Tại sao Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, Mỹ chỉ nói chứ không làm?

Theo dõi VGT trên

Ông Murray Hiebert – Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS và là chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Đông Nam Á lý giải tại sao Mỹ lên tiếng và hành động mạnh tại Ukraine nhưng lại chỉ trích yếu ớt Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông.

PV: Thưa ông Murray Hiebert, như ông đã nói, VN càng ngày càng trở nên quan trọng với Mỹ. Vậy ông nhận định gì về phản ứng của TQ khi thấy VN và Mỹ có những hoạt động trao đổi, hợp tác trong bối cảnh Mỹ – Trung đang có mối quan hệ ở tầm nước lớn với nhau?

Tại sao Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, Mỹ chỉ nói chứ không làm? - Hình 1

TQ từng cắm Dàn khoan HD981 vào sâu lãnh hải VN hồi tháng 5.2014

- Ông Murray Hiebert: Thực tế chắc chắn cho thấy TQ đôi khi đã phát đi những tín hiệu trên Biển Đông để tỏ bày sự bất bình của mình khi thấy mối quan hệ Việt – Mỹ trở nên thân thiện hơn. Bản thân tôi không nắm rõ VN có đối sách gì trước thái độ bất bình của TQ nhưng tôi nghĩ VN cần bình tĩnh. TQ ngày càng lớn mạnh cả về kinh tế lẫn chính trị, chuyện này đặt VN vào thế khó! Cách đáp trả của VN và Philippines trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông cũng cần phải tính đến yếu tố hậu thuẫn về mặt ngoại giao.

Tôi cho rằng tạo áp lực về mặt ngoại giao với TQ là cần thiết, và viêc sử dụng biện pháp quân sự không phải là phương sách tốt khi đối phó với họ.

Các quan chức Hà Nội hỏi tôi là tại sao Mỹ phản ứng gay gắt với Nga và ra các đòn trừng phạt Nga trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine nhưng khi TQ đưa dàn khoan vào vùng lãnh hải của VN thì Mỹ chỉ chỉ trích chút ít bằng lời nói chứ không ra tay hành động gì cả.

Tại sao Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, Mỹ chỉ nói chứ không làm? - Hình 2

Lãnh đạp CSIS, ông Murray Hiebert cho rằng Việt Nam nên nắm thời cơ khi thị trường vũ khí Mỹ đã từng bước mở cửa đối với Việt Nam

Theo tôi, hai tình huống này hoàn toàn khác nhau xuất phát từ những mối quan hệ ràng buộc lắt léo của nền kinh tế Mỹ. Trong vấn đề Biển Đông, không thể dùng giải pháp cấm vận. Thay vào đó, những biện pháp ngoại giao gây áp lực đối với TQ là cần thiết khi mà nước này có những hành động để thể hiện sức mạnh mang tầm vóc toàn cầu của họ.

Vấn đề là phải bắt TQ hành động theo chuẩn mực của một nước lớn và họ phải cam kết có những hành động tương xứng với tầm vóc “anh cả” của mình chứ không ỷ mạnh hiế.p yếu đối với những nước nhỏ trong khu vực.

Tại sao Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, Mỹ chỉ nói chứ không làm? - Hình 3

Ông Murray Hiebert: Trung Quốc không nên ỷ mạnh hiế.p yếu.

PV: Ông nhận xét gì về triển vọng của tiến trình đàm phán COC1?

Chuyên gia Murray Hiebert: -Tiến đến COC là một điều tốt đẹp. Tuy nhiên, tôi cũng không mấy lạc quan về chuyện TQ sẽ hăng hái đẩy nhanh tiến trình đám phán COC quá chậm chạp như hiện nay.

Trước đây cũng đã mất đến 10 năm mới ra được DOC2 . Việc triển khai các quy tắc của DOC đến nay cũng chẳng tiến triển gì.

Các nhà ngoại giao TQ luôn nói rằng việc triển khai DOC có nhiều bước tiến. Trong khi đó, những các nhà ngoại giao của khối Asean cho là mọi việc dẫm chân tại chỗ.

Tôi không hề lạc quan rằng COC sẽ trở thành hiện thực trong một thời gian ngắn ngủi.

Tôi nghĩ đến một số giải pháp mà VN có thể tiến hành để hóa giải những vấn đề ở Biển Đông như sau:

VN cần liên kết với các nước có tranh chấp lãnh hải với TQ trong khu vực như Philippines và Malaysia. Khi những nước này vượt qua những sự khác biệt để đạt được sự đồng thuật thông qua đàm phán, họ sẽ chứng tỏ được với TQ là đây là cách dùng để hóa giải vấn đề xung đột ở Biển Đông và cũng để cô lập TQ.

Theo ý kiến của tôi, VN và một số nước khác cần phải khảo sát hiện trạng quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đang xây dựng nhiều hạng mục. Nếu chúng ta chần chừ chờ đợi thì 5 năm sau TQ đã hoàn toàn thay đổi hiện trạng quần đảo này.

PV: Như vậy, theo ông là các nước Asean cần hợp tác để hóa giái ý đồ chiến thuật cắt lát salami của TQ phải không ạ?

- Vâng, đúng thế. Chúng ta gồm có VN, Philippines, Malaysia, Brunei có thể hợp tác với Mỹ để thông qua các biện pháp ngoại giao tiến tới giải quyết xung đột giữa những nước trong khối Asean với nhau.

Quan trọng là phải phối hợp để khảo sát hiện trạng Biển Đông. Vì TQ có thể dùng chiến thuật cắt lát salami của họ để thay đổi mọi thứ.

PV: Trong bối cảnh Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với VN, ông nghĩ sao về triển vọng Mỹ đáp ứng yêu cầu từ Việt Nam?

