Tại sao tỷ lệ tử vong của Hàn Quốc thấp còn Italy cao?

Theo dõi VGT trên

Xét nghiệm trên diện rộng được coi là cách hiệu quả để ngăn chặn virus corona lây lan, và nhiều chuyên gia cũng cho rằng phương pháp này có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ tử vong.

Tại Hàn Quốc, tỷ lệ người dân được xét nghiệm virus corona là rất cao (3.692 xét nghiệm/1 triệu người), và tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh tại nước này cũng thấp hơn con số trung bình ở các nơi khác (66 trường hợp, chiếm 0,6%).

Ngược lại, tỷ lệ người dân được xét nghiệm ở Italy thấp hơn nhiều, chỉ 826 xét nghiệm trên mỗi 1 triệu dân và tỷ lệ tử vong trong số những ca dương tính với Covid-19 ở đây lên tới 8,5%.

Tại sao tỷ lệ tử vong của Hàn Quốc thấp còn Italy cao? - Hình 1

Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở Italy cao hơn nhiều so với trung bình các nước. Ảnh: AP.

Xét nghiệm quy mô lớn không trực tiếp cứu sống bệnh nhân

Tại Mỹ, có nhiều trường hợp người dân xuất hiện triệu chứng và yêu cầu được xét nghiệm tại các phòng khám của bệnh viện nhưng không thể thực hiện vì họ không đáp ứng đủ các tiêu chí xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) – vốn khuyến cáo chỉ thực hiện xét nghiệm với người có lịch sử đi tới Trung Quốc, hoặc đến từ ổ dịch, hoặc có tiếp xúc với người nhiễm. Trong những trường hợp khác thì đơn giản là vì không có đủ bộ kit xét nghiệm.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc tăng cường xét nghiệm không trực tiếp giúp các bác sĩ tìm ra tất cả các bệnh nhân, mà về mặt dịch tễ học thì việc này sẽ giúp ngăn chặn đợt những ca lây nhiễm tiếp theo, qua đó giúp các nhân viên y tế có thêm thời gian điều trị những ca bệnh hiện có.

Tại thị trấn Vò gần Venice ở miền bắc Italy, nơi ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 trên đất nước, toàn bộ 3.300 cư dân của thị trấn đã được xét nghiệm virus, bao gồm cả những người không có triệu chứng. Điều này cho phép giới chức y tế địa phương cách ly những người nhiễm bệnh trước khi họ xuất hiện triệu chứng, và trong vòng 14 ngày, đã không có ca nhiễm mới nào được ghi nhận ở thị trấn.

Mặc dù chưa có một phương pháp đặc trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona, nhưng hội chứng suy hô hấp gây nên bởi virus này là tình trạng lâm sàng quen thuộc và các bác sĩ chuyên khoa hồi sức đã điều trị tình trạng tương tự trước đây.

Tại sao tỷ lệ tử vong của Hàn Quốc thấp còn Italy cao? - Hình 2

Hàn Quốc được ca ngợi vì những nỗ lực trong việc thực hiện xét nghiệm trên quy mô lớn. Ảnh: Reuters.

Nhưng tại sao tại Hàn Quốc, nơi việc xét nghiệm được thực hiện trên diện rộng, lại có ít ca tử vong trong khi tại Italy, nơi việc xét nghiệm được thực hiện chậm hơn lại có tỷ lệ tử vong cao đột biến? Có phải là do việc xét nghiệm nhiều dẫn tới việc tìm ra nhiều ca bệnh “nhẹ”, và điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới số liệu thống kê về tỷ lệ tử vong?

Video đang HOT

Chưa thể khẳng định mối liên hệ trực tiếp giữa hai cách tiếp cận này. Nhưng hiện tại, sự khác biệt có thể được giải thích dựa trên các đặc tính nhân khẩu học của hai nước, vì ở Italy dân số già hơn trong khi tại Hàn Quốc có phần đông người nhiễm bệnh trẻ tuổi. Thêm vào đó, sự quá tải của hệ thống y tế Italy, so với Hàn Quốc, cũng được coi là một nguyên nhân.

Chuẩn bị tốt hơn cho bệnh nhân lớn tuổi

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2015, 28,6% dân số Italy ở trong độ tuổi từ 60 trở lên (đứng thứ 2 thế giới về dân số già, chỉ sau Nhật Bản với 33%). Tại Hàn Quốc, số người từ 60 tuổi trở lên chỉ chiếm 18,5% dân số, đứng thứ 53 toàn thế giới.

