Tại sao vụ tấn công ở Paris khó thay đổi quan hệ Mỹ-Nga?
Với những động thái sau vụ tấn công ở Paris, nhiều nhà quan sát đã nói đến mối quan hệ gần gũi hơn giữa Moscow và Washington. Tuy nhiên, bà Olga Oliker, Cố vấn cấp cao, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Nga và châu Âu (Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc tế, Mỹ) lại có cách nhìn khác.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama trao đổi bên lề G20
Sự đoàn kết toàn cầu sau các cuộc tấn công khủng bố dã man ở Paris đã dấy lên hy vọng về việc cải thiện quan hệhợp tác giữa Nga, Mỹ, Pháp và các đối tác của họ trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria. Tuy nhiên, bất chấp những lời lẽ hứa hẹn xuất hiện ngay cả trước khi các cuộc tấn công khủng bố hôm thứ Sáu, vẫn tồn tại nhiều thách thức trong quá khứ đã cản trở sự hợp tác hiệu quả giữa các bên.
Hi vọng từ lời nói
Từ lâu, Nga đã cho biết họ sẵn sàng – thậm chí háo hức – hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Thật vậy, ngay sau thảm kịch ngày 11/9/2001, Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên gọi cho Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đề nghị được hỗ trợ.
Sau các vụ tấn công ở Paris vừa qua thì các quan chức Nga gần như ngay lập tức kêu gọi đoàn kết mạnh mẽ hơn nữa để chống lại IS và các nhóm thánh chiến Syria khác. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tổ chức một cuộc họp báo chung hôm 14/11, kêu gọi cần có các biện pháp cứng rắn hơn để chống lại IS. Một ngày trước đó, khi các cuộc tấn công Paris chưa diễn ra, Tổng thống Putin đã tuyên bố, ông sẵn sàng làm việc với Mỹ và đã làm việc với Quân đội Syria tự do (FSA) do Mỹ hậu thuẫn.
Với tất cả điều này, cùng vô số những đóa hoa tươi tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố được đặt trước Đại sứ quán Pháp tại Moscow, có vẻ là niềm hy vọng mới rằng, Nga sẽ làm hợp tác chẽ hơn với các liên minh do Mỹ dẫn đầu, đặc biệt là trong bối cảnh vụ rơi máy bay chở khách của Nga tại Ai Cập mới đây được cho là có liên quan đến hoạt động của IS.
Trở ngại trên thực tế
Nhưng mọi thứ không đơn giản. Có nhiều thách thức để có sự hợp tác hiệu quả, cả ở Syria và trên nhiều phương diện khác, sẽ cần phải được khắc phục để đạt được sự phối hợp có ý nghĩa hơn.
Một dấu hiệu của việc này thể hiện ngay trong các tuyên bố của chính Tổng thống Putin. Ngay cả khi nói về việc Nga sẵn sàng hợp tác với Mỹ, ông Putin cũng chỉ ra rằng, Nga vẫn sẽ tiến hành các hoạt động ở Syria dù không có sự ủy nhiệm của Liên hợp quốc hay sự ủng hộ của Chính phủ Syria đối với những hành động của Mỹ.
Một vấn đề khác là cuộc chiến chống lại IS chỉ đơn thuần là một phần trong hoạt động ở Syria của Nga. Về mặt chiến thuật, Nga đang làm việc để hỗ trợ chính quyền Bashar al-Assad của Syria và có thể nhận định rằng, cách tốt nhất để làm điều đó là để làm suy yếu phe đối lập chứ không phải là tấn công IS.
Video đang HOT
Tuy nhiên, về mặt chiến lược, Nga dường như cũng xem Syria là một cơ hội quan trọng để thể hiện vị thế đối với Mỹ và nhằm chỉ ra sự không hiệu quả của Mỹ trong việc trợ giúp các phong trào chống độc tài ở Syria và những nơi khác. Đây là một thách thức lớn mà Moscow và Washington không thể lờ đi.
Nếu Nga không tuyên chiến với IS nghiêm túc hơn thì vẫn có thể phối hợp với Mỹ trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như việc chia sẻ thêm thông tin. Nhưng thậm chí ở trên các lĩnh vực này cũng cần phải vượt qua nhiều thách thức.