- Tôi chỉ có thể nói là một khi lệnh cấm bán vũ khí cho VN được dỡ bỏ một phần, điều đó đồng nghĩa là chúng ta nhìn thấy một cửa hàng. Theo tôi được biết, thì cửa hàng đó vẫn chưa có khách đến mua.

Hiện tại, thì Mỹ có thể cung cấp cho VN các loại vũ khí rơi vào nhóm nâng cao năng lực giám sát lãnh hải như các loại radar, máy bay P3-Orion. Riêng đối với một số loại vũ khí có tính năng tác chiến cao thì lệnh cấm vẫn chưa được dỡ bỏ.

Ưu tiên số một của Mỹ là làm sao cung cấp cho VN những loại khí tài để nâng cao năng lực giám sát lãnh hải. Theo tôi,TQ có thể có những hành động mà VN không hề hay biết.

PV: Nhưng dòng máy bay chống tàu ngầm P3-Orion vốn được sản xuất từ những năm 60, dù sau này có nhiều cải tiến, có quá lỗi thời không thưa ông?

- Dòng máy bay này vẫn được Mỹ và một số nước sử dụng. Các bạn cũng có thể cần đến dòng P8 hiện đại hơn.

Việc trang bị những thiết bị giám sát rất cần thiết để bảo vệ lãnh hải VN nhưng theo tôi, phía VN dường như đang tỏ ra không vội vàng gì.

Trong khi đó, phía Mỹ chỉ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho VN theo từng bước. Nên nhớ là tiến độ dỡ bỏ lệnh cấm lại phải căn cứ vào nhu cầu của VN mà thôi.

Vấn đề tùy thuộc vào VN phải xác định mình muốn cái gì. Nếu VN tiếp cận Mỹ và tuyên bố VN cần loại vũ khí X, phía Mỹ buộc phải xem xét lời đề nghị của VN.

Theo hiểu biết của tôi, VN chưa có một đề xuất cụ thể cho phía Mỹ. Trên thực tế, tôi nghĩ rằng động thái của VN là hơi chậm.

Theo tôi, VN cần tỏ ra quan tâm muốn mua một số loại vũ khí nào đó từ Mỹ. Nếu không thì chẳng có lí do gì để Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho VN.

Theo tôi, vấn đề nằm ở chỗ, một phần lệnh cấm đã được dỡ bỏ có nghĩa là cửa hàng vũ khí đã khai trương, VN hãy đến mà mua sắm đi thôi!

Video đang HOT

Tôi muốn đề cập đến động thái của một số công ty vũ khí Mỹ muốn tiếp cận thị trường VN. Tuần trước, một nhà sản xuất vũ khí Mỹ đã làm việc với một vị tướng ở Bộ Quốc Phòng Việt Nam.

PV: Ý ông muốn nói đến công ty Lockheed, nhà sản xuất P3-Orion?

- Đúng, tuy nhiên, tôi không có thông tin gì về cuộc tiếp xúc giữa Lockheed và lãnh đạo của Bộ Quốc Phòng VN 3.

PV: Theo ông, nếu Mỹ có tân Tổng Thống vào năm 2016 là người không thuộc đảng Dân chủ như hiện nay, liệu chính sách của Mỹ đối với VN có nhất quán, hay sẽ có một sự thay đổi nào đó?

- So sánh giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, họ không có nhiều khác biệt về quan điểm đường lối chính sách của Mỹ đối với VN.

Nếu Tổng thống mới của Mỹ là bà Clinton, bà ấy sẽ tiếp tục những chính sách từ trước đến nay mà Mỹ áp dụng đối với VN. Nếu Tổng Thống mới là Jeb Bush, một chính khách đến từ bang Florida, tôi nghĩ việc đầu tiên ông ấy sẽ làm sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng là nhìn về biên giới phía Nam của nước Mỹ. Ý tôi muốn nói là ông Jeb Bush sẽ dành nhiều mối quan tâm đến khu vực Mỹ La tinh hơn là các khu vực khác trên thế giới. Nhưng bây giờ là quá sớm để dự đoán ai là Tổng thống tiếp theo.

Theo tôi, nếu đảng của Obama thắng thì chính sách xoay trục về châu Á sẽ được chú trọng, nhưng nhìn chung đảng nào lên nắm quyền thì quan điểm của Mỹ đối với VN vẫn không thay đổi.

PV: Hiện có nhiều nhà phân tích cho rằng Mỹ khá bối rối trong chính sách xoay trục về châu Á bởi có quá nhiều sự việc khác làm Mỹ phân tâm như cuộc khủng hoảng ở Ukraine, hay vấn đề phiến quân nhà nước hồi giáo IS, ông có cho rằng Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ ông Ashton Carter sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách của ông Chuck Hagel trong việc làm ấm mối quan hệ hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ không, thưa ông?

Tại sao Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, Mỹ chỉ nói chứ không làm? - Hình 4

Chuyên gia Murray Hiebert nhận xét ông Chuck Hagel đã gay gắt lên án hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông tại diễn đàn đối thoại Shangri-la 2014

- Tôi nghĩ ông Carter 4 sẽ tiếp tục thực hiện chính sách với VN của ông Hagel5 Tuy nhiên, tôi cũng phải nói thẳng thắn rằng ông Carter không có sự gắn bó về mặt cá nhân với VN như ông Hagel. Ông Carter thậm chí chưa từng là quân nhân.

Trong khi đó, ông Hagel từng là cựu binh tham chiến ở VN, ông ấy từng bị thương ở đây. Tôi ước ông ấy có thể sang thăm VN trước khi từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, lẽ ra ông Hagel phải có một chuyến viếng thăm thú vị tới VN.

Tôi có người bạn từng tham gia chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này nên tôi biết được những điều ông Hagel định làm tại VN.