Tác động của sự chênh lệch này nhanh chóng được thể hiện trong các phân tích về số trường hợp tử vong vì Covid-19 ở hai nước. Tại Italy, 90% số ca tử vong xuất hiện ở những bệnh nhân trên 70 tuổi.

Ngược lại, phần lớn số ca bệnh ở Hàn Quốc là người trẻ tuổi. Chỉ có 20% trường hợp được chẩn đoán mắc Covid-19 là những người từ 60 tuổi trở lên. Nhóm bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi bệnh dịch là những người trong độ tuổi 20, chiếm gần 30% trong tất cả các trường hợp.

Giới tính cũng là một đặc điểm đáng chú ý. Sự phân chia giới tính trung bình trong các ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới là khoảng 50-50, nhưng có sự khác biệt lớn về tỷ lệ tử vong của những người nhiễm virus dựa trên giới tính của họ. Theo dữ liệu thống kê từ vùng dịch đầu tiên là Trung Quốc, tỷ lệ tử vong đối với nam giới nhiễm Covid-19 là 4,7%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong ở nữ giới – 2,8%. Đây là tin tốt với Hàn Quốc vì có tới hơn 60% số ca nhiễm bệnh ở nước này là phụ nữ.

Những khác biệt cơ bản về nhân khẩu học này có thể giải thích sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa hai quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19 này, cũng như giúp giải thích lý do tại sao ổ dịch tại thành phố Seattle bang Washington – xảy ra ở một viện dưỡng lão – lại đóng góp rất nhiều ca tử vong vào số người chết vì Covid-19 tại Mỹ.

Việc thiếu một chương trình xét nghiệm hiệu quả trên quy mô lớn ở Mỹ là một thất bại không đáng có, và rất có thể nó sẽ dẫn đến việc có nhiều ca nhiễm Covid-19 hơn ở đây.

Tại sao tỷ lệ tử vong của Hàn Quốc thấp còn Italy cao? - Hình 3

Việc chuẩn bị tốt cho việc điều trị cho những bệnh nhân lớn tuổi sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong vì Covid-19. Ảnh: Reuters.

Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải nhận ra tỷ lệ sống sót trong số những người nhiễm bệnh là một vấn đề hoàn toàn khác, thứ sẽ đòi hỏi việc phân bổ nguồn lực, đào tạo và chuyên môn để giải quyết.

Theo ông Kent Sepkowitz, chuyên gia về kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Nghiên cứu Bệnh ung thư Memorial Sloan Kettering ở New York, sự chuẩn bị tối ưu có thể là những chiếc giường đặc biệt nhằm ngăn chặn tình trạng tổn thương da thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi khi phải nằm điều trị dài ngày.

Thêm vào đó, cần có những chuyên gia với sự hiểu biết đặc biệt về cách sử dụng thuốc cho người lớn tuổi, và các y tá có kinh nghiệm chăm sóc người già. Việc mở rộng xét nghiệm, một mình nó, sẽ không thể giúp cứu sống mạng người.

'Cơn sóng thần kép' từ Italy tới châu Âu

Italy đã chính thức trở thành quốc gia đứng đầu "danh sách tử thần" về số ca tử vong vì COVID-19. Đợt đại dịch tính đến sáng 22/3 đã cướp đi sinh mạng của 4.825 người ở "đất nước hình chiếc ủng", vượt Trung Quốc đại lục trên 1.000 ca.

Cơn sóng thần kép từ Italy tới châu Âu - Hình 1
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Lombardy, Italy, ngày 17/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Cách đây khoảng 1 tháng, Italy mới chỉ ghi nhận vài ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nhưng giờ đây, không thể tưởng tượng nước này lại trở thành tâm dịch tại châu Âu và thế giới, mà tổng cộng 53.578 trường hợp ghi nhận vào sáng 22/3 chắc chắn chưa phải là con số cuối cùng khi tốc độ lây lan "chóng mặt" trong vòng 24 giờ trước đó là 6.557 ca nhiễm mới.

Tính chất phức tạp của đại dịch COVID-19 ở Italy đang bộc lộ rõ, kể cả khi Chính phủ nước này, dù hơi muộn, song đã có những biện pháp toàn diện và cứng rắn để kiểm soát tình hình. Từ việc chỉ phong tỏa 11 thị trấn ở miền Bắc, Chính phủ đã mở rộng phong tỏa ra cả vùng Lombardy cùng với 11 tỉnh lân cận và hiện nay là phong tỏa trên phạm vi toàn quốc. Italy ngừng tất cả hoạt động không thiết yếu. Hoạt động đi lại cũng bị hạn chế tối đa. Người dân khi ra đường phải có lý do bất khả kháng.

Theo quy định, bất cứ ai khi ra khỏi nhà đều phải điền vào một tờ khai về mục đích đi lại cấp thiết của mình và hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về nội dung khai báo. Chính phủ đã cho phép các vùng triển khai quân đội để hỗ trợ cảnh sát tuần tra nhằm đảm bảo lệnh phong tỏa.

Chính phủ Italy cũng đã thông qua sắc lệnh mới trị giá 25 tỷ euro nhằm hỗ trợ hệ thống y tế, xã hội, doanh nghiệp và người lao động vốn đang chịu tác động của dịch bệnh. Bên cạnh đó, hàng hóa và nhu yếu phẩm vẫn được chính phủ đảm bảo trên cả nước.

Do hệ thống y tế quá tải và có tới trên 2.600 nhân viên y tế bị nhiễm virus, Chính phủ đang có kế hoạch cho tốt nghiệp sớm đối với khoảng 10 nghìn sinh viên ngành y để bổ sung lực lượng cho các bệnh viện.

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte còn cho biết Chính phủ cũng đang chuẩn bị đưa ra một kế hoạch mới về kinh tế, dự kiến vào tháng 4, với những khoản đầu tư lớn hơn, theo đó đơn giản hóa các thủ tục và cắt giảm thuế. Đây sẽ là kế hoạch nhằm hồi sinh Italy, dựa trên các nguồn lực quốc gia và nguồn ngân sách đang chuẩn bị phân bổ của Liên minh châu Âu (EU).

Có thể nói Chính phủ Italy đang trong một cuộc chiến tổng lực nhằm đối phó với COVID-19 và tiếp tục có nhiều biện pháp mạnh, cả về kinh tế lẫn đời sống xã hội.

Có tín hiệu đầu tiên cho thấy những chính sách kiên quyết phòng chống dịch COVID-19 của Italy đã bắt đầu có hiệu quả. Tại thị trấn Vò, một trong số 11 thị trấn bị phong tỏa đầu tiên ở miền Bắc, kể từ ngày 13/3 đến nay không ghi nhận ca nhiễm mới nào. Số ca nhiễm ở 10 thị trấn còn lại cũng giảm mạnh. Điều này là nhờ việc phong tỏa, cách ly triệt để cũng như tiến hành xét nghiệm hàng loạt, cả đối với những người có triệu chứng lẫn không có triệu chứng mắc COVID-19.

Tuy nhiên, trên phạm vi toàn quốc, số ca nhiễm mới cũng như số trường hợp tử vong trong những ngày qua vẫn đang ở mức cao. Nguyên nhân có lẽ là do mức độ tuân thủ lệnh phong tỏa của người dân vẫn chưa triệt để. Bên cạnh đó, việc tiến hành xét nghiệm vẫn chưa được thực hiện trên diện rộng như Hàn Quốc đã làm.

Dù vậy, Chính phủ Italy kỳ vọng các biện pháp quyết liệt đang được áp dụng sẽ có hiệu quả trong vài tuần tới. Mô hình của Italy hiện được một số chuyên gia coi là "mô hình tiên phong" ở các nước phương Tây và đang được Tây Ban Nha, Pháp áp dụng.

Cơn sóng thần kép từ Italy tới châu Âu - Hình 2
Người dân xếp hàng bên ngoài siêu thị ở Bologna, Italy ngày 21/3/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN

Trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh mà Italy và nhiều nước châu Âu đang đối mặt, dường như vai trò của EU được đánh giá là rất mờ nhạt. Thậm chí, một số người bi quan còn cho rằng "giấc mơ châu Âu" đang dần tan biến khi EU tỏ ra chậm chạp đến mức vô hình trong cuộc khủng hoảng chưa từng có kể từ khi thành lập.

Nhiều người Italy chỉ trích EU đã không hề có động thái gì khi các nguồn tin báo chí cho biết Đức và Pháp hạn chế việc xuất khẩu các thiết bị y tế, chẳng hạn như khẩu trang và găng tay. Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cũng chỉ dừng lại ở những tuyên bố về đoàn kết đối với Italy trong cuộc chiến chống dịch bệnh mà không có bất kỳ cam kết cụ thể nào.

Việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mới đây công bố chương trình khẩn cấp trị giá 750 tỷ euro, theo đó tiếp tục mua lại trái phiếu của các chính phủ và doanh nghiệp trong EU ít nhất cho đến cuối năm nay là điều đáng mừng. Tuy nhiên, phát biểu thiếu khéo léo trước đó của Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde hôm 12/3 về việc ECB không có chức năng và nhiệm vụ giải quyết mức "chênh lệch" lãi suất trái phiếu chính phủ giữa các nước, đã vấp phải nhiều chỉ trích.

Chính phát biểu của bà Lagarde đã khiến lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của Italy tăng vọt. Chênh lệch lãi suất trái phiếu của Italy và trái phiếu của Đức, thước đo quan trọng về độ rủi ro của nền kinh tế Italy trong Nhóm các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đang ở mức cao nhất kể từ hồi tháng 6 năm ngoái.

Tổng thống Italy Sergio Mattarella hay một số chính trị gia cực hữu như lãnh đạo đảng Liên đoàn Matteo Salvini, lãnh đạo đảng Những người anh em Italy Giorgia Meloni và kể cả những nhân vật trước đây vốn sùng bái "giấc mơ đại gia đình châu Âu" đã tỏ ra thất vọng về phát biểu của bà Lagarde.

Trước một thử thách quá lớn hiện chưa có hồi kết, Italy đang phần nào cảm thấy "đơn thương độc mã" trong một thể chế mà nước này là quốc gia đồng sáng lập. Khủng hoảng dịch bệnh hy vọng rồi cũng qua đi, nhưng khủng hoảng lòng tin về vai trò của EU là thách thức lớn nhất mà EU đang phải đối mặt.

Cơn sóng thần kép từ Italy tới châu Âu - Hình 3
Nhân viên y tế được triển khai tới nơi ở của bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 20/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Italy là một thành viên sáng lập của EU và là nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone. Trong bối châu Âu đang đối mặt với khả năng rơi vào suy thoái, Italy được coi là mắt xích yếu nhất ở châu lục này. Nợ công của Italy hiện khoảng 2,4 nghìn tỷ euro, chiếm gần 135% GDP.

Hệ thống ngân hàng ở các nước EU khác nắm giữ gần 450 tỷ euro trong số nợ công của Italy. Nếu "con tàu" Italy bị chìm và số chứng chỉ nợ công này bị sụt giảm về mặt giá trị, nó sẽ làm chao đảo hệ thống ngân hàng của EU. Các ngân hàng châu Âu lo ngại cuộc khủng hoảng COVID-19 thậm chí có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như năm 2008.

Cụ thể là lệnh phong tỏa, đóng cửa tất cả các hoạt động sản xuất, thương mại có thể gây nên làn sóng vỡ nợ đối với hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là xương sống của các nền kinh tế như Italy và Đức. Nền kinh tế Italy, vốn đã bị sụt giảm 0,3% trong quý 4/2019, khá dễ bị tổn thương trước tác động của dịch COVID-19 và dự kiến có thể sụt giảm tới 0,8% trong quý đầu năm nay.

Với việc Italy áp dụng lệnh phong tỏa, hoạt động thương mại của cả nước bị đình trệ. Các doanh nghiệp và hộ gia đình ở Italy vốn đang gặp khó khăn về tiền mặt có thể ngừng hoàn trả các khoản vay. Việc chính phủ dành các khoản ngân sách lớn để đối phó với dịch bệnh cũng đang gây lo ngại cho các nhà đầu tư. Điều này có thể sẽ khiến hoạt động cho vay của các ngân hàng giảm sút và hậu quả là càng làm chậm lại nền kinh tế.

IMF từng cảnh báo một cuộc khủng hoảng ở Italy chắc chắn sẽ dẫn đến sự lây lan. Nếu trái phiếu Italy bị hạ cấp xuống "tình trạng có rủi ro cao" - điều mà IMF cho là chưa từng xảy ra đối với một nền kinh tế phát triển - những tổn thất, mất mát sẽ diễn ra khắp các thị trường tài chính. Một số chuyên gia cho rằng để ngăn chặn điều này, Italy sẽ cần một gói cứu trợ tài chính trị giá 700 tỷ euro. ECB, IMF nên hành động trước khi tình hình trở nên tồi tệ.

Italy đang đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19. Nhưng điều trớ trêu là việc đối phó với virus SARS-CoV-2 có thể sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng nợ công của các nước Eurozone năm 2011 đã từng khiến giới chuyên gia cho rằng Eurozone khó có thể tồn tại. Và nay, mối nguy cơ này lại được xới lên trong bối cảnh cả châu Âu đang phải vật lộn với cơn "sóng thần" COVID-19.

Ngự Bình (PV TTXVN tại Italy)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024
Vừa hết Miss Universe, Hoa hậu Kỳ Duyên lại phát ngôn gây tranh cãi
16:51:50 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Xót xa cảnh cậu bé 7 tuổi xin ký tên để chị gái được làm phẫu thuật: Ông bà mất rồi, cháu có thể ký thay
16:44:39 19/11/2024
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
19:38:45 19/11/2024

Tin mới nhất

7 người thiệt mạng do lở đất khi siêu bão Man-yi tấn công Philippines

18:50:05 19/11/2024
Lễ ký kết diễn ra tại trụ sở quân đội Philippines ở Manila, nơi các bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Philippines còn động thổ dự án xây trung tâm giúp thúc đẩy sự phối hợp giữa lực lượng vũ trang 2 nước.

Rác nhựa làm tắc nghẽn đập thủy điện, gây mất điện nhiều thành phố lớn CHDC Congo

18:44:37 19/11/2024
Luồng rác nhựa chảy vào đập thủy điện chính ở miền đông CHDC Congo đang gây mất điện ở nhiều thành phố lớn, tạo nên thách thức mà giới hữu trách địa phương vẫn đang tìm cách tháo gỡ.

Rộ tin ông Trump sẽ đưa nhiều sĩ quan ra tòa án binh

18:41:43 19/11/2024
Các nguồn tin tiết lộ rằng đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lên danh sách những sĩ quan quân đội liên quan việc rút quân hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan và xem xét đưa họ ra tòa án binh.

Ông Kim Jong-un chỉ đạo tăng cường sức mạnh hạt nhân 'không giới hạn'

18:19:34 19/11/2024
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un chỉ đạo tăng cường năng lực hạt nhân để hoàn thành sứ mệnh răn đe chiến tranh.

Tương lai xung đột Ukraine khi ông Biden mạnh tay giúp Kyiv

18:16:34 19/11/2024
Khi chiến sự Ukraine chuẩn bị bước qua mốc 1.000 ngày, truyền thông Mỹ dẫn một số nguồn tin khẳng định Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden vừa cho phép Kyiv được sử dụng vũ khí tầm xa do Washington cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Lựa chọn bất ngờ của ông Trump

18:10:52 19/11/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục gây chú ý khi chọn một lãnh đạo công ty dầu khí có quan điểm trái chiều về biến đổi khí hậu cho vị trí Bộ trưởng Năng lượng.

Khó lường khói lửa xung đột Trung Đông

18:04:59 19/11/2024
Israel tấn công dồn dập vào lực lượng Hezbollah ở Li Băng và tiếp tục không kích miền bắc Gaza, trong khi Houthi tuyên bố đã tấn công mục tiêu quan trọng ở Israel.

Chuyên gia không quân Nga khẳng định Su-57 vượt trội J-35A Trung Quốc

17:41:34 19/11/2024
Ông Bogdan cho rằng lối tư duy đi trước thời đại của các nhà thiết kế Nga mang lại ưu thế cho Su-57, đặc biệt là so với chiếc máy bay chiến đấu mới J-35A của Trung Quốc.

Cổ phiếu của tập đoàn Trump tăng vọt

16:45:12 19/11/2024
Nếu thỏa thuận này thành công sẽ giúp công ty của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thêm sự hiện diện trong ngành công nghiệp tiền điện tử vốn đang được kỳ vọng sẽ có những thay đổi pháp lý tích cực dưới sự lãnh đạo của ông khi nhậm ...

Thượng viện Mỹ cân nhắc đóng băng một số hợp đồng cung cấp vũ khí cho Israel

16:43:54 19/11/2024
JDAM là bộ thiết bị chuyển hóa một số mẫu bom không dẫn đường trở thành vũ khí dẫn đường bằng cánh đuôi và hệ thống dẫn đường bằng GPS và được sản xuất bởi Boeing.

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

16:40:17 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden trước đây luôn từ chối cho phép Ukraine tấn công bên trong nước Nga bằng ATACMS vì lo ngại điều đó sẽ làm leo thang xung đột. Chúng tôi đang cố gắng tránh một cuộc chiến tranh thế giới thứ Ba , Tổng thống Joe Biden ...

Triển lãm hàng không hút khách chưa từng có ở Trung Quốc

16:27:04 19/11/2024
600.000 du khách, hơn 280 tỷ nhân dân tệ (38,7 tỷ USD) giá trị đơn đặt hàng là con số đơn vị tổ chức Triển lãm hàng không Chu Hải ghi nhận trong 5 ngày diễn ra chương trình, theo CCTV.

Có thể bạn quan tâm

Loạt bằng chứng cho thấy em út BTS chính là "bạn trai độc hại" bị Rosé đề cập trong album mới?

Nhạc quốc tế

20:36:03 19/11/2024
Dù phải đến 6/12 album đầu tay Rosie của giọng ca chính BLACKPINK mới chính thức trình làng , nhưng những ngày gần đây các bài hát trong album đã ngập tràn các nền tảng.

NSND Minh Vương: Khôi nguyên vọng cổ, bật khóc tiễn cha mẹ tuổi U100 về Úc

Sao việt

20:35:00 19/11/2024
Ở tuổi ngoài 70, nam nghệ sĩ chọn sống bình yên, nhẹ nhàng sau thời gian ông trải qua bạo bệnh. Tuy nhiên, khi có show diễn phù hợp, NSND Minh Vương vẫn cố gắng tham gia để mong được gặp lại khán giả của mình.

Lực lượng quản lý xuất nhập cảnh bắt giữ hai đối tượng truy nã người nước ngoài

Pháp luật

20:29:53 19/11/2024
Tạo vỏ bọc, đánh lạc hướng cơ quan Công an, 2 đối tượng truy nã người nước ngoài đã có nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó.

Chàng trai 2k1 đăng đúng 6 chữ khiến làng nhạc "rạo rực"

Nhạc việt

20:29:21 19/11/2024
0h ngày 19/11 - đúng sinh nhật tuổi 23, Wren Evans bất ngờ đăng tải dòng trạng thái Để anh mang mùa đông về , lập tức gây bão MXH.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 22: Kiên và Linh bị bắt quả tang

Phim việt

20:00:30 19/11/2024
Trong tập 21, Kiên rất vui vì có Linh phụ giúp thiết kế xe nước để anh chuẩn bị bán hàng. Cả hai cùng mang ra khu vực vắng vẻ của trường để tiện trải đồ nghề ra làm xe nước.

Louis Phạm khoe vóc dáng nuột nà, nhan sắc thăng hạng sau drama "phông bạt" nhưng phần bình luận lại bùng nổ tranh cãi

Sao thể thao

19:41:47 19/11/2024
Mới đây, cô nàng hot TikToker Louis Phạm (tên thật Phạm Như Phương) dễ dàng hút hơn triệu view khi tung video nhảy nhót bắt trend.

Cực từ Bắc di chuyển bí ẩn gần Nga hơn?

Lạ vui

18:23:07 19/11/2024
Các nhà khoa học phát hiện hoạt động bất thường ở Cực Bắc trong lúc cực từ Bắc di chuyển gần Nga hơn theo cách thức chưa từng có trước đây.

"Ảnh đế" Yoo Ah In dùng cái chết của cha xin giảm án tù gây phẫn nộ

Sao châu á

18:12:18 19/11/2024
Vào ngày 19/11, Yoo Ah In đã kháng cáo lên Phòng hình sự số 5, Tòa án tối cao Seoul. Phía Yoo Ah In cho rằng mức án 1 năm tù giam cho tội vi phạm Đạo luật kiểm soát ma túy là quá nặng.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

Tin nổi bật

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 19/11: Cự Giải tiêu không nhìn giá, Song Ngư có đột phá

Trắc nghiệm

17:10:55 19/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 19/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Song Ngư có thể tạo ra những bước đột phá lớn trong công việc.

Bức ảnh chụp một gia đình đi chơi sở thú trông rất bình thường, nhưng nhìn đến chiếc túi mà người mẹ đeo ai cũng sốc

Netizen

17:04:53 19/11/2024
Cuộc hôn nhân của thiếu gia Hà Du Quân và siêu mẫu Hề Mộng Dao vào năm 2019 là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của netizen Trung Quốc.