Trong gần 15 năm qua, các nỗ lực của Mỹ và Nga để làm việc cùng nhau chống lại chủ nghĩa khủng bố đã bị hạn chế bởi sự thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, cũng như cách tiếp cận khác nhau để thu thập và phân tích thông tin. Mỹ có xu hướng đặt câu hỏi về dữ liệu do Nga cung cấp, trong khi ngoại trừ các thông tin nhạy cảm, Mỹ cho rằng, họ thiện chí chia sẻ với Moscow.
Trong bối cảnh Syria, sự thiếu tin tưởng trong khía cạnh này càng trầm trọng hơn do mối quan hệ của Nga với Iran; Nga và Iran chiến đấu trên cùng một mặt trận ở Syria và cho rằng, rất khó để tin bất cứ điều gì Washington chia sẻ với Moscow là xác thực. Kết quả là sự phối hợp chia sẻ thông tin của hai bên không mang lại hiệu quả.
Tất nhiên, những điều trên không có nghĩa là sự hợp tác giữa Nga và Mỹ là không thể. Vẫn có những kỳ vọng về mối hợp tác ý nghĩa hơn giữa hai cường quốc này và xuất phát từ thực tế rằng những thành công lớn hơn chỉ có thể được xây dựng từ những điều nhỏ.
Nếu có bằng chứng rõ ràng rằng Nga đang tham gia trên cùng mặt trận, tương tự Mỹ và các đối tác của mình, thì Mỹ được cho là sẽ sẵn sàng làm việc với Nga. Và nếu Nga cảm thấy được tin tưởng và ghi nhận, có nhiều khả năng Nga sẽ hỗ trợ một số nỗ lực của Mỹ.
Thế giới đang đoàn kết trong nỗi hoảng sợ về những gì vừa diễn ra ở Paris. Nhưng điều đó không có nghĩa là Washington và Moscow cùng nhìn mọi thứ theo cách giống nhau.
Theo Châu Long
Thế giới và Việt Nam
Âu - Mỹ rối bời: Putin rảnh tay xử lý Ukraine
Phương Tây đang xáo động với vụ thảm sát kinh hoàng của IS khiến các nước Âu - Mỹ rối bời. Chuyện Ukraine tạm thời được gác sang một bên. Song, đây cũng là lúc Tổng thống Nga Vladimir Putin triển khai nước đi đầy bất ngờ, đó là đồng ý tái cơ cấu khoản nợ 3 tỷ USD và nối lại việc cung cấp khí đốt cho Ukraine.
"Anh cả" xóa nợ
Không còn bị cô lập như trong lần gặp cấp cao trước, ông Putin liên tiếp có các cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama rồi Thủ tướng Anh David Cameron và nổi bật tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ) với vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố IS.
Chính tại hội nghị G20, ngày 16/11, ông Putin tiếp tục gây bất ngờ khi tuyên bố đồng ý tái cơ cấu khoản nợ 3 tỷ USD mà Nga cho Ukraine vay trong vòng 3 năm.
Đây là một động thái ít người nghĩ tới bởi vào thời điểm này, Ukraine không còn là vấn đề nóng đối với cả châu Âu và Mỹ. Phương Tây đang xáo động với vụ thảm sát kinh hoàng của IS, khiến cả trăm người tại Paris thiệt mạng hôm 13/11. Vấn đề Ukraine tạm thời được gác sang một bên.
Obama và Putin hội đàm tại G20 - 2015.
Nó cũng bất ngờ bởi trước đó chỉ khoảng một tuần, Nga đã từ chối tái cơ cấu nợ cho Ukraine và yêu cầu nước này trả nợ đầy đủ vào tháng 12 tới. Ukraine thì dọa dẫm không trả nếu Kremlin không đồng ý tái cơ cấu theo yêu cầu của nước này.
Hồi cuối tháng 9, Nga cũng đã đồng ý nối lại khí đốt cho Ukraine chuẩn bị mùa đông sắp tới. Đây là một gói thỏa thuận khí đốt toàn diện cho năm 2015 và năm 2016 nhằm đảm bảo Ukraine và các nước châu Âu sẽ mua được 2 tỷ m3 khí đốt từ Nga.
Putin cũng cam kết hạ giá khí đốt tương đương giá bán cho các nước láng giềng, tức khoảng 230 USD cho 1.000 m3 khí trong khoảng thời gian đã thỏa thuận.
Nước Nga và ông Putin đã rất cởi mở và thiện chí, thay cho những lời dọa dẫm sẽ cắt nguồn cung ứng khí đốt cho Ukraine hay ép Ukraine phải trả nợ ngay trong tháng 12 tới.