Người ta không thể thực hiện những điều này nếu VN chưa từng hiện diện trong trái tim họ. Ông Carter là người có thể dùng trí tuệ để hiểu VN, nhưng việc hiểu VN bằng trái tim lại là một chuyện khác với việc nhìn nhận VN như theo kiểu “lại thêm một đất nước quan trọng khác”

Tôi có nghe thông tin ông Carter qua thăm VN vào cuối năm nay.

Tại sao Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, Mỹ chỉ nói chứ không làm? - Hình 5

Chiến lược gia về Đông Nam Á hàng đầu của Mỹ ông Murray Hiebert cho rằng ông AshtonCarter sẽ tiếp tục thực hiện chính sách với VN của ông Chuck Hagel

PV: Cá nhân tôi từng nghe một câu chuyện hài chính trị, vâng, tôi nghĩ chỉ là chuyện hài, là Trung Quốc có tác động đến việc ông Hagel mất ghế Bộ trưởng. Ông có biết về mẩu chuyện hài hước này không?

- (Cười lớn) Bây giờ tôi mới nghe lần đầu. Đương nhiên chỉ là chuyện hài. Thực ra, ông Hagel là người rất năng động trong việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và VN. Nếu bạn còn nhớ, thì ông ấy đã dùng ngôn từ mang tính đả kích mạnh mẽ Trung Quốc tại đối thoại Shangri-la 2014.

PV: Còn một chính khách Mỹ gắn bó với VN khác là ông John McCain, Chủ tich Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ông ấy vẫn duy trì ảnh hưởng lớn của mình chứ thưa ông?

- Vâng, tôi nghĩ ông ấy có thể đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên ông ấy là người của đảng đối lập với đảng đang cầm quyền. Dù ông ấy là một người theo phe cộng hòa nhưng tôi nghĩ ông ấy vẫn có thể là người ủng hộ nhiệt tình cho sự xích lại gần nhau giữa Mỹ và VN.

Trên thực tế, John McCain5 là quân nhân cuối cùng từng tham chiến tại VN đang đảm đương chức vụ quan trọng trên chính trường Mỹ. Nay thì Chuck Hagel đã ra đi. Cựu Thượng nghị sĩ Richard Lugar6, từng là Chủ tịch của Ủy ban đối ngoại Thượng viện, và cả Jim Webb7 nữa, những người am hiểu VN cuối cùng đã rời bỏ chức vụ.

Chính trường Mỹ cần phải có một thế hệ những người am hiểu VN mới. Những người am hiểu VN hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, như trường hợp của John McCain và John Kerry8. Đây quả là một việc đáng phải lo ngại.

Tại sao Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, Mỹ chỉ nói chứ không làm? - Hình 6

Theo nhà nghiên cứu Đông Nam Á Murray Hiebert Ngoại trưởng John Kerry là một trong những chính khách hiếm hoi có mối quan hệ gắn bó với VN đang tại vị

PV: Ông có nghĩ thực trạng này sẽ là một thách thức đối với chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ khi mà những chuyên gia am hiểu về khu vực này không còn nắm quyền?

- Hoàn toàn đúng như thế! Những kiến trúc sư của chính sách xoay trục về châu Á đang ra đi.Chính điều này sẽ làm giảm mức độ lan tỏa áp lực để thực thi chính sách này. Tôi không nói là chính sách này sẽ không được kéo dài. Nhưng một khi John McCain hay Jim Webb ra đi thì tiếng nói ủng hộ cho chính sách này cũng giảm trọng lượng.

Tại sao Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, Mỹ chỉ nói chứ không làm? - Hình 7

Chiến lược gia hàng đầu về Đông Nam Á Murray Hiebert bày tỏ sự tiếc nuối khi cựu TNS phe Cộng Hòa Richard Lugar vốn rất được lòng TT Obama đã rờiT hượng viện Mỹ . Ông Richard Lugar là TNS Mỹ từng có những đán.h giá tích cực về triển vọng mở cửa nền kinh tế VN từ những năm đầu của thập niên 1990.

Tại sao Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, Mỹ chỉ nói chứ không làm? - Hình 8

Cựu TNS Jim Webb từng là Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Sau một thời gian rời Thượng Viện Mỹ, ông tuyên bố muốn được xem xét đủ điều kiện để trở thành ứng viên tranh cử Tổng Thống Mỹ của Đảng Dân chủ vào cuối năm 2014.Trong thông điệp tranh cử của mình, ông Jim Webb đề cập đến Việt Nam như một quốc gia quan trọng trong chiến dịch gầy dựng lại thanh thế của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á. Ông nói giỏi tiếng Việt và có vợ làmột nữ luật sư gốc Việt- bà Hồng Lê Webb.

Tại sao Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, Mỹ chỉ nói chứ không làm? - Hình 9

TNS John McCain được truyền thông Mỹ đán.h giá là người có tư duy độc lập và có tầm nhìn xa trong việc nhận ra vị trí quan trọng của VN trong đối sách cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc ở khu vực châu Á. Ông Murray Hiebert nhận định John McCain, đương kiêm Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ và cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel9có vai trò lớn trong việc thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ

Tại sao Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, Mỹ chỉ nói chứ không làm? - Hình 10

Theo ông Hiebert, Bộ Quốc Phòng VN có thể mua máy bay P3-Orion của Lockheed để tăng cường năng lực giám sát và bảo vệ chủ quyền lãnh hải

PV: Thưa ông, vừa qua tin tức về vụ rớt máy bay trực thăng UH1 khiến dư luận VN đau lòng trước thực tế nhiều trang thiết bị quốc phòng của VN đang rất cũ. Ông có theo dõi chuyện này không?

Chuyên gia Murray Hiebert: Có chứ, nhưng tôi không muốn có những bình luận liên quan đến vụ việc này. Tôi muốn nhắc lại cho bạn nhớ là cách đây hai tháng, Mỹ đã bán những máy bay C130 đã qua sử dụng cho Philippines . Tôi nghĩ là VN cũng có thể mua những thiết bị này của Mỹ.

