Tại sao xung đột khó lường ở CHDC Congo?
Lực lượng quân sự đối lập tại CHDC Congo giành quyền kiểm soát một thành phố lớn và tuyên bố tiến về thủ đô Kinshasa, giữa lo ngại xung đột lan rộng.
Hãng AP ngày 3.2 đưa tin các bệnh viện tại TP.Goma phía đông Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang quá tải nghiêm trọng, giữa lúc giao tranh tiếp diễn bởi lực lượng quân sự đối lập M23 và quân chính phủ. Kể từ khi M23 tấ.n côn.g Goma hôm 26.1 và kiểm soát thành phố 2 triệu dân này vào một ngày sau đó, hơn 770 người đã thiệ.t mạn.g và gần 3.000 người bị thương. Khác với hồi năm 2012 khi kiểm soát Goma trong khoảng 1 tuần và rút lui, M23 giờ đây tuyên bố sẽ tiến về thủ đô Kinshasa với ý định kiểm soát quốc gia Trung Phi này.
Mâu thuẫn kéo dài
Xung đột tại CHDC Congo xuất phát từ mâu thuẫn sắc tộc, trong đó M23 bảo vệ quyền lợi của người Tutsi và được cho là nhóm mạnh nhất trong số hơn 100 nhóm vũ trang đối lập trên cả nước. LHQ ước tính M23 có hơn 8.000 thành viên tại các khu vực thuộc tỉnh Bắc Kivu gần biên giới với Rwanda và Uganda.
M23 được đặt theo ngày 23.3.2009, khi nhóm đối lập mang tên Đại hội Toàn quốc bảo vệ nhân dân (CNDP) của người Tutsi ký thỏa thuận chấm dứt giao tranh với chính phủ CHDC Congo. M23 được thành lập vào năm 2012, sau khi CNDP cáo buộc chính phủ không thực hiện các điều khoản trong thỏa thuận như đưa người Tutsi vào lực lượng vũ trang, bảo vệ các nhóm thiểu số và phân bổ tài nguyên, theo The Guardian. CHDC Congo có trữ lượng lớn các kim loại và khoáng sản đất hiếm thường được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ. Bộ Thương mại Mỹ ước tính CHDC Congo có trữ lượng khoáng sản như đồng, cobalt, lithium, vàng… trị giá 24.000 tỉ USD và hầu như chưa được khai thác đáng kể.
Các thành viên M23 tuyển thêm lực lượng tại TP.Goma (CHDC Congo) ngày 30.1. ẢNH: REUTERS
Sau khi mâu thuẫn kéo dài đến năm 2022, M23 tấ.n côn.g quân đội chính phủ tại tỉnh Bắc Kivu. Xung đột kéo dài sau đó dẫn đến việc M23 kiểm soát thêm các thị trấn Rubaya Katale, Masisi, Minova và Sake, trước khi tấ.n côn.g vào Goma hồi tuần trước.
Nguy cơ lan rộng
Video đang HOT
LHQ, CHDC Congo, Mỹ và nhiều quốc gia khác cáo buộc Rwanda hỗ trợ M23 trong các cuộc xung đột tại CHDC Congo, dù Rwanda bác bỏ. Các chuyên gia LHQ cho rằng có khoảng 4.000 binh sĩ Rwanda đang hỗ trợ M23. Trong khi đó, các đồng minh, trong đó có Burundi, đang hỗ trợ CHDC Congo chống lại M23. Theo Reuters, việc nhiều bên tham gia trong cuộc xung đột dẫn đến lo ngại giao tranh lan ra khu vực, như từng xảy ra trong Chiến tranh Congo lần 1 (1996-1997) và Chiến tranh Congo lần 2 (1998-2003).
