‘Tái sinh’ loài người tuyệt chủng, ẩn mình cạnh chúng ta 100.000 năm
Người đàn ông vừa được tái sinh 3D trong phòng thí nghiệm ở Hy Lạp là một Homo heidelbergensis. Đây là người anh em cùng chi nhưng khác loài với con người hiện đại, đã tuyệt chủng.
Homo heidelbergensis là một trong những loài người bí ẩn nhất của chi Homo (chi Người), một chi linh trưởng bao gồm nhiều loài “cao cấp” nhất, có ngoại hình đã thực sự thoát khỏi thế giới vượn người. Chi này bao gồm cả chúng ta, loài “ người tinh khôn” Homo sapiens.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học Hy Lạp đã tận dụng hồ sơ hóa thạch hiếm hoi để tái sinh thành công phiên bản 3D ảo của một người đàn ông Homo heidelbergensis.
Chân dung người đàn ông 35 tuổi thuộc về loài người tuyệt chủng Homo heidelbergensis – Ảnh: Journal of Archaeological Science: Reports
Công trình dẫn đầu bởi nhà nhân chủng học Christina Papageorgopoulou từ Đại học Democritus Thrace (Hy Lạp) góp phần hoàn thiện hơn hiểu biết về loài người bí ẩn nhưng quan trọng với lịch sử nhân loại này.
Homo heidelbergensis được cho là loài đầu tiên của chi người, chinh phục những vùng khí hậu lạnh. Họ cũng có khả năng chế tác và sử dụng công cụ khá tinh vi.
Thời gian tồn tại của Homo heidelbergensis là khoảng 700.000 đến 200.000 năm trước, tức khi Homo sapiens chúng ta xuất hiện trên địa cầu, người họ hàng này vẫn tồn tại thêm 100.000 năm nữa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khác với các loài Neanderthals hay Denisovans, không có bằng chứng về sự chung sống gần gũi của các cộng đồng Homo heidelbergensis và Homo sapiens, cũng như không có dấu hiệu về các cuộc hôn phối dị chủng cổ xưa với loài này trong DNA người hiện đại.
Người đàn ông được “tái sinh” trong phòng thí nghiệm lần này là kết quả phục dựng hộp sọ được khai quật ở hang Petralona thuộc miền Bắc Hy Lạp. Theo các đặc điểm được bảo tồn, các nhà khoa học ước tính đó là một nam giới khỏe mạnh, 35 tuổi.
Anh ta chỉ nặng khoảng 52 kg, tương đương cân nặng trung bình của một phụ nữ Homo sapiens, vì người Homo heidelbergensis vốn khá thấp bé so với chúng ta.
Đây cũng là một Homo heidelbergensis thời kỳ đầu, vì niên đại của hóa thạch được xác định khoảng 609.000 năm trước.
Vầng trán dốc đặc trưng, lông mày rậm rạp và nét cứng rắn trên khuôn mặt là những đặc điểm chính giúp phân biệt với người Neanderthals và Homo sapiens, hai loài được coi là “hiện đại về mặt giải phẫu”.
Nghiên cứu vừa công bố trên Journal of Archaeological Science: Reports cũng cho biết để “tái sinh” đúng chân dung người đàn ông này, nhóm nghiên cứu đã phải tận dụng một loạt các công nghệ trong lĩnh vực hình ảnh y tế, hình thái học hình học, DNA cổ đại, quét 3D, xử lý hình ảnh và thực tế ảo.
Chân dung nhìn nghiêng của người anh em đã tuyệt chủng của chúng ta – Ảnh: Journal of Archaeological Science: Reports
Hóa thạch Homo heidelbergensis từng được tìm thấy ở Đức từ năm 1907, sau đó tiếp tục lộ diện ở Ethiopia, Zambia, Tanzania, Hy Lạp, Pháp.
Một mẫu vật bí ẩn mang tên “Dali” được khai quật ở Trung Quốc cũng được nghi ngờ là một Homo heidelbergensis.
