‘Tái sinh’ pharaoh ‘nam thần’ Ai Cập, lộ chi tiết gây sốc
Quá trình đi tìm diện mạo thật của Pharaoh Tutankhamun – tức Vua Tut – phần nào lý giải việc ông trở thành người cai trị lừng lẫy nhất Ai Cập cổ đại dù qua đời khi mới 19 tuổi.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Michael Habicht từ Đại học Flinders (Úc) đã sử dụng các bản quét CT xác ướp của Pharaoh Tutankhamun, kết quả chiếu tia X, nghiên cứu hộp sọ và nhiều tài liệu cổ khác để tái hiện lại chân dung của vị pharaoh đã qua đời từ năm 1323 trước Công Nguyên.
Mặt nạ vàng của Pharaoh Tutankhamun, người an nghỉ trong mộ phần đầy châu báu – Ảnh: AA
Pharaoh Tutankhamun luôn là đối tượng nghiên cứu được các nhà Ai Cập học theo đuổi, bởi phần lịch sử cực kỳ quan trọng đối với Tân Vương quốc Ai Cập trong triều đại của ông.
Cha của Tutankhamun là Pharaoh Akhenaten nổi tiếng với hàng loạt thay đổi trong vương triều của mình, bao gồm việc xây dựng đô thành mới Akhetaten và thờ những vị thần hoàn toàn khác biệt với truyền thống. Tuy nhiên có lẽ do sa đà vào cải cách, thời kỳ cai trị của Akhenaten khiến Ai Cập rơi vào tình trạng hỗn loạn và suy yếu kinh tế trầm trọng.
Lên ngôi khi mới 9 tuổi nhưng Pharaoh Tutankhamun đã thực hiện một loạt thay đổi bao gồm dời kinh thành trở về cố đô Thebes, khôi phục các tập tục tôn giáo truyền thống, khôi phục kinh tế và cải thiện quan hệ ngoại giao.
Do bệnh tật, có thể là sốt rét, ông qua đời khi mới 19 tuổi. Tuy vậy, những gì vị pharaoh tài giỏi này làm trong 10 năm cai trị khiến ông được người Ai Cập thần thánh hóa.
Video đang HOT
Nghiên cứu mới đã tái hiện dung nhan của vị pharaoh trẻ. Dù không thật sự đẹp như “nam thần” – có lẽ do ảnh hưởng bởi bệnh tật – nhưng ông sở hữu gương mặt với nhiều đường nét thanh tú, toát lên vẻ thông minh.
Chân dung Pharaoh Tutankhamun trước khi qua đời – Ảnh: Cícero Moraes và cộng sự
Theo Live Science, điều gây chú ý nhất là hộp sọ của Tutankhamun dài về phía sau hơn người bình thường. Quá trình nghiên cứu để phục dựng đầu ông chỉ rõ đó không phải hộp sọ bị cố ý kéo dài ra vì lý do thẩm mỹ như một số nền văn hóa cổ đại khác mà hoàn toàn tự nhiên.
Điều này cho thấy Tutankhamun có thể tích não cực kỳ lớn – lên tới 1.432 cm3, trong khi một nam giới bình thường thể tích não trung bình chỉ là 1.234 cm3.
Hộp sọ chứa bộ não to bất thường của Vua Tut – Ảnh: Cícero Moraes và các cộng sự
Bộ não này cũng lớn và dị thường so với những xác ướp Ai Cập cùng thời từng được nghiên cứu, theo đồng tác giả Cicero Moraes, chuyên gia đồ họa người Brazil.
Bộ não lớn gây sốc này có thể phần nào lý giải việc Pharaoh Tutankhamun nổi tiếng với sự thông tuệ và đã tạo ra một vương triều lừng lẫy đến thế khi chỉ mới là một thiếu niên.
Gương mặt thật của vị vua Ai Cập lừng danh nhất lịch sử được tiết lộ lần đầu tiên sau 3.300 năm
Các nhà khoa học cuối cùng đã phục dựng được hình ảnh thật của vị vua Ai Cập huyền thoại Tutankhamun.
