Tại sao Trung Quốc vẫn cực điềm tĩnh khi Mỹ ngày một đẩy cao căng thẳng thương mại?
Rõ ràng phía Mỹ dường như tin chắc rằng Trung Quôc yêu thê hơn Mỹ bởi Trung Quôc lo ngại vê rủi ro “hạ cánh cứng” với nên kinh tê. Đáng tiêc, Trung Quôc có nhiêu vũ khí hơn Mỹ tưởng.
Ảnh: Nikkei
Ngay khi mà thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dường như đã gần có được, các nhà đàm phán chợt nhận ra họ đang ở xuất phát điểm ban đầu.
Theo báo Nikkei, lý do ban đầu cho sự gián đoạn này chính là việc Trung Quốc khăng khăng viết lại bản thỏa thuận, theo giải thích của Tổng thống Mỹ Donald Trump, còn phía chính quyền Mỹ không chấp thuận.
Thế nhưng lý do cốt lõi đằng sau việc Trung Quốc muốn thay đổi, lý do khiến phía Trung Quốc ngại ngần không muốn đáp ứng yêu cầu từ phía Mỹ, nằm chính ở tính toán sai lầm căn bản của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Video đang HOT
Nói một cách đơn giản, nước Mỹ đã quá tự cao về mình. Thỏa thuận mà phía Trung Quốc viết lại chắc chắn sẽ buộc phía Trung Quốc phải sửa luật để có được một số thay đổi như phía Mỹ mong muốn, thế nhưng phía Trung Quốc lại phải đàm phán trong không khí của một cuộc tấn công đầy khốc liệt mà phía Mỹ triển khai chống lại Huawei Technologies.
Chiến dịch này đã đưa công ty vào danh sách đen của Mỹ, vì vậy công ty không còn có thể tiếp cận được với các công nghệ quan trọng, cùng lúc đó nó khiến cho nhiều đồng minh của Mỹ cũng cô lập Huawei.
Dù chắc chắn các hành động từ phía Mỹ sẽ gây tổn hại đến Huawei, công ty cuối cùng sẽ có thể bù lại cho những sự thiệt hại bằng cách củng cố quan hệ với một số công ty công nghệ Trung Quốc tăng trưởng nhanh khác. Đối với phần còn lại của thế giới, tuy nhiên, việc chính quyền Tổng thống Trump tấn công Huawei nói riêng và Trung Quốc nói chung sẽ tạo ra nhiều hậu quả lâu dài.
Trung Quốc có vị thế quá quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chính vì vậy không thể các công ty cứ nói đi là xong. Việc cô lập một nước sản xuất và cường quốc sản xuất công nghiệp hàng đầu thế giới với thị trường tiêu dùng 1,4 tỷ người, chắc chắn sẽ gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra bóng đen lên toàn bộ kinh tế thế giới.
Tính toán sai lầm của chính quyền Tổng thống Trump có thể bắt nguồn từ việc vội vàng hành động với hy vọng sẽ có được chiến thắng trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm sau. Rõ ràng phía Mỹ dường như tin chắc rằng Trung Quốc yếu thế hơn Mỹ bởi Trung Quốc lo ngại về rủi ro “hạ cánh cứng” với nền kinh tế. Đáng tiếc, Mỹ đã nhầm.
Dù Trung Quốc không nhập khẩu nhiều từ Mỹ, thế nhưng Trung Quốc thực ra có nhiều vũ khí hơn Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại. Ngoài việc trả đũa trực tiếp thông qua các biện pháp thuế quan đánh vào các sản phẩm nông nghiệp cũng như máy bay thương mại, Trung Quốc có thể tăng cường kiểm soát vốn, bán mạnh trái phiếu chính phủ Mỹ hoặc để cho đồng nội tệ giảm giá mạnh. Làn sóng hạ giá của tiền Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến cho đồng USD trở nên bất ổn cũng như gây rối loạn nhiều tổ chức tiền tệ quốc tế.
Tuy nhiên, Trung Quốc dường như khá kiềm chế. Mặc dù đồng nhân dân tệ gần đây hạ giá so với đồng USD, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vẫn thể hiện mạnh mẽ quan điểm sẽ giữ đồng nhân dân tệ ổn định tỷ giá. Ngay cả khi mà căng thẳng với Mỹ xung quanh vấn đề thương mại và công nghệ buộc Trung Quốc phải có biện pháp trả đũa, Trung Quốc sẽ vẫn giữ thái độ kiềm chế này trong tương lai gần.