Đức: Lộ diện lò hắc ín 200.000 năm, người khác loài điều hành
Một loạt bằng chứng khảo cổ gây sốc cho thấy những con người khác loài với chúng ta, đã tuyệt chủng, từng làm chủ kỹ thuật sản xuất hắc ín
Theo Science Alert, các nhà khoa học từ Đại học Tubingen, Bảo tàng Tiền sử nhà nước Halle (Đức) và ĐH Strasbourg (Pháp) đã phân tích hóa học phức tạp trên các đồ tạo tác của người Neanderthals để giải mã một trong những bí ẩn gây tranh cãi nhiều nhất.
Đó là những đồ tạo tác có sự hiện diện của hắc ín bạch dương, thứ mà lâu nay nhân loại vẫn tin là sản phẩm vài ngàn năm gần đây của loài người hiện đại Homo sapiens (Người Tinh Khôn).
Tượng sáp mô tả người khác loài Neanderthals - Ảnh: BẢO TÀNG NEANDERTHAL
Khi lần đầu những đồ tạo tác có hắc ín xuất hiện, nó đã gây nhiều tranh cãi, nhất là khi dường như nó được sử dụng hoàn toàn có chủ đích trong việc kết dính, chống thấm nước và kháng khuẩn.
Ý kiến phổ biến trước đây là người Neanderthals đã sở hữu hắc ín một cách may mắn, đơn giản là vô tình cạo được nó khi đốt vỏ cây bạch dương. Song, phân tích mới đã xác định sự hiện diện của những lò sản xuất hắc ín dưới lòng đất.
Thành phần hóa học của hắc ín bạch dương cổ đại cho thấy chúng bị thiếu oxy trong quá trình hình thành - mà các thử nghiệm chỉ ra rằng chỉ có thể hình thành thông qua việc cố ý chôn vỏ cây bạch dương đã được cuộn lại với ngọn lửa.
"Các phát hiện cho thấy hắc ín của người Neanderthals không phải kết quả ngẫu nhiên của những quá trình không chủ ý trong các đám cháy ngoài trời, mà là một kỹ thuật ngầm phức tạp được lên kế hoạch cẩn thận, vì không thể giám sát sau khi chôn vỏ cây" - các nhà nghiên cứu viết trong bài công bố trên Archaeology and Anthropological Science.
Một sự thiết lập phức tạp như thế sẽ đòi hỏi một công thức và kế hoạch cụ thể, giống như cách chúng ta sản xuất các chất tổng hợp kiểu công nghiệp ngày nay.
Ảnh đồ họa mô tả lò hắc ín của người Neanderthals - Ảnh: ARCHAEOLOGY AND ANTHROPOLOGICAL SCIENCES
Neanderthals là một "loài anh em" với Homo sapines, cùng thuộc chi Người (Homo), đã tuyệt chủng khoảng hơn 30.000 năm trước và thường xuyên giao phối dị chủng với loài chúng ta, để lại dấu vết trong DNA của nhiều người hiện đại nhất là dân cư khu vực Bắc Âu.
Các vật tạo tác cổ xưa cũng cho thấy những người khác loài này không chỉ phát minh mà còn cải tiến kỹ thuật, độc lập với Homo sapiens. Có vẻ chính họ truyền cho tổ tiên chúng ta kỹ thuật này chứ không phải ngược lại.
Với vật liệu tổng hợp đầu tiên được điều chế trên Trái Đất, cùng với nhiều bằng chứng về kỹ thuật dệt sợi rất sớm, trang sức chế tác vượt trội, những bếp ăn tổ chức chu đáo..., người khác loài Neanderthals dần chứng minh rõ ràng hơn về trình độ phát triển không thể tin nổi, thậm chí vượt trội so với chúng ta.
'Lịch sử rung chuyển' vì 150 vật lạ của vượn người 1,4 triệu tuổi Trong quá trình khai quật di chỉ của một loài vượn người ở Trung Đông, các nhà khoa học đã hoang mang vì những vật lạ bằng đá vôi, hình cầu. Chủ chân của các vật lạ được cho là người Homo erectus - tức "người đứng thẳng" - tuy cùng thuộc chi Homo (Người) với "người tinh khôn" Homo sapiens chúng ta,...