Tái tạo lại âm vật cho bé gái có cơ quan sinh dục giống đàn ông
Dù vóc dáng bề ngoài cao to như các bạn cùng trang lứa 14 tuổi nhưng hiện bé gái vẫn chưa có chu kỳ kinh nguyệt, do âm vật có “cục thịt dư” phì đại giống như bộ phận sinh dục ngoài của đàn ông.
Ngày 16-4, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật tái tạo lại âm vật cho bé N.T.H (14 tuổi, ngụ Bạc Liêu) có cơ quan sinh dục giống đàn ông.
Theo đó, bé H. nhập Khoa Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2 với dị tật bẩm sinh vùng sinh dục, âm hộ.
Người nhà bé H. cho biết từ khi sinh ra bé đã được phát hiện có “cục thịt dư” vùng sinh dục. Do khối u không ảnh hưởng đến cuộc sống của bé nên lớn lên với sự khác biệt này. Tuy nhiên, khối u ngày to dần và giống bộ phân sinh dục ở bé trai nên gia đình đưa bé đến bệnh viện thăm khám.
Mỗi năm, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận khoảng 6 trường hợp phì đại âm vật. Lứa tuổi phẫu thuật tốt nhất là từ 3 đến 5 tuổi (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Video đang HOT
Tại bệnh viện, bác sĩ phát hiện bé bị phì đại âm vật, bộ phận sinh dục ngoài trông như của bé trai, kèm theo đó niệu đạo và âm đạo đổ ra cùng một lỗ gọi là xoang niệu sinh dục.
Sau khi hội chẩn các bác sĩ đã phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục bao gồm làm nhỏ phần âm vật trả về hình thái bình thường. Đồng thời, mở rộng xoang niệu sinh dục giúp tách biệt ống niệu đạo và ống âm đạo, đảm bảo nguồn máu nuôi bảo tồn bó thần kinh cảm giác.
Hiện tại sau phẫu thuật tình trạng sức khỏe của bé phục hồi tốt, vết mổ khô sạch.
Bác sĩ Thạch cho biết phì đại âm vật ở trẻ em là dị tật bẩm sinh của cơ quan sinh dục ngoài ở nữ, kích thước âm vật to và dài như dương vật ở những bé trai cùng lứa tuổi, thậm chí còn to hơn. Nguyên nhân là do từ lúc bào thai bé đã chịu ảnh hưởng một lượng tiết tố nam quá lớn truyền từ mẹ, hoặc do tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh (hội chứng sinh dục-thượng thận).
Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, các bé gái hoàn toàn trở thành một bé nữ đúng nghĩa, có bộ phận sinh dục nữ hình thái chức năng bình thường và hoàn toàn có thể lập gia đình, có con cái về sau. Nếu chẩn đoán trễ có thể dẫn đến các rối loạn chuyển hóa trầm trọng cũng như những phiền toái phức tạp về tâm lý, giới tính sau này.
Có hay không bệnh "tinh hoàn thủy tinh" ở trẻ?
Bé trai gần 4 tuổi ở Kon Tum được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 khám "tinh hoàn thủy tinh" với triệu chứng bìu phải căng to trong suốt, không đau.
Phẫu thuật điều trị cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Qua khai thác bệnh sử, từ sau sinh, bé đã có triệu chứng tinh hoàn bên phải là khối to, trong suốt và hoàn toàn không đau. Khối này thường nhỏ lại sau một đêm nằm ngủ và to hơn trong ngày khi bé hoạt động bình thường.
Ngay từ khi bé được 1 tuổi, gia đình đã đưa bé đi thăm khám tại bác sĩ tư và được chẩn đoán "tinh hoàn thủy tinh". Bé cần được điều trị bằng cách chọc hút dịch bằng cách đâm kim vào vùng "tinh hoàn thủy tinh".
Theo gia đình, sau mỗi lần chọc hút vùng bìu trở nên nhỏ hầu như bình thường, tuy nhiên, vài tháng sau thì "tinh hoàn thủy tinh" lại tái lập trở lại.
Bé đã được chọc hút 4 lần nhưng hoàn toàn không thể hết, gia đình lo lắng nên đem bé đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2 và được chẩn đoán là dị tật bẩm sinh " thủy tinh mạc", cũng là thủy tinh nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Bé được phẫu thuật lấy khối dịch ra và cột cắt ống phúc tinh mạc thông thương giữa vùng bụng và bìu để phòng ngừa tái phát sau này. Sau mổ, vùng tinh hoàn bên phải xẹp trở về bình thường, vết mổ khô sạch, bé xuất viện một ngày sau.
TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám Đốc bệnh viện, phẫu thuật viên chính ca mổ cho biết: Không có bệnh tinh hoàn thủy tinh, chỉ có dị tật thủy tinh mạc là sự ứ dịch trong khoang màng tinh, tức là khoang bao bọc tinh hoàn. Thủy tinh mạc thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể bị một bên hay cả hai bên, tuy nhiên bên phải được ghi nhận thường gặp hơn.
Thủy tinh mạc có thể thông thương hoặc không thông thương, nếu có thông thương nó có thể có kích thước khác nhau, thường to lên vào ban ngày khi trẻ đi đứng chạy nhảy và nhỏ lại vào ban đêm khi trẻ nằm ngửa. Sự dao động kích thước trong ngày, sự tăng dần kích thước hoặc vùng bẹn phồng to từng đợt gợi ý thủy tinh mạc thông thương.
Như trường hợp của bé trai trên là thủy tinh mạc thông thương, do đó trong quá trình phẫu thuật, bên cạnh việc giải phóng nước vùng tinh hoàn bên phải, một việc rất quan trong đó là khâu cột ống phúc tinh mạc thông thương giữa bìu và vùng bụng, điều này nhằm ngăn ngừa việc tái lập nước xung quanh tinh hoàn sau này.
Đối với việc chọc hút không những không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ mà tiềm tàng những nguy cơ nhiễm trùng vùng bìu tại chỗ, tổn thương tinh hoàn, mào tinh và ống dẫn tinh gây vô sinh về sau. Bên cạnh đó, vùng thông thương từ bìu lên ổ bụng sẽ có nguy cơ vi trùng từ kim chọc hút bẩn đi vào ổ bụng gây viêm phúc mạc rất nguy hiểm, việc này thực sự rất nguy hiểm và tiềm tàng nhiều nguy cơ.
Việc chẩn đoán không quá khó khăn, bìu to sau sinh, căng bóng như chứa nước, không đau, siêu âm sẽ giúp hỗ trợ chẩn đoán. Thủy tinh mạc có khả năng tự khỏi khoảng 2 tuổi, vì vậy phẫu thuật không được khuyến cáo trước 1 tuổi, những thủy tinh quá to, căng gây khó chịu cho em bé thì nên mổ sớm. Không nên chọc hút vùng ứ dịch vì khả năng tái phát rất cao bên cạnh những nguy cơ khác.
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ: "Chúng tôi tiếp tục cảnh báo phụ huynh hãy cẩn thận hơn nữa" Tai nạn thương tích (TNTT) ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù có nhiều biện pháp phòng chống đã và đang được triển khai, tuy nhiên số ca trẻ nhập viện vì tai nạn này vẫn chưa giảm, nhất là đối với...