Phát ngôn viên Stephanie Nyombayire của Văn phòng Tổng thống Rwanda ngày 2.2 cho rằng nước này đang bị đổ trách nhiệm một cách bất công cho khủng hoảng ở CHDC Congo, vốn là hậu quả của “thất bại trong quản lý nội bộ và các mối đ.e dọ.a đối với các nhà lãnh đạo Rwanda, điều mà chính phủ CHDC Congo nên chịu trách nhiệm”. Sau khi M23 kiểm soát Goma, LHQ, Mỹ, Anh và Pháp lên án Rwanda hỗ trợ lực lượng này. Tuy nhiên, khác với diễn biến hồi năm 2012, các nước đến nay chưa gây áp lực tài chính buộc Rwanda dừng hỗ trợ M23. Giới quan sát cho rằng điều này liên quan vị thế đang thay đổi của Rwanda, khi Tổng thống Paul Kagame ngày càng được đán.h giá cao nhờ nâng cao vị thế về kinh tế và quân sự của đất nước sau cuộc diệt chủng năm 1994.
Trong lúc gây áp lực tiến về thủ đô, lực lượng M23 yêu cầu chính phủ CHDC Congo tham gia đối thoại trực tiếp. Tờ The New Times ngày 2.2 dẫn lời phát ngôn viên Lawrence Kanyuka của M23 kêu gọi chính phủ đối thoại về “nguyên nhân gốc rễ của xung đột và thiết lập hòa bình lâu dài cho đất nước”. Tuy nhiên, chính phủ CHDC Congo từ chối đối thoại trực tiếp, đồng thời nói rằng M23 là tổ chức khủn.g b.ố.
CHDC Congo nằm ở Trung Châu Phi. Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ 2 ở châu Phi, có biên giới với Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan ở phía bắc, Uganda, Rwanda, Burundi, Tanzania ở phía đông, Zambia và Angola ở phía nam, và Cộng hòa Congo ở phía tây.
Nhóm vũ trang đối lập dẫn đầu giao tranh căng thẳng tại CHDC Congo
Nhóm vũ trang đối lập M23 tại CHDC Congo đã kiểm soát thành phố lớn ở miền đông, động thái leo thang quan trọng trong cuộc xung đột kéo dài 10 năm.
Giao tranh tại CHDC Congo leo thang căng thẳng khi đã có hơn 700 người chế.t ở thành phố Goma và các khu vực lân cận trong tuần trước, trong bối cảnh nhóm vũ trang đối lập M23 đã kiểm soát được Goma.
Chính quyền CHDC Congo cho hay ít nhất 773 người thiệ.t mạn.g và hơn 2.800 người bị thương, nhấn mạnh con số này có thể gia tăng. Nhiều th.i th.ể nằm rải rác trên đường phố do các nhà xác quá tải, AFP đưa tin ngày 1.2.
Sau khi chiếm giữ Goma, nhóm M23 do người Tutsi lãnh đạo tiếp tục tiến quân về phía Bukavu nhưng bị quân đội Congo cùng lực lượng hỗ trợ từ Burundi chặn lại vào ngày 31.1. M23 tuyên bố sẽ tiến về thủ đô Kinshasa của CHDC Congo.
Dòng người di tản khỏi thành phố Goma ngày 2.2. ẢNH: AFP
M23 là gì?
Nhóm M23 hay March 23 Movement (phong trào ngày 23 tháng 3), là một trong số hơn 100 nhóm vũ trang đối lập chống lại quân đội chính quy của CHDC Congo và đang tiến hành các cuộc giao tranh tại miền đông nước này. Theo dữ liệu của Liên Hiệp Quốc, M23 có hơn 8.000 thành viên, hiện diện tại các khu vực giáp biên giới với Rwanda và Uganda ở tỉnh Bắc Kivu (CHDC Congo).
Tên của nhóm được dựa theo ngày 23.3.2009, khi nhóm đối lập CNDP của người Tutsi và chính quyền CHDC Congo ký hiệp định nhằm chấm dứt giao tranh tại miền đông do người Tutsi dẫn đầu. M23 được thành lập vào năm 2012 sau khi CNDP cáo buộc chính phủ không thực hiện thỏa thuận, bao gồm các điều khoản đưa người Tutsi vào lực lượng vũ trang, bảo vệ các nhóm thiểu số và phân bổ nguồn tài nguyên đồng đều, theo The Guardian.
