Tại sao việc phát hiện mỏ đất hiếm mới ở Mỹ có thể làm ‘rung chuyển’ thị trường toàn cầu?
Việc phát hiện trữ lượng lớn đất hiếm ở Wyoming mang đến cơ hội cho Mỹ giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc và tăng cường chuỗi cung ứng trong nước.
Trung Quốc áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu đất hiếm và công nghệ nhằm duy trì sự thống trị trên thị trường, dẫn đến sự không chắc chắn và biến động về giá cả toàn cầu. Ảnh: AFP
Theo trang tin Oilprice.com mới đây, so với tháng trước, giá đất hiếm có xu hướng giảm mạnh. Trong khi nhu cầu hạ nguồn yếu hơn có thể là nguyên nhân khiến giá giảm, thì một yếu tố tiềm năng khác là sự gia tăng sản xuất đất hiếm toàn cầu bên ngoài Trung Quốc. Nếu đúng như vậy, Trung Quốc có thể nhận thấy họ bị suy giảm về vị trí thống trị trong lĩnh vực nam châm đất hiếm. Mặc dù vậy, Trung Quốc hiện tại vẫn tiếp tục giữ vị trí là nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới.
Nhưng một phát hiện đất hiếm mới ở Wyoming (Mỹ) có thể tác động đáng kể đến thị trường đất hiếm toàn cầu bằng cách giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc về các khoáng sản quan trọng. Một số doanh nghiệp, như American Rare Earths Inc. và Ramaco Resources, gần đây đã phát hiện ra một lượng lớn đất hiếm ở bang miền Tây nước Mỹ trên với giá trị tiềm năng lên tới hàng tỷ USD. Phát hiện này đặc biệt đáng chú ý vì các nguyên tố đất hiếm cần thiết cho một số công nghệ tiên tiến, bao gồm cả những công nghệ liên quan đến ô tô điện, tua-bin gió và quốc phòng.
Video đang HOT
Mỹ hiện đang nhập khẩu một lượng lớn nam châm đất hiếm và khoáng sản từ Trung Quốc. Nếu phát hiện mới này được chứng thực như ước tính dự đoán, Mỹ có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc trong khi đang đẩy mạnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng đất hiếm. Trên thực tế, trữ lượng mới có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Mỹ và ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nước này bằng cách hỗ trợ sản xuất công nghệ trong nước dựa vào nguyên tố đất hiếm.
Một phần nhờ vào việc phát hiện ở Wyoming, giờ đây Mỹ sẽ trở thành nước tham gia chính trên thị trường đất hiếm quốc tế. Với nhiều nghiên cứu và phát triển hơn, các khoản đầu tư này có thể giúp Mỹ vượt qua quyền bá chủ đất hiếm của Trung Quốc, đồng thời làm giảm tính nhạy cảm của Mỹ trước sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng bất ổn địa chính trị.
Trung Quốc gần đây đã đặt ra những hạn chế khắc nghiệt đối với việc xuất khẩu công nghệ nam châm đất hiếm cũng như việc khai thác và tách khoáng sản đất hiếm. Đó là một động thái có thể ảnh hưởng đáng kể đến chuỗi cung ứng và giá cả đất hiếm trên toàn thế giới. Xét cho cùng, 17 kim loại được phân loại là nguyên tố đất hiếm vẫn cần thiết cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu, bao gồm điện tử, năng lượng sạch và công nghệ quốc phòng.
Việc Trung Quốc hạn chế đất hiếm và công nghệ sản xuất nam châm đất hiếm là một động thái có tính toán nhằm duy trì vị thế bá chủ trên thị trường đất hiếm, khi quốc gia này hiện xử lý khoảng 90% lượng đất hiếm được sản xuất trên toàn thế giới.
Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ khiến giá đất hiếm toàn cầu tiếp tục bất ổn và có thể biến động giá trong suốt năm 2024. Hơn nữa, giá cổ phiếu của các công ty chế biến đất hiếm tăng vọt trước quyết định của Trung Quốc. Đối với nhiều người, lệnh cấm càng nhấn mạnh sự cần thiết của việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng đất hiếm và tăng cường năng lực chế biến.
Quan chức Mỹ thừa nhận không thể loại Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng
Thứ trưởng phụ trách Tăng trưởng Kinh tế và Môi trường Mỹ Jose Fernandez cho biết Washington sẽ không thể loại Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng.
Khoáng sản đất hiếm tại Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP
"Đây không phải là vấn đề của riêng Trung Quốc. Chúng tôi hoàn toàn hoan nghênh khi được hợp tác cùng Bắc Kinh trong vấn đề này. Hiện tại, chúng tôi mua rất nhiều khoáng sản từ các công ty Trung Quốc", đài Sputnik (Nga) dẫn lời ông Fernandez nói.
Theo ông Fernandez, với vai trò quan trọng trong chế biến khoáng sản thô, Bắc Kinh vẫn sẽ là đối tác quan trọng của Mỹ, nhất là vì những loại khoáng sản này là thành phần quan trọng trong sản xuất pin cung cấp năng lượng cho xe điện (EV). Việc sử dụng rộng rãi xe điện là một phần trong chiến lược của Chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông nhấn mạnh thế giới cần Trung Quốc chung tay để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Và các quốc gia sẽ không giải quyết được cuộc khủng hoảng khí hậu nếu không có sự tham gia của Trung Quốc.
Thứ trưởng Fernandez nhắc lại rằng Trung Quốc vẫn là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và là "đối tác thương mại lớn của Mỹ". Ông cam kết Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc, đồng thời theo đuổi lợi ích song phương và bảo vệ các doanh nghiệp.
Tuyên bố của ông Fernandez được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đã cấm xuất khẩu 2 kim loại đất hiếm sang Mỹ - bao gồm gali và gecmani - được ứng dụng để chế tạo chip máy tính và pin năng lượng Mặt Trời cùng nhiều sản phẩm thiết yếu khác. Động thái này nhằm đáp trả nỗ lực của Washington nhằm loại Bắc Kinh ra khỏi cuộc đua kinh tế công nghệ cao.
Bất đồng ngày càng sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc đang làm xói mòn mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, khiến hàng hoá Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong nhập khẩu của Mỹ trong vòng 20 năm trở lại đây.
Trong diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại về các hạn chế thương mại của Washington trong việc kiểm soát xuất khẩu. Theo Bắc Kinh, điều này đã ảnh hưởng lớn đến thị trường trong nước và làm xói mòn cơ sở dư luận trong quan hệ song phương.
Từ Mông Cổ đến Mexico: Cuộc chạy đua toàn cầu của Mỹ về các khoáng sản quan trọng Trung Quốc hiện là nước dẫn đầu toàn cầu về sản xuất khoáng sản đất hiếm, khiến nhiều quốc gia phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của nước này. Trong khi đó, Mỹ đang tăng cường nỗ lực để đảm bảo nguồn cung của chính mình, chuyển sang các quốc gia như Mông Cổ, Nam Phi và Mexico để có các thỏa thuận...