Tại sao tuân theo mệnh lệnh khiến con người làm những điều khủng khiếp?
Nghiên cứu mới về não bộ cho thấy việc tuân theo mệnh lệnh có thể làm mất đi sự đồng cảm của con người. Điều này có thể giải thích tại sao con người có thể thực hiện các hành vi trái đạo đức khi bị ép buộc.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học thần kinh Hà Lan đã đo hoạt động não của những người tham gia khi làm đau người khác và nhận thấy rằng việc tuân theo mệnh lệnh làm giảm sự đồng cảm và cảm giác tội lỗi liên quan đến hoạt động của não.
Nhiều thí dụ trong lịch sử nhân loại đã chỉ ra rằng khi con người tuân theo mệnh lệnh của một cơ quan có thẩm quyền, họ có thể thực hiện những hành vi tàn bạo đối với người khác.
Tất cả các cuộc diệt chủng mà loài người từng biết đến, thường được gọi là “tội phạm tuân phục”, đã cho thấy rằng việc một bộ phận dân cư tuân theo mệnh lệnh tiêu diệt chủng tộc khác đã dẫn đến mất mát vô số sinh mạng, nền văn hóa và văn minh nhân loại.
“Chúng tôi muốn hiểu tại sao việc tuân theo mệnh lệnh lại tác động đến hành vi đạo đức nhiều như vậy”, Tiến sĩ Emilie Caspar, đồng tác giả đầu tiên của nghiên cứu này nói. Nghiên cứu giải thích tại sao con người sẵn sàng thực hiện các hành vi vi phạm đạo đức trong các tình huống bị ép buộc.
Con người vốn cảm thấy đau khi thấy người khác đau
Khi con người chứng kiến một người khác trải qua nỗi đau, dù là về tình cảm hay thể chất, họ sẽ có phản ứng đồng cảm và đây được cho là điều khiến chúng ta không thích làm hại người khác.
Tiến sĩ Valeria Gazzola, đồng tác giả cao cấp của bài báo, giải thích thêm về sự đồng cảm: “Chúng tôi có thể đo lường sự đồng cảm đó trong não, bởi vì các vùng bao gồm thùy trước và vỏ não dưới thường liên quan đến cảm giác đau của con người. Nó trở nên hoạt động mạnh hơn khi chúng ta chứng kiến nỗi đau của người khác và chúng ta càng hành động nhiều hơn để ngăn chặn tổn hại cho người khác”.
Quá trình này đã ăn sâu vào quá trình sinh học của chúng ta và được lưu truyền từ các động vật có vú khác, chẳng hạn như loài gặm nhấm hoặc vượn khỉ, Tiến sĩ Valeria Gazzola cho biết.
Video đang HOT
Hoạt động não liên quan đến sự đồng cảm khi quan sát một nạn nhân bị đau đã giảm khi tuân theo mệnh lệnh. Ảnh: Tiến sĩ Emilie Caspar.
Giáo sư Christian Keysers, một đồng tác giả khác của nghiên cứu nói: “Chúng tôi đã đánh giá trong nghiên cứu này việc nếu tuân thủ các lệnh gây đau cho người khác sẽ làm giảm sự đồng cảm hơn là tự do quyết định gây ra sự đau đớn hoặc không gây ra sự đau đớn tương tự”.
Trong nghiên cứu được công bố trên Tạp chí NeuroImage đăngngày 13-8, các tác giả đã sử dụng các cặp người tham gia, với một người được giao vai trò “tác nhân” và người kia đóng vai “nạn nhân”.
Những người tham gia thử nghiệm được đặt máy quét MRI để ghi lại hoạt động não bộ của họ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Những người đóng vai tác nhân được cho biết rằng họ có hai nút: một nút kích hoạt gây đau thực sự, đau nhẹ trên tay nạn nhân để đổi lấy 0,05 euro, và một kích hoạt khác không gây đau và không có tiền.
Trong suốt 60 vòng, người tham gia có thể tự do lựa chọn thực hiện hoặc không việc làm đau nạn nhân, hoặc họ nhận lệnh từ người thử nghiệm để gây đau hoặc không gây đau cho người khác.
Nhiệm vụ này liên quan đến một quyết định đạo đức khó khăn cho những người đóng vai “tác nhân”, đó là tăng lợi nhuận tiền bạc cho mình bằng cách gây đau đớn cho người khác hoặc không.
Sự đồng cảm ít đi khi tuân theo mệnh lệnh
Các tác giả quan sát thấy rằng những người gây ra nhiều cú gây đau cho nạn nhân khi họ được hướng dẫn cưỡng chế hơn là khi họ tự do quyết định. Kết quả hình ảnh thần kinh cho thấy các vùng liên quan đến sự đồng cảm ít hoạt động hơn khi tuân theo mệnh lệnh so với hành động tự do.
“Chúng tôi cũng quan sát thấy rằng việc tuân theo mệnh lệnh làm giảm sự kích hoạt ở các vùng não liên quan đến cảm giác tội lỗi”, nghiên cứu sinh Kalliopi Ioumpa, đồng tác giả đầu tiên của nghiên cứu này giải thích.
Quan sát cho thấy việc tuân theo mệnh lệnh gây đau làm giảm sự kích hoạt ở các vùng não liên quan đến cảm thông và cảm giác tội lỗi đã giải thích ít nhất một phần lý do tại sao mọi người có thể thực hiện các hành vi vô đạo đức đối với người khác khi bị ép buộc.
Những kết quả này có ý nghĩa to lớn trong việc hiểu được sức mạnh mà việc tuân lệnh chi phối hành vi của con người và cung cấp những hiểu biết mới về khả năng ngăn chặn các hành vi tàn bạo hàng loạt được thực hiện vì thiếu sự đồng cảm với nạn nhân.
“Bước tiếp theo chúng tôi sẽ tìm hiểu tại sao rất ít người chống lại các mệnh lệnh trái đạo đức. Có phải vì sự đồng cảm của họ yếu đi khi họ đang tuân theo mệnh lệnh?”, Tiến sĩ Emilie Caspar cho biết.
“Hiểu rõ hơn về cách bộ não xử lý sự đồng cảm và mệnh lệnh có thể dẫn đến tìm ra phương pháp giúp chúng ta chống lại những lời kêu gọi thực hiện bạo lực trong tương lai”, bà Emilie Caspar nói.
Khối băng lớn thứ 2 thế giới tan chảy, 'hẹn giờ' Đại hồng thủy khủng khiếp
Sự tan chảy hoàn toàn của tảng băng Greenland có thể làm tăng mực nước biển lên 7 mét vào năm 3000. Và nếu điều đó xảy ra, đại dương sẽ nuốt chửng các thành phố ven biển trên toàn cầu.
Một nghiên cứu tại đại học Bang Ohio vừa được đăng tải trên tạp chí Nature, cho biết lượng tuyết thường bổ sung cho các sông băng của Greenland mỗi năm không còn theo kịp tốc độ băng tan. Điều đó có nghĩa là dải băng Greenland - khối băng lớn thứ hai thế giới - sẽ tiếp tục tan chảy ngay cả khi nhiệt độ toàn cầu ngừng tăng.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học của đại học Ohio đã xem xét dữ liệu vệ tinh hàng tháng trong 4 thập kỷ của hơn 200 sông băng lớn đang đổ ra đại dương trên khắp Greenland. Michalea King, tác giả chính của nghiên cứu hiện đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu và Địa cực thuộc Đại học bang Ohio, Mỹ cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng lượng băng tan vào nước biển vượt xa lượng tuyết tích tụ trên bề mặt băng".
Băng tan ở bờ biển tây bắc Greenland.
Sự tan chảy hoàn toàn của tảng băng Greenland có thể làm tăng mực nước biển lên đến 7 mét vào năm 3.000. Nếu điều đó xảy ra, đại dương sẽ nuốt chửng các thành phố ven biển trên toàn cầu. 40% số người Mỹ sinh sống ở các vùng ven biển dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng.
Có rất nhiều khu vực, đặc biệt là ở Florida, nơi nước biển chỉ dâng lên 1m cũng sẽ nhấn chìm rất nhiều diện tích đất hiện có", King nói. "Và điều đó càng trầm trọng hơn khi có bão, lốc xoáy và những thứ tương tự, khiến cho mực nước biển dâng cao đột biến so với đường cơ sở".
Dải băng Greenland, hay khối băng khổng lồ bao phủ khoảng 80% bề mặt của Greenland, đổ hơn 280 tỷ tấn băng tan vào đại dương mỗi năm, là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng mực nước biển toàn cầu.
"Ngay cả khi khí hậu không thay đổi và thậm chí lạnh hơn một chút, tảng băng vẫn sẽ tan bớt và giảm khối lượng.", Ian Howat, đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư tại Đại học Bang Ohio, cho biết, theo CNN.
Greenland đã đổ một lượng băng và nước lớn chưa từng có vào đại dương vào mùa hè năm 2019, khi một đợt nóng từ châu Âu tràn vào hòn đảo này. 55 tỷ tấn băng đã tan sạch chỉ trong vòng 5 ngày - đủ để nhấn chìm bang Florida trong biển nước.
Sự tan chảy của dải băng Greenland chỉ là một trong số những cảnh báo về hệ lụy của sự biến đổi khí hậu. Hiện tượng nóng lên toàn cầu cùng với những hoạt động của con người dẫn đến tình trạng tương tự như Greenland ở nhiều khu vực khác trên thế giới.
Ở Bắc Cực, băng tan làm lộ ra lớp đất đóng băng vĩnh cửu. Nếu sự ấm lên của Trái đất làm tan lớp đất này, sẽ giải phóng khí nhà kính cực mạnh.
10 bí ẩn khủng khiếp của lịch sử tới nay nhân loại vẫn chưa có lời giải Dù đã đến thế kỷ 21, nhân loại đã bay ra ngoài không gian, nhưng tới nay trên Trái Đất vẫn còn vô vàn những bí ẩn mà các nhà khoa học chưa thể có lời giải thích thỏa đáng. 1. Cậu bé 3 tuổi chỉ mặt kẻ giết mình ở kiếp trước Cậu bé 3 tuổi nhớ được cả tên của kẻ...