Tài trợ Fintech châu Á xuống mức thấp 4 năm, nhưng Đông Nam Á vẫn là điểm sáng
Tài trợ Fintech Đông Nam Á đã lập kỷ lục mới với 701 triệu USD được huy động qua 87 giao dịch trong 9 tháng đầu năm 2019.
Nguồn ảnh: Deal Street Asia.
Theo báo cáo của CB Insights, tài trợ cho công nghệ tài chính (fintech) trong quý III năm nay đạt mức kỷ lục 8,9 tỷ USD trên toàn cầu. Nhưng lượng vốn huy động được tại châu Á có thể sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm. Trong quý tính từ đầu tháng 7 tới hết tháng 9, đã có 19 vòng gọi vốn dành cho fintech trị giá hơn 100 triệu USD, với số vốn tổng cộng 4 tỷ USD, báo cáo cho thấy. Điều này đã khiến vốn gọi được trong quý lên mức kỷ lục 8,9 tỷ USD.
Số lượng các thương vụ đã tăng nhẹ trở lại trong quý, với 456 thương vụ fintech được chốt trên toàn cầu, tăng 6% so với quý trước.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh báo rằng số lượng thương vụ sẽ thua xa kỷ lục của năm ngoái do kết quả của việc tiếp tục rút lui trong giai đoạn đầu. Từ tháng 1 – 9, các thương vụ fintech toàn cầu đạt 1.387 với số tiền tài trợ đã vượt qua tổng số 18,8 tỷ USD của năm 2017. Năm ngoái, vốn rót cho fintech đạt 40,6 tỷ USD với 1.967 giao dịch.
Tài trợ fintech toàn cầu năm 2019 đứng đầu là 24,6 tỷ USD cho đến quý III, đã vượt qua tổng số của năm 2017
Video đang HOT
Đông Nam Á là tâm điểm khi khu vực này lập kỷ lục mới với 701 triệu USD được huy động qua 87 giao dịch trong quý III. Trong cả năm 2018, khu vực này đã chứng kiến 81 thương vụ, nhận được 578,5 tỷ USD. Hai thương vụ hàng đầu ở Đông Nam Á kể từ năm 2015 đã diễn ra vào năm 2019: Vòng gọi vốn Series B trị giá 100 triệu USD cho Deserka của Singapore và vòng gọi vốn Series C trị giá 100 triệu USD cho MoMo của Việt Nam.
Nhưng sự lạc quan của Đông Nam Á là chưa đủ để thắp sáng bức tranh gọi vốn cho fintech tại châu Á trong năm nay. Theo báo cáo, hoạt động gọi vốn tại châu Á có thể giảm xuống mức thấp trong 4 năm nếu tình trạng suy giảm ở Trung Quốc tiếp tục diễn ra hoặc nếu hoạt động tại Ấn Độ hạ nhiệt. Châu Á đã chứng kiến 152 thương vụ trị giá 1,8 tỷ USD trong quý III, gần như vượt qua thỏa thuận 156 ở Mỹ. Nhưng đến nay, khu vực này chỉ huy động được 4,1 tỷ USD, so với 22,9 tỷ USD, một con số kỷ lục của năm 2018.
Fintech Đông Nam Á đã lập kỷ lục mới (tính theo năm) với 701 triệu USD được huy động qua 87 thương vụ cho đến hết quý III năm 2019
Trung Quốc lấy lại vị trí dẫn đầu ở châu Á cho các giao dịch fintech. Quốc gia này đã chứng kiến các giao dịch tăng vọt, lên 55 giao dịch, tăng 162% so với quý trước. Sự gia tăng các thỏa thuận đã giúp Trung Quốc giành lại vị trí dẫn đầu so với Ấn Độ. Mỹ đã chứng kiến 10 khoản đầu tư lớn trong quý III trị giá 1,9 tỷ USD để đưa tổng số tiền tài trợ của quý lên tới 3,9 tỷ USD. Tuy nhiên, số lượng các thương vụ giảm trong quý thứ hai liên tiếp xuống còn 156, mức thấp nhất trong 11 quý gần nhất.
Nguồn dealstreetasia
Pháp lý thử nghiệm cho fintech: Chờ đến bao giờ?
Cơ quan quản lý nhà nước đã và đang triển khai xây dựng khung pháp lý thử nghiệm cho lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, quá trình này cần được đẩy nhanh hơn nữa để tránh rủi ro cho thị trường và thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp fintech Việt Nam.
Xây dựng khung pháp lý thử nghiệm cho lĩnh vực fintech là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0
Không dễ xây dựng khung pháp lý
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án Cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động fintech trong lĩnh vực ngân hàng từ tháng 5 năm nay và tiếp tục trình lần 2 vào tháng 8 vừa qua.
Dự kiến, trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ, NHNN phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Nghị định về cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động fintech trong lĩnh vực ngân hàng, sau đó sẽ triển khai và xem xét các doanh nghiệp được chấp thuận tham gia.
