Tại sao WHO kêu gọi sử dụng kháng sinh có trách nhiệm?
Ngày 18/11, Bộ Y tế, Bộ NNPTNT, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) đã phát động Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về việc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm tại Việt Nam.
Tiến sĩ Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, tình trạng kháng kháng sinh xảy ra khi vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo hướng làm vô hiệu hóa hoặc giảm hiệu quả thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng.
Điều này dẫn đến các bệnh nhiễm trùng thông thường khó điều trị hơn và làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong.
Theo ông Thái, tình trạng kháng thuốc có xu hướng tiếp tục tăng do việc sử dụng không hợp lý thuốc kháng sinh trong đại dịch Covid-19 cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo.
Covid-19 là do nCoV gây ra, vì vậy kháng sinh không có tác dụng chống lại virus. Lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến kháng thuốc, làm nặng thêm tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và tăng chi phí điều trị.
Đại diện tổ chức FAO, WHO tại Việt Nam và ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế phát động chiến dịch kêu gọi sử dụng kháng sinh có trách nhiệm tại Việt Nam. Ảnh: WHO
“Một số bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh là biện pháp điều trị nhiễm trùng cơ hội hay còn gọi là biến chứng do nhiễm khuẩn bội nhiễm. Các trường hợp này dùng kháng sinh phải được khuyến nghị bởi thầy thuốc, dựa trên tình trạng lâm sàng của người bệnh”, ông Thái nói.
Video đang HOT
Tác động của kháng kháng sinh là rất nghiêm trọng, làm tăng chi phí điều trị do phải sử dụng thuốc đắt tiền và kéo dài thời gian điều trị, tạo ra những gánh nặng kinh tế đối với gia đình và xã hội.
Kháng kháng sinh đang đưa thành tựu của y học hiện đại vào các nguy cơ, như việc ghép mô, bộ phận cơ thể người, hóa trị và phẫu thuật trở nên nguy hiểm hơn nhiều nếu không có thuốc kháng sinh hiệu quả để phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng.
Hàng năm, Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh toàn cầu diễn ra từ ngày 18 – 24/11 nhằm nâng cao nhận thức về tình trạng kháng thuốc kháng sinh trên toàn cầu và khuyến khích các thực hành tốt nhất trong cộng đồng, lực lượng y tế và các nhà hoạch định chính sách để tránh sự xuất hiện và lây lan thêm của các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc.
Kháng thuốc đang bắt đầu làm phức tạp cuộc chiến chống lại các căn bệnh: lao, HIV và sốt rét. Dự báo đến năm 2050, chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu có thể lên tới 100.000 tỷ USD và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong thêm trong mỗi năm.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Quân đang thăm khám cho bệnh nhân kháng kháng sinh đang điều trị tại Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BV Bạch Mai
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, thông điệp truyền thông của Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh toàn cầu là “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm” nhằm kêu gọi mọi người hành động phòng chống kháng kháng sinh như một nguyên tắc bao trùm, được thể hiện bằng cách bảo vệ bản thân, xã hội và các thế hệ tương lai.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, việc lạm dụng kháng sinh trong ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt là mối quan tâm lớn, là nguy cơ làm xuất hiện và lây lan vi sinh vật kháng kháng sinh.
“Chúng tôi đã loại bỏ việc sử dụng chất kháng khuẩn để kích thích tăng trưởng và đang làm việc với các nhà sản xuất để duy trì sức khỏe, phúc lợi và năng suất vật nuôi. Chúng tôi kêu gọi các chuyên gia nông nghiệp và thú y chỉ sử dụng các chất kháng khuẩn chất lượng cao được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và được bán do các nhà phân phối được ủy quyền”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.
Nhấn mạnh tình trạng kháng thuốc kháng sinh là mối đe dọa cơ bản đối với sức khỏe con người và là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt, Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết lượng tiêu thụ thuốc kháng sinh trên toàn cầu ở người đã tăng lên trong hai thập kỷ qua, chủ yếu là do việc sử dụng kháng sinh ngày càng tăng ở các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
“Đại dịch Covid-19 càng làm trầm trọng hơn việc lạm dụng và dùng thuốc kháng sinh không đúng cách. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh phải được giải quyết gấp, thông qua cách tiếp cận “Một sức khỏe” liên quan đến các cam kết lâu dài, mạnh mẽ từ các chính phủ và các bên liên quan khác. WHO tiếp tục sẵn sàng hỗ trợ chính phủ trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận và hiệu quả của các loại thuốc thiết yếu này trong tương lai”, ông Kidong Park nói.
Phát động chiến dịch kêu gọi sử dụng kháng sinh có trách nhiệm tại Việt Nam
Ngày 18/11, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã phát động Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về việc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm tại Việt Nam.
Chiến dịch kêu gọi các cá nhân, các nhóm, các tổ chức và cộng đồng thực hiện vai trò của mình để chấm dứt lạm dụng kháng sinh tại các bệnh viện, trang trại và tại mỗi hộ gia đình.