Lý do cực kỳ đơn giản: Thái độ điềm tĩnh của phía Trung Quốc phục vụ tốt cho quyền lợi lâu dài của Trung Quốc, cả trực tiếp (thông qua hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, đẩm bảo ổn định xã hội và tính toàn vẹn của nhà nước) và gián tiếp (tránh sự gián đoạn gây nhiều thiệt hại tài chính đến thị trường toàn cầu”. Đáng tiếc, khi làm như vậy, Trung Quốc cũng không làm trọn vẹn được cam kết mà phía Mỹ đang muốn có được từ phía Trung Quốc.
Chiến tranh thương mại đã cho thấy rủi ro từ việc duy trì một nền kinh tế mở. Thế nhưng thay vì “đóng sầm” cửa với thế giới, Trung Quốc chọn cách đảm bảo ổn định cho kinh tế toàn cầu.
Theo Bizlive
Người phụ nữ làm nên lịch sử của ngành hàng không Nhật Bản
Từ khi còn học phổ thông, Ari Fuji đã muốn trở thành một phi công. Thế nhưng, lúc bấy giờ ở Nhật Bản, người ta hầu như chưa bao giờ nghe nói tới chuyện phi công là nữ nên mong muốn của Ari Fuji chẳng khác gì chuyện "hái sao trên trời".
"Rào cản khi đó rất lớn. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không tuyển nữ vì lúc bấy giờ không có phi công nữ nào cả. Đột nhiên tôi nhận ra rằng, cánh cửa trở thành phi công sao lại hẹp đến không ngờ", Ari Fuji kể với CNN. Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó bởi Ari Fuji thậm chí cũng không được nhận vào Đại học Hàng không dân dụng của Nhật Bản vì không đủ tiêu chuẩn chiều cao. Tuy nhiên, Ari Fuji không từ bỏ hy vọng. Cô quyết định ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội và cuối cùng đã đến Mỹ để học làm phi công. "Tôi không cho rằng cánh cửa cơ hội đã đóng lại. Tôi đã nghĩ rằng, nếu Nhật Bản không phải là nơi phù hợp thì tôi có thể ra nước ngoài học", Ari Fuji chia sẻ.
Nữ cơ trưởng lái máy bay thương mại đầu tiên của Nhật Bản Ari Fuji (bên trái). Ảnh: CNN
Sau khi tốt nghiệp ở Mỹ, Ari Fuji quay về Nhật Bản để thử vận may trở thành phi công lái máy bay thương mại. "Nhiều phi công nam nói rằng, tôi không thể trở thành phi công ở Nhật Bản, nhất là một phi công lái máy bay thương mại. Tôi cũng không bao giờ hỏi họ lý do, nhưng tôi nghĩ họ nói vậy chỉ bởi vì khi đó không có phi công nào là nữ", Ari Fuji cho biết.
Cuối cùng, Ari Fuji được nhận vào tập sự ở Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản Japan Airlines. Cơ hội này đã "dọn đường" để Ari Fuji làm nên lịch sử khi vào năm 2010, cô trở thành nữ cơ trưởng lái máy bay thương mại đầu tiên của Nhật Bản. Ari Fuji chia sẻ rằng, kể từ khi làm cơ trưởng, cô đã thấy ngày càng có thêm nhiều phụ nữ Nhật Bản trở thành phi công, cũng như thăng tiến trong những lĩnh vực khác. Hiện tại, ngoài vị trí cơ trưởng, Ari Fuji còn tự hào khi là một giáo viên huấn luyện bay, có nhiệm vụ tham gia đào tạo các thế hệ phi công tiếp theo của đất nước Mặt trời mọc. "Tôi muốn các học viên biết rằng, giới tính không phải là vấn đề quan trọng. Khi tôi trở thành cơ trưởng, có nhiều thông tin cho rằng, trước đó tôi chắc hẳn đã đạt thành tích gì đó rất xuất sắc. Tôi rất ngạc nhiên là chuyện một phụ nữ trở thành cơ trưởng lại thu hút nhiều sự quan tâm đến vậy. Tôi chỉ nghĩ là mình đã góp phần lan tỏa thông điệp rằng, phụ nữ cũng có thể làm phi công", Ari Fuji chia sẻ./.
VŨ HOÀNG
Theo qdnd.vn
Boeing 737 chở 142 người trượt đường băng, lao xuống sông ở Mỹ Sáng nay (4/5), một chiếc Boeing 737 được cho là chở 142 người đã trượt đường băng và lao xuống một con sông ở bang Florida, Mỹ, Sputnik đưa tin. Theo truyền thông địa phương, sự cố xảy ra ở sân bay Naval Air tại thành phố Jacksonville lúc sáng nay (giờ Hà Nội). Chuyến bay xuất phát từ Cuba. Dẫn một nguồn...