Hoạt động của M23
M23 cho biết mục tiêu của nhóm là đảm bảo lợi ích của người Tutsi tại CHDC Congo và các dân tộc thiểu số khác. Trong năm 2022, nhóm này đã phát động tấ.n côn.g Bắc Kivu chống lại quân đội chính quy. Vào năm ngoái, nhóm vũ trang đã kiểm soát thị trấn Rubaya, nơi có các mỏ khai thác coltan quan trọng (một kim loại dùng để sản xuất bo mạch điện tử cho những thiết bị công nghệ). Hoạt động sản xuất và xuất khẩu coltan giúp CHDC Congo thu được 800.000 USD mỗi tháng.
Vào tháng 1, M23 tiếp tục có các cuộc tiến công và dần kiểm soát thêm nhiều khu vực, gồm các thị trấn Katale, Masisi, Minova, Sake và giờ đây là thành phố Goma, thủ phủ của Bắc Kivu.
Nhân tố Rwanda
Liên Hiệp Quốc, CHDC Congo, Mỹ và nhiều quốc gia khác cáo buộc Rwanda hỗ trợ nhóm M23 trong các cuộc xung đột tại CHDC Congo, điều mà quốc gia láng giềng này bác bỏ. Hồi năm 2022, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc nói rằng họ có "bằng chứng chắc chắn" rằng binh lính Rwanda đã hợp tác với M23. Báo cáo hồi năm ngoái của Liên Hiệp Quốc khẳng định có khoảng 3.000 - 4.000 binh sĩ quân đội Rwanda hoạt động cùng M23 tại CHDC Congo.
Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc họp về tình hình CHDC Congo ngày 28.1. ẢNH: REUTERS
Phản ứng của khu vực
Rwanda hôm 2.2 hoan nghênh lời kêu gọi triệu tập hội nghị thượng đỉnh khu vực châu Phi nhằm thảo luận về khủng hoảng tại CHDC Congo.
Cộng đồng Phát triển vùng Nam Phi (SADC) gồm 16 quốc gia hôm 31.1 đã kêu gọi tổ chức hội nghị chung với Cộng đồng Đông Phi (EAC) gồm 8 quốc gia để thảo luận về hướng đi tiếp theo cho tình hình CHDC Congo, sau khi có thông tin các binh sĩ nước ngoài thiệ.t mạn.g trong xung đột đang diễn ra.
Đã có ít nhất 13 công dân Nam Phi, 3 người Malawi, 2 người Tanzania và 1 người Uruguay thiệ.t mạn.g khi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại CHDC Congo. Có khoảng 11.000 thành viên gìn giữ hòa bình hiện diện tại CHDC Congo như một phần thuộc phái bộ Liên Hiệp Quốc tại nước này.
Ảnh hưởng nhân đạo
Bạo lực tại miền đông CHDC Congo đã làm trầm trọng thêm vấn đề nhân đạo, khi 6 triệu người đã phải di tản do xung đột. Ngoài ra, các vụ hành quyết và bạo lực tìn.h dụ.c cũng diễn ra trong các cuộc giao tranh gần đây.
Việc M23 kiểm soát Goma vấn đề thêm khó khăn khi thành phố này là trung tâm cho các công tác hỗ trợ nhân đạo.
Xung đột tại Syria diễn biến khó lường Lực lượng quân sự đối lập tại Syria tiến về phía nam sau khi kiểm soát phần lớn TP.Aleppo, trong khi quân chính phủ tìm cách phản công với sự hỗ trợ của các đồng minh. Các tay sún.g đối lập tại Syria ngày 1.12 tiếp tục bảo vệ những khu vực vừa giành quyền kiểm soát tại TP.Aleppo, trong khi tiến về...