Theo WHO, hằng năm, Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh toàn cầu diễn ra từ ngày 18 đến ngày 24/11 nhằm nâng cao nhận thức về tình trạng kháng thuốc kháng sinh trên toàn cầu và khuyến khích các thực hành tốt nhất trong cộng đồng, lực lượng y tế và các nhà hoạch định chính sách để tránh sự xuất hiện, lây lan thêm của các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc.
Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng kháng lại tác dụng của thuốc, khiến các bệnh nhiễm trùng thông thường khó điều trị hơn, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong. Thuốc kháng sinh được sử dụng để chống lại bệnh tật ở người, động vật và thực vật và bao gồm các loại thuốc kháng sinh, kháng virus, kháng nấm và chống ký sinh trùng.
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, thông điệp truyền thông của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh toàn cầu là "sử dụng kháng sinh có trách nhiệm" nhằm kêu gọi mọi người hành động phòng, chống kháng kháng sinh như một nguyên tắc bao trùm, được thể hiện bằng cách bảo vệ bản thân, xã hội và các thế hệ tương lai.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: "Hơn 1 năm qua, với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại Việt Nam, vấn đề nâng cao hiểu biết, nhận thức của mọi tầng lớp người dân về việc sử dụng thuốc kháng sinh (5 đúng) đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng và đúng thời gian, càng cần thiết được nâng cao. Hơn bao giờ hết, việc đối phó với kiểm soát dịch bệnh cũng như phòng, chống kháng thuốc ngày càng trở nên quan trọng. Các Sở Y tế các cấp, từ Trung ương đến địa phương cần tập trung hơn nữa, quyết liệt hơn nữa nhằm nâng cao, tối ưu hóa việc sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý góp phần vào công cuộc phòng chống kháng thuốc, trong điều trị và cho tương lai".
Trong khi đó, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc lạm dụng kháng sinh trong ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt là mối quan tâm lớn, là nguy cơ làm xuất hiện và lây lan vi sinh vật kháng kháng sinh. "Chúng tôi đã loại bỏ việc sử dụng chất kháng khuẩn để kích thích tăng trưởng và đang làm việc với các nhà sản xuất để duy trì sức khỏe, phúc lợi và năng suất vật nuôi. Chúng tôi kêu gọi các chuyên gia nông nghiệp và thú y chỉ sử dụng các chất kháng khuẩn chất lượng cao được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và được bán do các nhà phân phối được ủy quyền", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.
Nhấn mạnh tình trạng kháng thuốc kháng sinh là mối đe dọa cơ bản đối với sức khỏe con người và là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt, Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết lượng tiêu thụ thuốc kháng sinh trên toàn cầu ở người đã tăng lên trong hai thập kỷ qua, chủ yếu là do việc sử dụng kháng sinh ngày càng tăng ở các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
"Đại dịch COVID-19 càng làm trầm trọng hơn việc lạm dụng và dùng thuốc kháng sinh không đúng cách. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh phải được giải quyết gấp, thông qua cách tiếp cận 'Một sức khỏe' liên quan đến các cam kết lâu dài, mạnh mẽ từ các chính phủ và các bên liên quan khác. WHO tiếp tục sẵn sàng hỗ trợ chính phủ trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận và hiệu quả của các loại thuốc thiết yếu này trong tương lai", ông Kidong Park nói.
Tiến sĩ Remi Nono Womdim, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam cho biết: "Thuốc kháng vi sinh (trong đó có kháng sinh) là chìa khóa quan trọng trong điều trị bệnh, chúng ta cần các loại thuốc này để bảo vệ sức khỏe con người và động vật.
Thực thi hành động nhằm phòng chống tình trạng kháng thuốc sẽ giúp cho các hệ thống lương thực thực phẩm bền vững và linh hoạt hơn. Tổ chức FAO hiện đang áp dụng phương pháp tiếp cận Một sức khỏe, kết nối với các ngành và lĩnh vực khác nhau nhằm hỗ trợ các chính phủ, các bên liên quan trong lĩnh vực này. Mục tiêu của chúng tôi là duy trì hiệu lực kháng khuẩn và đảm bảo khả năng tiếp cận các loại thuốc kháng vi sinh một cách bình đẳng và bền vững, phục vụ việc sử dụng thuốc một cách có trách nhiệm và thận trọng trong lĩnh vực y tế, thú y và sức khỏe cây trồng".
Thuốc kháng sinh là một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại. Chúng cho phép con người sống sót sau những đợt nhiễm trùng do vi khuẩn nghiêm trọng gây ra. Tuy nhiên, nếu tiếp tục lạm dụng và dùng kháng sinh không đúng cách, chúng ta có thể quay trở lại thời kỳ như một thế kỷ trước, chịu sự tác động của các mầm bệnh và không thể sống sót ngay cả khi bị nhiễm trùng thông thường.
Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt. Cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng...