Tại Triều Tiên, muốn dùng Wi-fi phải có thẻ SIM
Hoạt động dựa vào công nghệ sóng Wi-fi nhưng người dùng dịch vụ của Mirae cần có thẻ SIM để sử dụng.
Máy tính bảng Daeyang 8321 sử dụng Wi-fi qua thẻ SIM.
Hiện nay dịch vụ di động này mới chỉ có ở thủ đô Bình Nhưỡng. Đây cũng là dịch vụ Wi-fi ngoài trời đầu tiên của Triều Tiên và nó sẽ hoạt động song song với các mạng di động hiện có của nước này.
Điểm lạ của dịch vụ này là người dùng muốn sử dụng sẽ phải cắm một thẻ SIM vào thiết bị của mình.
Dịch vụ Mirae được quảng cáo trên sóng truyền hình vào ngày 21/10 năm ngoái nhưng thay vì tập trung vào dịch vụ kết nối, quảng cáo lại tập trung vào chiếc máy tính bảng có tên Daeyang 8321 của một cơ quan nhà nước phát triển.
Video đang HOT
Tuy nhiên qua những gì hiển thị trên màn hình máy trong quảng cáo, có vẻ máy được sản xuất bởi một đơn vị gia công tại Trung Quốc, sau đó mới dán thương hiệu Triều Tiên.
Cột ăngten của Mirae.
Dịch vụ Wi-fi hoạt động với thẻ SIM là công nghệ khá lạ và chưa rõ người dùng muốn sử dụng cả dịch vụ gọi điện thoại bình thường và dịch vụ Wi-fi này sẽ phải làm thế nào. Quảng cáo của dịch vụ cho biết tốc độ truy cập có thể lên đến 70Mbps, tương đương mạng Wi-fi thông thường và mạng di động 4G. Nhưng hiện nay vẫn chưa có thông tin nào về việc Triều Tiên đã có mạng di động 4G hay chưa.
Mọi dịch vụ dữ liệu hiện nay ở Triều Tiên, kể cả Wi-fi ngoài trời hay kết nối dữ liệu qua mạng điện thoại di động cũng chỉ sử dụng được mạng Intranet nội bộ của Triều Tiên, chưa thể kế nối với Internet toàn cầu.
Theo bizlive
Viettel khẳng định hỗ trợ cấp lại miễn phí eSIM cho khách hàng
Bác bỏ thông tin khách hàng phải chi 25.000 đồng cho mỗi lần làm lại eSIM, phía Viettel khẳng định luôn hỗ trợ cấp lại miễn phí trong trường hợp khách hàng không lưu QRcode nhưng muốn quét lại.
Mỗi mã QR có thể quét nhiều lần trên 1 thiết bị
Từ ngày 1/2/2019, Viettel đã chính thức cung cấp eSIM (Embedded SIM) cho người dùng trong nước.
Tuy nhiên, sau khi nhà mạng này cung cấp dịch vụ, nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho hay nếu vô tình xóa mất eSIM, người dùng phải ra cửa hàng Viettel làm lại với chi phí 25.000 đồng/1 lần, gây tốn kém chi phí.
Liên quan đến vấn đề nói trên, trao đổi với ICTnews ngày 26/2, đại diện Viettel khẳng định thông tin người dùng phải mất 25.000 đồng cho mỗi lần làm lại eSIM là không chính xác.
Đại diện Viettel cho hay, mỗi mã QR có thể quét nhiều lần trên 1 thiết bị, Viettel luôn hỗ trợ cấp lại miễn phí cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không lưu QRcode nhưng muốn quét lại.
Người dùng cũng có thể lưu QR dưới dạng hình ảnh hoặc lưu trong email để sử dụng sau này.
"Tuy nhiên khách hàng cần lưu ý là mỗi QR Code chỉ sử dụng được cho một thiết bị, nếu khách hàng đổi máy thì phải đăng ký eSIM lại từ đầu", đại diện Viettel cho biết thêm.
Thực tế trong nhiều năm nay cho thấy, các công ty viễn thông và công nghệ luôn tìm cách thu nhỏ kích thước thẻ SIM nhằm đáp ứng nhu cầu tối ưu thiết bị nhỏ hơn, mỏng hơn, nhẹ hơn đồng thời giúp tăng độ bền và khả năng chống nước.
Việc cung cấp eSIM sẽ giải quyết được các hạn chế thường xảy ra với dòng SIM vật lý như hỏng SIM, kẹt khay SIM... qua đó dần thay thế cho nanoSIM trên các thiết bị đời mới như điện thoại Apple iPhone XS.
eSIM có chiều dài và chiều rộng dưới 5mm, được hàn trực tiếp vào bảng mạch của thiết bị khi sản xuất nhưng vẫn có đầy đủ chức năng như thẻ SIM thông thường.
Chuẩn này đã được công nhận bởi Hiệp hội GSM và hiện đã có 24 nhà mạng thuộc 15 nước trên thế giới hỗ trợ như Anh, Mỹ, Đức, Hongkong, Thái Lan...
eSIM được biết đến từ năm 2017 sau khi Google ra mắt Google Pixel 2 và Pixel 2 XL. Sau đó đến năm 2018, Apple công bố các mẫu điện thoại mới là iPhone XS, iPhone XS Max và iPhone XR đều hỗ trợ eSIM bên cạnh SIM vật lý truyền thống. Bên cạnh iPhone, Apple cũng đã đưa eSIM vào các mẫu iPad Pro và Apple Watch mới nhất.
Ngoài ra, các mẫu đồng hồ như Gear S2 và Gear S3 của Samsung cũng hỗ trợ eSIM.
Theo ITCNews
Bí kíp tránh kẹt xe giờ tan tầm đơn giản với smartphone không phải ai cũng biết Muốn giờ đi làm và tan tầm không gặp cảnh nhích từng chút một, bạn có thể tận dụng smartphone để tải bộ "bí kíp võ công", giúp tránh nỗi ám ảnh không hồi kết mang tên kẹt xe mỗi ngày. Sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi mà còn phải đối mặt với kẹt xe, khói bụi, chen lấn...