Tại sao xuất tinh có mùi hôi?
Sau khi xuất tinh, tôi thấy tinh trùng của mình có mùi hôi. Không biết tại sao, có phải tôi bị bệnh? Mong được bác sĩ tư vấn. (Hung)
Ảnh minh họa: Visualphotos.com.
Trả lời:
Chào bạn,
Bình thường, tinh dịch vẫn có mùi hăng (có người thấy tanh) rất đặc trưng, có thể khác nhau giữa người này và người khác. Tinh dịch thường có màu trắng đục, rất dính và sau khi xuất tinh ra ngoài 25-30 phút thì sẽ tự động tan ra (ly giải).
Nếu hiện nay tinh dịch của bạn có sự thay đổi về mùi khác biệt rõ so với trước đây, thì bạn phải để ý rà soát một số vấn đề liên quan:
Thay đổi hoàn toàn không liên quan đến nhiễm trùng: Nếu bạn hoàn toàn không hề kèm theo các triệu chứng sốt, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu nhiều lần, xuất tinh đau, xuất tinh ra máu, thay đổi màu sắc tinh dịch…; thấy có sự thay đổi rõ rệt về độ nặng mùi của tinh dịch xuất ra, bạn nên rà soát lại chế độ ăn uống. Nếu uống ít nước, trong môi trường mất nước, nóng nực liên tục, ăn các thực phẩm khó tiêu và nhiều chất béo, đạm…; bạn hãy nhanh chóng uống nhiều nước trong ngày (hơn 3 lít), ăn chế độ nhiều trái cây, rau quả, hạn chế tối đa các thức uống có cồn (rượu, bia) và đánh giá lại trong 3 lần xuất tinh sau đó cách nhau khoảng một tuần.
Thay đổi có khả năng liên quan đến nhiễm trùng: Nếu đã thực hiện các bước trên mà vẫn không thay đổi, hoặc trong quá trình theo dõi lại xuất hiện rõ ràng các triệu chứng liên quan đến như đã mô tả, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có thể cần hỗ trợ bằng thuốc, đôi khi là thủ thuật ngoại khoa.
Cảm ơn bạn đã gửi thư đến chuyên mục của chúng tôi. Chúc bạn vui, khỏe.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Anh Tuấn
Trưởng khoa niệu – nam khoa, Bệnh viện quốc tế Thành Đô
Video đang HOT
VnExpress
Nước mát trong mùa nắng nóng
Đây là các loại thực - thảo dược rất quen thuộc, rẻ tiền và dễ tìm giúp bạn tự chế biến những đồ uống giải khát bảo vệ sức trong mùa nóng.
Dừa
Dùng nước dừa uống để bổ dưỡng và giải khát. Ngày uống 2-3 trái, không thêm đường, muối, ướp lạnh càng tốt.
Rau má
Ngày dùng 50 g cây tươi giã nát, thêm nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc cho vào máy xay sinh tố) chia 2 lần uống trong ngày. Có thể nấu nước uống nhưng hiệu quả không bằng dùng tươi. Công dụng: Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu chảy, táo bón, vàng da, đái dắt, tiểu buốt, thống kinh, khí hư bạch đới, giãn tĩnh mạch, mụn nhọt.
Sắn dây
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g bột sắn dây pha với 200 ml nước sạch, uống nguội. Hoặc dùng 50 g rễ củ khô nấu với 1 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt.
Mía lau
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly ướp lạnh. Hoặc dùng 100 g cây mía tươi rửa sạch, chẻ nhỏ nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Chữa sốt, khát nước, tiểu tiện ra máu, chữa nôn ọe.
Rễ tranh
Mỗi ngày dùng 50 g rễ tranh 50 g râu ngô (râu bắp) và nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Chữa tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu, sốt nóng
Râu ngô
Còn gọi là râu bắp. Mỗi ngày dùng 50 g râu ngô nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Lợi tiểu, được dùng trong bệnh tim, tăng huyết áp, viêm bàng quang, viêm niệu quản, sỏi thận, viêm túi mật.