Ngoài ra, đối với P3-Orion, VN có thể dùng để giám sát từ trên không. Quân đội Mỹ vẫn dùng loại máy bay này để giám sát Biển Đông. Đây là loại máy bay có thể giám sát các hoạt động của những tàu ngầm.

MTG: Trước khi kết thúc cuộc trò chuyện của chúng ta, tôi vẫn bị ám ảnh bởi một câu hỏi, liệu những chiêc máy bay từ những năm 60 có an toàn không?

Chuyên gia Murray Hiebert: Có thể P-8 là sự thay thế tốt hơn. nhưng nhiều nước vẫn còn dùng P-3.

PV: Cám ơn ông vì cuộc trao đổi cởi mở này!

Chú thích của tác giả:

1. Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)

2. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

3. Tiến Sĩ Ashton Carter, một nhà vật lý lý thuyết từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Mỹ. Ông được Tổng Thống Obama đề cử làm người đứng đầu Lầu Năm Góc thay thế cho cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel bị buộc phải từ nhiệm vào cuối tháng 11.2014. Ông Carter đã yêu cầu Thượng viện lùi thời hạn phê chuẩn việc ông làm Tân Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Mỹ đến tháng 2.2015 vì ông bị chấn thương cột sống. Ngày 22.2, ông được Thượng viện Mỹ bỏ phiếu vào vị trí Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ.

.5. Thượng Nghị Sĩ John McCain: Đương kiêm Chủ tịch Ủy ban Quân Vụ Thượng viện Mỹ, từng là cựu tù nhân chiến tranh tại VN. Cùng với TNS John Kerry, ông John McCain vận động chính phủ Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với VN. Ông cũng là một trong những chính khách Mỹ đầu tiên xem Việt Nam là một đối trọng đáng giá trong khu vực mà Mỹ có thể hợp tác để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

John McCain cùng với các ông Jim Webb, Chuck Hagel thuộc lứa quân nhân đầu tiên của Mỹ tham chiến ở VN.

6.Cựu Thượng Nghị Sĩ Richard Lugar, từng làm việc trong Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, là một trong những nhà lập pháp đầu tiên của Mỹ tới VN sau năm 1975.

7. Cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, tác giả của nhiều cuốn sách đề tài chiến tranh bán chạy. Một trong những cuốn tiểu thuyết đáng chú ý của ông là Fields of Fire (Những cánh đồng lửa). Ông Jim Webb có vợ là người Việt Nam

8.Thượng Nghĩ Sĩ John Kerry, đương kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ là người có công hàn gắn quan hệ Việt – Mỹ. Ông là một trong những người tiên phong ủng hộ việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam . Năm 1994, Thượng viện thông qua đề nghị của Kerry và John McCain yêu cầu gỡ bỏ cấm vận Việt Nam.

9. Tại Hội Nghị Shangri-la lần thứ 13, Bộ trưởng Chuck Hagel đăng đàn với những chỉ trích gay gắt Trung Quốc hành động đơn phương, gây bất ổn để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh cam kết của Washington là việc tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương là một thực tế chứ không chỉ là ý định

Tiểu sử ông Murray Hiebert:

Ông Murray Hiebert là nhà nghiên cứu cao cấp, là Phó giám đốc chương trình Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Trung Tâm Chiến Lược và Quốc Tế ở Washington D.C. (CSIS)

Trước khi gia nhập CSIS, ông Murray Hiebert là Phó Giám đốc cấp cao khu vực Đông Nam Á của Phòng Thương Mại Mỹ, nơi ông có nhiệm vụ xúc tiến thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Châu Á.

Ông làm việc cho Phòng Thương Mại Mỹ vào năm 2006, sau khi thôi việc ở tòa soạn tờ Wall Street Journal.

Lúc còn làm phóng viên cho tờ Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall), ông là cây bút chuyên đưa tin tức liên quan thương mại, sở hữu trí tuệ và quá trình Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.

Trước khi được cử đi công tác tại Bắc Kinh, ông Murray Hiebert từng làm việc cho tờ Wall Street Journal , ấn bản Châu Á, và tờ Far Eastern Economic Review (Tạp chí Kinh Tế Viễn Đông) ở Washington, chuyên trách mảng quan hệ đối ngoại của Mỹ với các nước châu Á.

Từ năm 1995 đến 1999, ông Hiebert làm việc cho tờ tạp chí này ở Kuala Lumpur

Ông có nhiều bài viết xung quanh khủng hoảng tài chính châu Á và tường thuật về sự phát triển ở Singapore.

Trong những năm đầu của thập niên 1990, ông được ban biên tập tạp chí biệt phái đến Hà Nội để tường thuật về quá trình cải cách kinh tế của VN.

Ông gia nhập văn phòng của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông vào năm 1986, chuyên trách mảng thông tin về phát triển kinh tế-chính trị ở VN, Cam-pu-chia và Lào.

Theo Một Thế Giới

Hành trình xây cột mốc chủ quyền trong lòng người Việt Nam

Việt Nam là quốc gia biển, công dân Việt Nam là những công dân biển, cột mốc xây dựng ở ngoài khơi, ở tọa độ với các kinh độ, vĩ độ. Nhưng cột mốc chủ quyền biển đảo cũng phải xây dựng trong lòng người dân Việt Nam.

Khi mới ra mắt, triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" có lẽ không được hình dung sức sống dài hơi lâu đến vậy. Rong ruổi qua hơn 15 tỉnh, thành phố, huyện đảo trong suốt 2014, sức sống dài hơi của cuộc triển lãm đặc biệt này được tiếp sức bởi chính tình yêu của người dân đối với hai quần đảo má.u thịt của Tổ quốc.

