui hội với dân làng.
Và người làng cho rằng khi kiệu xoay, không ai cản nổi và không ai dám làm điều đó.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Tin lời đồn, dân đổ xô lên "cổng trời" cúng bái Lời đồn thổi về "cổng trời" ngày một lan nhanh, khiến khách hành hương và cả người dân địa phương nườm nượp đổ về thắp hương, cúng bái. Vô số người dân rỉ tai nhau rằng, vào năm 2010, có một đoàn các nhà ngoại cảm ở miền Nam đã lên núi Giộc Đâu (ở Trà Lĩnh, Cao Bằng) nghiên cứu. Sau đó,...