Mã đề
Tốt nhất là lá tươi rửa sạch, giã nát, thêm nước vắt lấy nước cốt. Liều cho 1 lần là 100 g, ngày uống 2 lần. Công dụng: Lợi tiểu, chữa phù, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu, sỏi thận, ho lâu ngày, viêm phế quản, đau mắt đỏ.
Râu mèo
Tốt nhất dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sạch, vắt lấy nước cốt. Liều cho 1 lần là 100 g, ngày 2 lần. Nếu dùng lá khô thì chỉ được hãm nước sôi chứ không được nấu vì sẽ mất hoạt chất. Ngày 50 g lá khô cho vào 2 lít nước sôi, uống cả ngày. Công dụng: Lợi tiểu, chữa sỏi thận, phù, sốt phát ban, cúm, thấp khớp, viêm gan, vàng da, sỏi túi mật.
Bí đao
Dùng 500 g bí đao tươi cả vỏ, hạt nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút. Uống cả ngày. Công dụng: Tiêu phù, thông tiểu, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt, tiêu sưng, tiêu mụn nhọt. Vỏ quả dùng chữa tiểu dắt do bàng quang nhiệt hoặc tiểu ra chất nhầy.
Thuốc dòi
Mỗi ngày dùng 200 g lá tươi rửa sạch, giã nát, thêm 300 ml nước sạch, vắt lấy nước cốt và thêm 1 muỗng canh mật ong. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Công dụng: Trị cảm ho hoặc ho lâu ngày, viêm họng, lỵ, viêm ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu tiện.
Hoa cúc
Dùng 20 g hoa cúc khô nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút. Uống cả ngày. Công dụng: Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, sốt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nước mắt, mắt khô, mắt mờ, tăng huyết áp, mụn nhọt, sưng tấy.
Lười ươi
Ngày dùng 5 hạt bỏ vào 1 lít nước nóng, chờ 10 phút cho hạt nở ra, khuấy đều thành một thứ nước sền sệt như thạch, thêm đường hoặc mật ong vào cho đủ ngọt, chia uống nhiều lần trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy máu cam.
Mủ trôm
Mỗi lần dùng 20 g mủ trôm khô rửa sạch ngâm với 1 lít nước cho nở ra, thêm đường vào cho đủ ngọt. Công dụng: Ăn để giải khát, giải nhiệt, giải độc.
Sương sâm (còn có tên sâm long, dây sâm, sâm nam leo, lá mối).
Lấy 100 g lá sương sâm tươi già, bỏ lá úa, lá sâu. Rửa sạch, tránh làm rách lá, dùng 1 rây lớn đặt vào 1 thau sạch có sẵn 1 lít nước đun sôi để nguội. Bỏ lá sương sâm vào rây vò mạnh cho nát lá từ 15-20 phút, lọc nhanh, bỏ bã. Vớt hết bọt nổi lên trên mặt rồi để yên cho đông lại thành thạch sâm. Khi ăn thì xắt nhỏ, trộn đường. Công dụng: Lá có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. Chữa tiểu vàng, tiểu rắt, nóng ruột, sôi bụng.
Sương sáo
Thân lá sương sáo khô xay thành bột, đổ nước ngập dược liệu rồi nấu kỹ, lọc lấy nước, thêm ít bột gạo vào, khuấy đều và nấu cho sôi lại, để nguội sẽ có một thứ keo đặc nhưng mềm gọi là sương sáo. Khi ăn xắt nhỏ thạch đen và cho thêm đường. Công dụng: Mát.
Lương y - dược sĩ Bàng Cẩm
Người lao động
Tiểu buốt ở đàn ông dấu hiệu bệnh gì? Tiểu buốt, tiểu rắt là một bệnh thường gặp ở nam giới, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và đời sống thường ngày của người đàn ông. Ngoài ra tiểu buốt tiểu rắt còn là dấu hiệu của một số bệnh nam khoa khác. Hiện tượng tiểu buốt ở nam giới có thể là dấu hiệu của một số vấn đề ở...