Ông Đoàn Công Huynh, Vụ trưởng Vụ Thông tin cơ sở, Bộ TT&TT, Phó Trưởng Ban tổ chức triển lãm, khi nhìn lại chặng đường đã đi trong suốt 2014 đã phải thừa nhận rằng những người tổ chức đã gặp "thiên thời, địa lợi, nhân hòa".

Hành trình xây cột mốc chủ quyền trong lòng người Việt Nam - Hình 1

Việt Nam là quốc gia biển, công dân Việt Nam là những công dân biển

"Người ta bảo với những việc đáp ứng công đức của tiề.n nhân, có trách nhiệm với chủ quyền thiêng liêng của đất nước, bảo vệ không gian sinh tồn đời đời của dân tộc, dường như luôn có sự thuận của tự nhiên, trời đất và linh hồn của tổ tiên", ông Huynh dường như suy tư.

Bởi vậy mà tuần trước vừa triển lãm ở Cà Mau, tuần này những người tổ chức đã ra Quảng Ninh, đảo Cô Tô. Tuần này vừa lên vùng núi Cao Bằng, tuần sau đã vào với người dân Kiên Giang...

Trong chặng đường 15 điểm dừng chân đó, triển lãm nhận được sự tiếp sức và sáng tạo của từng địa phương. Từ những tư liệu được trao tặng, địa phương tiếp tục tổ chức nhiều điểm triển lãm di động để người dân tiếp cận các nguồn thông tin tư liệu này dễ dàng và sâu rộng hơn.

Hành trình xây cột mốc chủ quyền trong lòng người Việt Nam - Hình 2
Nhiều người bảo tưởng triển lãm này không có gì mới, nhưng vào xem mới thấy không những có cái mới mà còn hiểu thêm, nắm vững thêm những điều họ có thể chưa thực sự hiểu hết. Ví dụ thủy quân Hoàng Sa khác với hải đội Hoàng Sa thế nào, vì sao trong tư liệu lịch sử cha ông ta gọi Trường Sa là Bắc Hải... Mới thấy biển là của ta, đảo là của ta, ta đã quản lý liên tục, hợp pháp và hòa bình trong lịch sử" - ông Huynh chia sẻ.

Hay vì sao tranh chấp lãnh thổ và các vùng nước phải giải quyết trên cơ sở hòa bình? Hay những khái niệm pháp lý chẳng hạn, rất sâu rộng. Ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi. Cuộc đấu tranh vì độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta phải tiếp tục, nhưng lần này, bắt đầu trước hết là trên cơ sở pháp luật quốc tế với nhiều khái niệm vừa mới vừa khó đối với đại chúng, đòi hỏi hệ thống thông tin truyền thông phải tích cực hơn nữa, chạy đua với thời gian, góp phần nâng cao nhận thức trong công chúng để sớm đạt được hiệu quả về truyền thông, tâm lý và pháp lý.

Triển lãm, một hình thức thông tin cơ sở - tức là đưa thông tin trực tiếp đến người dân - góp phần giải quyết cả 3 vấn đề công khai, công luận và công pháp.

Có những nơi như huyện đảo Phú Quốc, dự định triển lãm diễn ra 7 ngày nhưng sau đó địa phương đề nghị kéo dài thời gian và ban tổ chức đã đồng ý. Có thể thống kê được đã có bao nhiêu người đến xem triển lãm, bao nhiêu đoàn học sinh, cựu chiến binh, thanh niên, phụ nữ... Tuy nhiên, khó thống kê tiếp tục sau đó, bởi vì mỗi nơi triển lãm sẽ thành một "bảo tàng tư liệu" tại địa phương để tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu lâu dài.

Hành trình xây cột mốc chủ quyền trong lòng người Việt Nam - Hình 3

Triển lãm tại Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng

"Thêm một điều không thể thống kê, đó là tình cảm dân tộc trong mỗi con người VN mạnh mẽ thế nào. Chỉ cần một thông tin gì đó về Hoàng Sa, Trường Sa xuất hiện trên truyền thông là ngay lập tức xuất hiện bao nhiêu lượt bình luận, thích, chia sẻ, để thấy thông tin đó quan trọng và được công chúng quan tâm đến mức nào", ông Huynh nói.

Người theo sát hành trình của chuỗi triển lãm từ đó tin rằng có "cảm hứng dây chuyền", thông tin không chỉ đến với người dân, mà chính người dân cũng đem những tư liệu, hiện vật mình có đóng góp vào cho nguồn sử liệu, bằng chứng pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo của VN thêm phong phú.

Hành trình xây cột mốc chủ quyền trong lòng người Việt Nam - Hình 4

Các nữ cảnh sát biển tham quan triển lãm tại Cao Bằng. Ảnh: H.Nhì

Ông Đoàn Công Huynh kể lại câu chuyện khởi đầu khi ông Trần Thắng, một Việt kiều tại Mỹ, trao tặng toàn bộ số bản đồ và các cuốn atlas (do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908, 1919 và 1933) mà anh sưu tầm được. Từ cuộc triển lãm đầu tiên ở Đà Nẵng, nơi có Ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa, sau khi được các nhà nghiên cứu thẩm định giá trị, những tư liệu này đã gia nhập cuộc trưng bày tài liệu, thư tịch cổ liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa của Bộ TT&TT, trở thành một đợt truyền thông có quy mô sâu rộng như hiện nay.

Hành trình xây cột mốc chủ quyền trong lòng người Việt Nam - Hình 5

Bản đồ giá trị nhất trong bộ sưu tập 150 bản đồ do Việt kiều Trần Thắng tặng. Ảnh: Lê Anh Dũng

"Chúng tôi vẫn có mục tiêu là xã hội hóa công việc này, thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 11-12-2012 của Thủ tướng Chính phủ vềtăng cường công tác sưu tầm, thẩm định, công bố, sử dụng các tài liệu, bản đồ, ấn phẩm và khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức đã sưu tầm và hiến tặng tài liệu liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam.Cho đến nay, những đóng góp của đồng bào đều hoàn toàn là tự nguyện", ông Huynh cho biết.