Ông Ngô Văn Đức, Phó Trưởng phòng Giám sát các hệ thống thanh toán thuộc NHNN cho biết, có nhiều khó khăn trong việc xây dựng khung pháp lý thử nghiệm với fintech.
Trước hết, fintech là lĩnh vực mới, mô hình hoạt động có thể thay đổi chỉ sau vài tháng. Đây cũng là lĩnh vực khó xác định phạm vi dịch vụ và có nhiều rủi ro chưa thể dự đoán. Bên cạnh đó, sự gia tăng không ngừng của các dịch vụ xuyên biên giới, lợi dụng sử dụng cho mục đích phi pháp như rửa tiền, tài trợ khủng bố... cũng là điều đáng quan ngại.
Từ góc độ quản lý, đến nay, chưa xác định được cơ quan đầu mối thực hiện chức năng quản lý chung, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành vẫn còn khó khăn.
Bên cạnh đó, việc xác định điều kiện tiêu chuẩn khi thẩm định đơn vị tham gia thử nghiệm sandbox cũng không dễ dàng như xác định điều kiện kinh doanh và các tiêu chuẩn đối với từng công nghệ xin tham gia thử nghiệm.
Tuy nhiên, ông Đức nhấn mạnh rằng: "Xây dựng khung pháp lý thử nghiệm cho lĩnh vực fintech là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt trong ngắn hạn khi chưa thể ngay lập tức xây dựng được một khuôn khổ pháp lý tổng thể".
Đừng để doanh nghiệp "phập phồng"
Trao đổi với Báo Đấu thầu từ góc độ doanh nghiệp fintech, ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc Nexttech Group cho biết: "Chúng tôi và nhiều doanh nghiệp khác đều đang rất mong đợi sớm có hành lang pháp lý thử nghiệm để có thể hoạt động và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Chúng tôi đã nhiều lần trao đổi với cơ quan chức năng, đưa ra nhiều kiến nghị về việc xây dựng cơ chế pháp lý thử nghiệm với loại hình kinh doanh này. Song đến nay, vẫn chưa có doanh nghiệp nào được tham gia".
Ông Bình nhấn mạnh, việc chậm ban hành khung pháp lý thử nghiệm làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp hoạt động theo kiểu tự phát, vừa làm vừa lo và nếu xảy ra rủi ro thì hậu quả với thị trường và người dùng là khó có thể đong đếm. Mặt khác, từ góc độ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) trong lĩnh vực này, việc thiếu khung pháp lý khiến các doanh nghiệp trong nước vừa hoạt động vừa xem xét. Trong khi đó, các startup nước ngoài cùng lĩnh vực đã huy động được số vốn rất lớn.
Do đó, ông Bình kiến nghị: "Cần nhanh chóng có khung pháp lý thử nghiệm với fintech, có thể bắt đầu từ một số dịch vụ như cho vay ngang hàng, rồi từ đó triển khai tiếp với các dịch vụ khác. Qua cơ chế thử nghiệm đó, các công ty hoạt động tốt, có năng lực kiểm soát rủi ro sẽ tồn tại. Ngược lại, các công ty quản lý lỏng lẻo, biến tướng sẽ bị hạn chế hoạt động và thị trường sẽ lành mạnh hơn".
Trong khi đó, theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, còn nhiều vấn đề đáng quan tâm trong việc xây dựng khung pháp lý thử nghiệm với fintech. Theo đó, một số điểm vướng trong lĩnh vực fintech cũng tương tự trong một số lĩnh vực khác của kinh tế chia sẻ. Chẳng hạn, các khái niệm, định nghĩa rõ ràng về những mô hình hoạt động vẫn còn nhiều tranh cãi. Do đó, việc đưa ra khung pháp lý với các mô hình sẽ vẫn còn lúng túng.
"Với các fintech trong lĩnh vực thanh toán, vẫn còn nhiều tranh cãi về nội dung được làm và nội dung không được làm. Việc cho vay trực tuyến đúng hay sai, đúng - sai ở mức độ nào vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Đó chỉ là một vài trong số rất nhiều nội dung cần làm rõ, để vừa đạt được mục tiêu quản lý tốt vừa giúp doanh nghiệp phát triển", luật sư Trương Thanh Đức phân tích.
Tuy nhiên, vị luật sư này cho rằng: "Dù khó nhưng vẫn cần đẩy nhanh việc xây dựng khung khổ pháp lý thử nghiệm cho hoạt động fintech. Đừng để tình trạng các doanh nghiệp hoạt động một cách phập phồng, hoặc hy vọng nhiều rồi lại thất vọng".
Xuân Yến
Theo Baodauthau.vn
Vốn ngoại chảy mạnh vào ngân hàng Trong mắt nhà đầu tư (NĐT) ngoại, lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Minh chứng rõ nhất là thời gian gần đây, ngành ngân hàng tiếp tục thu hút sự chú ý với một loạt thương vụ bán vốn thành công. Hoạt động nghiệp vụ tại VIB, chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Hải...