Theo Bloomberg, ông Putin cho biết Nga không chỉ tái cơ cấu nợ cho Ukraine mà còn đưa ra những điều kiện tốt nhất so với những gì mà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) yêu cầu trước đó. Từ 2016-2018, mỗi năm Nga thu về 1 tỷ USD, thay vì chỉ kéo dài hạn thanh toán sang 2016. Putin không đẩy Ukraine vào tình thế khó khăn đồng thời hy vọng Mỹ, EU và một tổ chức tài chính quốc tế như IMF đóng vai trò bảo lãnh cho việc Ukraine trả nợ Nga.
Lối thoát cho Ukraine đã có. Vấn đề sẽ được chốt lại vào khoảng tháng 12 tới. Ông Putin hy vọng sẽ nhận được "sự quan tâm" và tham gia thảo luận chi tiết với các đối tác.
Putin gặp Thủ tướng Anh David Cameron tại G20.
Âu Mỹ lo thân, Putin thể hiện sức vị thế
Quyết định của Nga thực sự là điều bất ngờ mà ít người nghĩ tới. Thế giới luôn giật mình trước những nước đi của Putin. Trước đó, quyết định triển khai chiến dịch ném bom của Nga ở Syria và màn trình diễn vũ khí ấn tượng đã khiến phương Tây không khỏi ngỡ ngàng.
Bước nhượng bộ về nợ nần lần này càng khiến Putin nổi bật. Tuy nhiên, nhiều người tự hỏi liệu Putin có cần đi thêm nước cờ này nữa không trong bối nhà lãnh đạo Nga này đang như thỏi nam châm hút thế giới trong vấn đề chống khủng bố.
Trước đó, trên tờ Reuters, một số nhà phân tích cho rằng, ông Putin đang nắm trong tay nhiều quân bài hơn nhiều người nghĩ. Giá dầu tụt từ trên 100 USD xuống gần 40 USD/thùng đã nhấn chìm nền kinh tế Nga nhưng vẫn còn đó quân bài khí đốt. Nga hiện vẫn cung cấp 30% khi đốt cho EU.
Lệnh trừng phạt của phương Tây bao gồm cả Mỹ và EU đã và đang gây ra rất nhiều thiệt hại cho nền kinh tế kém năng động của Nga. Tuy nhiên, chính các lệnh trừng phạt này và các biện pháp trả đũa của Nga cũng khiến EU gặp không ít khó khăn khi mà họ đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng: từ nợ công Hy Lạp cho tới vấn đề nhập cư,...
Khí đốt là một quân bài của Putin.
Putin có thể sử dụng vũ khí khí đốt để gây áp lực lên Kiev cũng như EU. Tuy nhiên, đây có lẽ là không phải là lựa chọn tốt của Nga. Putin là người đầu tiên khai thác mạnh mẽ sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga và có lẽ, ông biết cách tiếp tục duy trì sức mạnh này.
Gần đây, vũ khí cũng được Nga coi là một quân bài quan trọng. Nga đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí.
Tài chính là sức mạnh. Tiền đã giúp nước Nga lấy lại ít nhiều sức mạnh trong cả chục năm qua. Bên cạnh đó, uy tín cũng là điều quyết định đến vị thế của Nga trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu.
Giờ đây trong khi phương Tây bấn loạn vì khủng bố nở rộ, nước Nga sẵn sàng giơ tay giúp Ukraine. Trên thực tế, có thể Putin không ưa gì chính quyền mới ở Ukraine và cũng thừa biết rằng Ukraine đã kiệt sức, trong khi EU bế tắc, còn Mỹ xa xôi, nước xa không cứu được lửa gần.
Cho dù được đánh giá ở thế khá yếu do khủng hoảng kinh tế, nhưng Nga lại một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của thế giới trong bối cảnh thế giới bất an. Với hàng loạt các nước cờ bất ngờ, Putin đang khuấy đảo phương Tây và ở một góc độ nào đó làm chủ một bàn cờ phức tạp.
Theo NTD
Mỹ sẽ triển khai lính đặc nhiệm tới Syria Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ cử một nhóm lính đặc nhiệm đến Syria trong vài ngày tới để hỗ trợ lực lượng nổi dậy ôn hòa, một bước đi mà ông Obama cho rằng sẽ giúp Mỹ tránh sa lầy vào một cuộc chiến nữa tại Trung Đông, các nguồn tin cho biết. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong một cuộc họp...