Chu du thế giới

Với tiếng vang bước đầu mà triển lãm tạo ra, những người thực hiện lạc quan có thể giới thiệu những thông tin này tới nhiều đối tượng công chúng hơn nữa, thậm chí có thể xây dựng được như một bảo tàng thực sự về quản lý Hoàng Sa, Trường Sa đương đại.

Hành trình xây cột mốc chủ quyền trong lòng người Việt Nam - Hình 6

Trước hết là kế hoạch đưa triển lãm ra nước ngoài trong năm 2015. Ông Huynh cho rằng, kiều bào là đầu cầu, là "con mắt nhìn ra thế giới", khi tiếp cận được thông tin, họ sẽ tiếp tục đưa những nội dung này đến công chúng nước sở tại mà họ đang sinh sống, bằng cách chuyển ngữ nhiều thứ tiếng khác nữa, sẽ góp thêm tiếng nói, dư luận, tạo sự đồng thuận giữa nhân dân trong nước, bà con kiều bào và cả bạn bè quốc tế đối với quan điểm, đường lối, chủ trương bảo vệ chủ quyền biển đảo của VN.

Đồng thời, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với các cơ quan đại diện, mở rộng giới thiệu triển lãm đến công chúng quốc tế qua các thứ tiếng chủ lực: Việt, Anh, Hoa, Pháp, Tây Ban Nha..., để thu hút sự ủng hộ của dư luận thế giới.

Hành trình xây cột mốc chủ quyền trong lòng người Việt Nam - Hình 7

Khách nước ngoài tham quan triển lãm tại Đà Nẵng. Ảnh: Vũ Trung

Ông Đoàn Công Huynh cũng kỳ vọng thông tin đại chúng phải giúp sức tích cực hơn nữa với thông tin cơ sở để tăng hiệu quả tích cực của triển lãm. Ông Huynh gợi ý các lực lượng thông tin đại chúng và thông tin cơ sở nên khai thác thế mạnh trên cả hai lĩnh vực truyền thông nhanh và truyền thông chậm về sự kiện triển lãm này.

Truyền thông nhanh là đưa tin, phản ánh về sự kiện, cổ động người dân tiếp cận với triển lãm, khai thác được những khía cạnh mới qua từng nội dung các cuộc triển lãm ở cơ sở để dẫn giải, hấp dẫn người xem. Truyền thông nhanh là những gì nặng phần nóng hổi thời sự.

Truyền thông chậm là kiên trì khai thác thông tin tại triển lãm ở trên tất cả các khía cạnh có tính chuyên đề, nặng và sâu hơn, đều đặn và dài hơi hơn, dưới các góc độ khoa học lịch sử, nhận thức pháp lý, tâm thức biển đảo, tâm thức đại dương, môi trường biển, kinh tế biển, ngư trường truyền thống, chiến lược đấu tranh thực địa lâu dài trong hòa bình...

Để khắc phục tình trạng hay sai sót bất cập chỉ vì chạy theo thời sự, tin nóng, truyền thông về chủ quyền biển đảo nói chung, một mặt cần hoan nghênh cả truyền thông nhanh, kịp thời, nhanh nhạy bằng các kênh tiếng, kênh hình vốn mang lại các kết quả nhanh chóng về truyền tin, dễ thấy và trực diện, thu hút quan tâm.

Mặt khác cũng đặc biệt khích lệ truyền thông chậm, về khía cạnh ngoại giao văn hóa, về ngoại giao công chúng trên tất cả các mặt liên quan như -địa kinh tế, địa - chính trị, công pháp quốc tế, sử liệu, văn học nghệ thuật, tâm lý, môi trường, địa chất, kinh tế đại dương, giao thương hàng hải, an ninh an toàn hàng hải khu vực,v.v...Nên nhớ là truyền thông chậm có vai trò rất quan trong trong việc góp phần đấu tranh trên cả 3 lĩnh vực truyền thông, tâm lý và pháp lý lâu dài về vấn đề biển đảo của nước ta hiện nay.

Hành trình xây cột mốc chủ quyền trong lòng người Việt Nam - Hình 8

Ông Đoàn Công Huynh tiết lộ hình thức tổ chức cũng sẽ đổi mới và tiếp tục sáng tạo để hấp dẫn người xem về các giác quan, chẳng hạn, bênh cạnh kênh hình, sao không có kênh tiếng cho sinh động và tăng phần hiệu quả, và, ngoài bản đồ phẳng sao không có thêm bản đồ hình tròn, hình quả đất, và ngoài thông tin lịch sử còn nên cập nhật thêm tình hình quản lý thực tế trên biển, những hiện vật, dấu tích vừa có từ cuộc đấu tranh xung quanh giàn khoan Hải Dương 981, những đóng góp phong phú từ chính bà con ngư dân ta trên biển...Đấy là những hướng có thể phát huy trong tương lai của những cuộc triển lãm này.

"Để không những khẳng định là VN quản lý Hoàng Sa, Trường Sa từ lâu mà ngay lúc này, ngay hôm nay, ta vẫn luôn quản lý liên tục, hợp pháp và hòa bình biển đảo, để ngày sau các thế hệ trẻ sẽ tiếp nối", ông Đoàn Công Huynh nhận định.

Gọi ý tưởng triển lãm này là "sự tri ân tổ tiên để lại cho chúng ta di sản biển đảo, không gian sinh tồn ngày nay, tri ân những người có công sưu tầm tư liệu để truyền lại cho các đời con cháu", Vụ trưởng Vụ Thông tin cơ sở nhận định: Việt Nam là quốc gia biển, công dân Việt Nam là những công dân biển, cột mốc đóng ở ngoài khơi, ở các kinh độ, vĩ độ.