Pharaoh Tutankhamun (1341 - 1323 trước Công nguyên), hay Vua Tut là vị vua Ai Cập cổ đại quyền lực bậc nhất với thời kỳ trị vì từ hơn 3.300 năm trước. Vị vua Ai Cập lên ngôi khi mới 9 tuổi và trị vì đất nước trong 10 năm (1332 - 1323 TCN) trước khi băng hà năm 19 tuổi.
Lăng mộ của ông được phát hiện vào năm 1922, là ngôi mộ duy nhất pharaoh Ai Cập duy nhất cho đến nay được tìm thấy trong tình trạng gần như nguyên vẹn. Việc phát hiện ra ngôi mộ của Vua Tut được coi là một trong những khám phá khảo cổ vĩ đại nhất mọi thời đại.
Vua Tut là một trong những pharaoh Ai Cập nổi tiếng nhất
Bằng cách sử dụng một mô hình kỹ thuật số của hộp sọ đã được ướp xác, mới đây một nhóm nghiên cứu đến từ Úc, Ý và Brazil đã tái tạo được khuôn mặt của Vua Tut. Nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Giải phẫu và Phôi học của Ý .
Chuyên gia đồ họa người Brazil và đồng tác giả Cicero Moraes cho biết: "Ông ấy trông giống như một chàng trai trẻ với khuôn mặt thanh tú. Nhìn vào gương mặt này, chúng ta thấy giống một sinh viên trẻ hơn là một chính trị gia đầy trách nhiệm, điều này càng khiến nhân vật lịch sử trở nên thú vị hơn".
Theo Moraes, nhóm nghiên cứu không được tiếp cận trực tiếp với hộp sọ của pharaoh nên việc dựng mô hình rất khó khăn. Rất may, nhóm đã có thể lấy được hồ sơ từ các nghiên cứu trước đó bao gồm các tài liệu tham khảo về kích thước hộp sọ cũng như các bức ảnh của Tut, người trị vì từ năm 1332 đến 1323 trước Công nguyên.
Các nhà khoa học đã thành công tái tạo khuôn mặt của pharaoh Ai Cập quá cố
Nhà thiết kế đồ họa tiết lộ rằng mọi thứ từ "kích thước của môi, vị trí của nhãn cầu, chiều cao của tai và mặt trước của mũi" đều được tạo ra từ các lần chụp cắt lớp vi tính (CT) trước đó.
Lăng tẩm của Vua Tut được nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter phát hiện vào năm 1922, nằm sâu bên dưới Thung lũng các vị vua của Ai Cập. Ngôi mộ đã trở thành chủ đề gây tò mò suốt 100 năm qua với rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp.
Michael Habicht, nhà Ai Cập học, khảo cổ học tại Đại học Flinders ở Úc và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết mô hình mới này rất giống với mô hình được thực hiện vào năm 2005.
Habicht cho biết: "Công trình tái tạo của chúng tôi gần giống với công trình do một nhóm người Pháp thực hiện cách đây vài năm. Nó cũng tương ứng với những mô tả cổ xưa về Tutankhamun, đặc biệt là với cái đầu đội hoa sen từ kho báu trong lăng mộ của ông.
Vua Tut không phải là vị vua Ai Cập đầu tiên được tái tạo bằng kỹ thuật số. Vào năm 2018, các nhà khoa học từ Đại học Bristol đã tiết lộ một bản kỹ thuật số khuôn mặt của Nữ hoàng Nefertiti. Nữ hoàng bí ẩn cũng được đồn đại là đã được chôn cất gần Vua Tut, mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được giả thuyết đó.
Xưởng ướp xác bí ẩn hơn 4.000 năm của Ai Cập mở cửa đón khách Cơ quan quản lý cổ vật Ai Cập vừa chính thức mở cửa một xưởng được sử dụng để ướp xác người và động vật linh thiêng có niên đại khoảng 4.000 năm cho du khách tham quan. Theo đó, các công xưởng và lăng mộ cổ được các nhà chức trách tiết lộ hôm 27/5 vừa qua được đặt tại một nghĩa...