Hành trình xây cột mốc chủ quyền trong lòng người Việt Nam - Hình 9

Bút tích của các em học sinh tại Đà Nẵng khi tham quan triển lãm.

Nhưng cột mốc chủ quyền biển đảo cũng phải đóng trong lòng người dân Việt Nam. Đặc biệt là với thế hệ trẻ, hôm nay ta đóng niềm tin, ý thức và tâm lý để sau này họ tiếp tục công việc đang còn dang dở.

Trong năm 2014, triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" đã được tổ chức ở Hà Nội, TP.HCM, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Quảng Nam, Cà Mau, Cao Bằng, Kiên Giang, Quảng Ninh, và các huyện đảo Cô Tô, Lý Sơn, Trường Sa.

Triển lãm trưng bày các tư liệu khẳng định việc khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam, của các nhà nước Việt Nam từ phong kiến đến XHCN.

Ngoài ra còn có các văn bản hành chính của chính quyền Việt Nam cộng hòa thời kỳ 1954 - 1975, các bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo do Việt Nam và phương Tây công bố từ thế kỷ 17 đến nay...

Đáng chú ý có 4 cuốn atlas do nhà Thanh và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc xuất bản (Trung Quốc địa đồ, Trung Quốc toàn đồ, Trung Quốc bưu chính dư đồ, Trung Hoa bưu chính dư đồ), chỉ rõ cương giới cực Nam của TQ luôn chỉ đến đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
05:43:30 01/10/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
16:44:08 01/10/2024
Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo phi basmati đối với Việt Nam và thế giới
14:28:01 30/09/2024

Tin đang nóng

Minh Dự: được yêu mến vì miếng hài duyên, sắp 'ngã ngựa' vì phốt 'sống lỗi'?
16:15:30 01/10/2024
Lý Nhã Kỳ tỏ thái độ với Negav, khác xa Trường Giang, CĐM phát hiện điều sốc
16:59:57 01/10/2024
Bà Trương Mỹ Lan nói về 2 chiếc Hermes 'bạch tạng': Có tiề.n cũng không mua được, cái tên Trương Mỹ Lan - Chu Lập Cơ nếu không đủ uy tín trên thế giới thì không mua nổi
16:47:16 01/10/2024
Em họ của chồng xin ở nhờ, nửa đêm tôi chế.t sững trước cảnh 'nóng mắt' của hai người
19:09:42 01/10/2024
Danh sách sao Vbiz xuất hiện trong nhóm content bẩn của Negav bị lộ, người trong cuộc lần lượt lên tiếng!
20:47:54 01/10/2024
Ngọc Hiệp "Cô gái xấu xí" tuổ.i 59: Thích đi phượt, viên mãn bên chồng
19:44:10 01/10/2024
Bằng Kiều mong vợ cũ cưới chồng mới, nhưng mẹ anh lại không muốn vì lý do này
20:53:03 01/10/2024
Vợ Quách Phú Thành sống trong nhung lụa nhưng vẫn bị chồng từ chối một điều
19:59:14 01/10/2024

Tin mới nhất

Quan chức Mỹ: Không có 'khả năng kỳ diệu' nào có thể thay đổi cục diện xung đột Ukraine

18:34:05 01/10/2024
Vào tuần trước, theo một báo cáo của Bloomberg, các quan chức phương Tây không tin kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky sẽ tạo ra bước đột phá trong cuộc xung đột do thiếu các yếu tố bất ngờ.

Người dân Brazil phải đeo lại khẩu trang vì khói mù do cháy rừng bao phủ

17:38:50 01/10/2024
Theo Viện Thăm dò Datafolha (Brazil), ít nhất 40% dân số ở các thành phố như Sao Paulo và Belo Horizonte và 29% dân số ở thành phố Rio de Janeiro cho biết sức khỏe của họ bị ảnh hưởng rất nhiều do ô nhiễm không khí.

Gói kích thích của Trung Quốc - thuố.c đặc trị hay chỉ là liều giảm đau

17:36:22 01/10/2024
Ông Tianchen Xu, chuyên gia kinh tế của Economist Intelligence Unit, nhận định gói kích thích mới đây là "một dấu mốc cho thấy tư duy chính sách đã thay đổi .

Nhánh chính sông Amazon cạn trơ đáy

16:41:45 01/10/2024
Các nhà môi trường cho biết biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu không chỉ khiến các con sông ở Amazon cạn nước mà còn gây các vụ cháy rừng chưa từng có, phá hủy thảm thực vật khô cằn.

Quốc hội Nhật Bản bầu ông Shigeru Ishiba làm Thủ tướng

16:39:06 01/10/2024
Ông Shigeru Ishiba được bầu vào Hạ viện 12 lần, từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nông nghiệp, Bộ trưởng Tái thiết khu vực và Tổng Thư ký LDP.

Mỹ tăng viện trợ cho liên minh chống IS

16:28:31 01/10/2024
Trong số này, 148 triệu USD hỗ trợ để đảm bảo an ninh biên giới cũng như chống khủn.g b.ố ở khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara và Trung Á; 168 triệu USD dành cho quỹ an ninh tại Iraq và Syria.

Fed đề ngỏ khả năng tiếp tục giảm lãi suất

16:15:59 01/10/2024
Tuy nhiên, ông Powell cũng lưu ý đây không phải là con đường định sẵn và các dữ liệu sẽ được đán.h giá đầy đủ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đồng loạt từ chức

15:48:56 01/10/2024
Đây là động thái mở đường cho việc thành lập chính phủ mới do tân Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, ông Shigeru Ishiba, dẫn đầu.

Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Liban có thể làm gì nếu xảy ra xung đột biên giới?

15:35:12 01/10/2024
Nghị quyết 1701 của HĐBA LHQ cho phép các binh sĩ gìn giữ hòa bình giúp quân đội Liban đảm bảo không có giao tranh xảy ra tại khu vực làm nhiệm vụ cũng như không bị xâm phạm bởi các lực lượng vũ trang không thuộc nhà nước Liban.

Bỉ hủy mọi chuyến bay thương mại khởi hành tại 2 sân bay chính do đình công

15:30:48 01/10/2024
Trong khi đó, tại sân bay Charleroi, lệnh hủy chuyến cũng đã được đưa ra với khoảng 100 chuyến bay dự kiến khởi hành. Tuy nhiên, những chuyến bay hạ cánh không bị ảnh hưởng.

Mỹ siết chặt lệnh cấm tị nạn tại biên giới với Mexico

15:25:52 01/10/2024
Tổng thống Biden đã ban hành lệnh cấm tị nạn trong tháng 6 năm nay nhằm giảm số người di cư vượt biên trái phép, vốn đang ở mức kỷ lục.

Chính phủ Yemen lên án cuộc không kích của Israel tại Hodeidah

15:23:12 01/10/2024
Theo thông tin từ Bộ Y tế do lực lượng Houthi quản lý, cuộc không kích của Israel tại Hodeidah đã khiến 5 người thiệ.t mạn.g và 57 người bị thương, trong đó nhiều người đang trong tình trạng nguy kịch.

Có thể bạn quan tâm

Thu Trang chính thức lên tiếng khi chồng Phương Lan nhắc tên trong lùm xùm bị nó.i xấ.u

Sao việt

22:05:40 01/10/2024
Chiều 1/10, tại buổi họp báo giới thiệu phim điện ảnh Cô dâu hào môn, Thu Trang chính thức lên tiếng khi bỗng dưng bị đàn em nhắc tên trong lùm xùm nó.i xấ.u và bị nó.i xấ.u trên mạng xã hội.

Triển khai thành công kỹ thuật chụp động mạch vành qua da

Sức khỏe

22:02:04 01/10/2024
Chụp động mạch vành qua da là thủ thuật cơ bản và sử dụng rộng rãi trong các quy trình can thiệp về tim mạch với mục đích đán.h giá toàn bộ hệ động mạch vành.

Ngôi sao số 1 Việt Nam - người duy nhất không sợ bị vạ miệng hồi "trẻ trâu", nhân cách là thứ không thể phủ nhận!

Nhạc việt

22:01:46 01/10/2024
Ngôi sao này đã luôn được ca ngợi hết mình vì nhân cách vàng và EQ cao xuyên suốt hơn 1 thập kỷ trong showbiz.

Diễn biến mới về cuộc đấu tố giữa NewJeans và tập đoàn giải trí số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

21:58:17 01/10/2024
Ngày 30/9, Uỷ ban Lao động và Môi trường đã thông qua yêu cầu triệu tập Hanni (người tham chiếu) và CEO đương nhiệm của ADOR là Kim Joo Young (nhâ.n chứn.g) vào hôm 25/10 tới.

Thương vợ đau bụng nên mình tôi về giỗ mẹ, nào ngờ tiếng nhạc chát chúa từ điện thoại của con gái khiến cả nhà 'ngã ngửa'

Góc tâm tình

21:56:14 01/10/2024
Lúc này, cả nhà với ngã ngửa . Hóa ra vợ tôi chẳng đau bụng gì hết. Cô ấy chỉ viện cớ như vậy để không phải về quê ăn giỗ mẹ chồng.

Điểm 10 cho cameraman của Anh Trai Chông Gai: Góc máy quá ảo như đang xem MV bom tấn Hàn Quốc, MXH "phát cuồng"!

Tv show

21:47:05 01/10/2024
Công diễn 5 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đang làm cộng đồng fan Kpop điên đảo , được ví như EXO, DBSK Việt Nam.

Uyên Endy 'bạn gái' Ngô Kiến Huy, khoe dáng nuột, cơ ngơi 'chanh sả'?

Trẻ

21:32:09 01/10/2024
Uyên Endy tên thật là Nguyễn Thu Uyên, sinh năm 1997. Cô là một hot girl có gần 20 nghìn người theo dõi trên mạng xã hội. Cô không hoạt động nghệ thuật, mà hiện tại, cô nàng đang có công việc kinh doanh riêng.

Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chế.t tại Khu du lịch Vườn Xoài

Tin nổi bật

21:22:34 01/10/2024
Tại tỉnh Long An xác định có 3 nhân viên vườn thú Mỹ Quỳnh tiếp xúc trực tiếp hổ. Tại tỉnh Đồng Nai, thông tin nhanh sơ bộ có khoảng 30 người tiếp xúc với hổ.

Trương Mỹ Lan đổi ý xoành xoạch, xin rồi bán, cái kết cho túi Hermes gây bất ngờ

Xã hội

21:18:00 01/10/2024
Tại phiên xét xử mới nhất của vụ án Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan tiếp tục nói về 2 chiếc Hermès bạch tạng. Bà cho rằng, có tiề.n cũng không mua được dòng túi rất hiếm này.

Tiểu thư Harper nhà Beckham có một khuyết điểm trên gương mặt, dùng cách giống Ánh Viên để cải thiện nhan sắc

Netizen

21:13:00 01/10/2024
Sinh ra là con gái út của danh thủ lừng lẫy David Beckham và nữ hoàng thời trang kiêm thành viên nhóm nhạc Spice Girls nổi tiếng Victoria, từ khi còn nhỏ, cô bé Harper Beckham đã nhận được nhiều sự chú ý từ người hâm mộ

Sean "Diddy" Combs sẽ không chấp nhận thỏa thuận nhận tội

Sao âu mỹ

20:55:26 01/10/2024
Sean Diddy Combs tự tin rằng bản thân sẽ được tuyên án không có tội sau khi bị truy tố với nhiều tội danh liên quan đến tìn.h dụ.c.